[Giải đáp ngay] Răng khểnh là gì? Có nên niềng răng khểnh không?
Răng khểnh nằm ở vị trí số 3 trong cung hàm và nhiều người cho rằng nó giúp tạo nên nụ cười duyên dáng và đẹp hơn. Tuy nhiên, bạn cũng có thể gặp rắc rối với chiếc răng này nếu vệ sinh không kỹ càng. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho người đọc những thông tin cần thiết về chiếc răng đặc biệt này. Đồng thời giải đáp các thắc mắc như có nên nhổ bỏ hay niềng răng khểnh không.
Răng khểnh là gì?
Chắc chắn rằng, khái niệm răng khểnh không còn quá xa lạ với nhiều người. Thông thường, một người trưởng thành có 32 chiếc răng bao gồm: Răng cửa, răng nanh, răng hàm và răng tiền hàm. Trong đó, chiếc răng này thuộc nhóm răng nanh, nằm ở vị trí số 3 trên cung hàm. Tuy nhiên chúng không mọc thẳng đều với các răng khác mà chếch ra bên ngoài. Do trong quá trình thay răng, các răng vĩnh viễn mọc lên sai vị trí, sắp xếp lệch lạc khiến vị trí của răng nanh cũng mọc lệch, thậm chí nằm hẳn ra phía ngoài cung hàm.
Nhiều người cho rằng đó là nét duyên mà không phải ai cũng có được, đặc biệt là với những người phụ nữ. Trong khi đó, trên khuôn hàm, mỗi chiếc răng đều giữ chức năng riêng như: Răng cửa thì giữ nhiệm vụ cắn thức ăn, răng nanh thì xé, còn răng hàm thì nghiền nát thức ăn. Răng nanh trong trường hợp mọc lệch trở thành răng khểnh không những không thể đảm bảo chức năng, thậm chí dẫn đến sai khớp cắn và nguy cơ gây ra nhiều bệnh lý răng miệng. Ngoài ra, trong những trường hợp sở hữu chiếc răng này mọc chếch ra ngoài quá nhiều sẽ tạo ra một sự chen chúc kém duyên.
Chiếc răng này thường chỉ xuất hiện ở hàm trên và mọc trong độ tuổi thay răng từ 12 -13 tuổi. Đa số các trường hợp đều là mọc một bên nhưng cũng có trường hợp mọc chiếc răng này ở cả 2 bên. Điều này phụ thuộc vào cấu trúc cung hàm của từng người cũng như mức độ lệch lạc của mầm răng vĩnh viễn.
Ngoài ra, có một điều cần chú ý đó là chiếc răng này cũng dễ gãy và vỡ hơn những chiếc răng bình thường khác khi có những tác động từ bên ngoài. Bởi vậy, những người sở hữu chiếc răng này cần bảo vệ và chăm sóc chúng thật cẩn thận.
Đọc thêm:
- [Tìm hiểu ngay] Răng khấp khểnh là gì? Cách khắc phục hiệu quả
Giải thích nguyên nhân xuất hiện chiếc răng này
Được biết đây là một trong những dạng răng lệch lạc xuất hiện trên khuôn hàm, nguyên nhân thường do những lý do sau:
- Bị mất răng sữa sớm: Răng sữa không tồn tại vĩnh viễn nhưng lại giữ vai trò vô cùng quan trọng trong khoảng 10 năm đầu đời của trẻ. Chúng vừa hỗ trợ cho việc ăn nhai của bé vừa giúp định hướng các răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí và đảm bảo tính thẩm mỹ. Thông thường, thời điểm thay răng nanh sữa ở giai đoạn 10 – 12 tuổi. Còn nếu các răng nanh sữa này rụng trước hoặc sau khoảng thời gian trên, răng vĩnh viễn có thể mọc chen lấn vị trí của nhau.
- Yếu tố di truyền: Theo nghiên cứu, hàm răng là tình trạng có tỷ lệ di truyền rất cao. Nếu trong gia đình bạn có bố mẹ hay ông bà sở hữu những chiếc răng này thì khả năng cao con cũng sẽ có.
- Do các thói quen xấu từ hồi nhỏ: Nguyên nhân làm xuất hiện những chiếc răng đặc biệt này cũng có thể do các tật xấu của bé như đẩy lưỡi, mút ngón tay, nghiến răng,.. Từ đó làm vòm hàm nhỏ hẹp hơn hoặc xô đẩy vị trí các răng.
- Thiếu chất: Ngoài ra, một yếu tố vô cùng quan trọng phải nhắc đến là sự thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng với quá trình hình thành cấu trúc xương hàm như vitamin C, D, K,…
Niềng răng khểnh nên hay không nên?
Đây là chiếc răng nanh mọc lệch ra khỏi cung hàm chuẩn, chếch cao lên phía trên. Răng này thường tạo với 2 răng kế cận thế kẽ 3 răng rất nguy hiểm. Kẽ răng này dễ bị nhét thức ăn mà không thể làm sạch triệt để chỉ với cách đánh răng thông thường.
Các mảng bám này tích tụ lâu ngày gây mùi khó chịu và trở thành cao răng. Sau đó sẽ hình thành nên sâu răng, hoặc các bệnh lý răng miệng khác như viêm nướu, nha chu. Thông thường khi phát hiện được bệnh thì đã ở giai đoạn nặng và khó điều trị. Bởi vậy nếu sở hữu những chiếc răng này bạn sẽ phải đối mặt với nhiều nguy hiểm, nghiêm trọng có thể dẫn đến tiêu xương, áp xe và viêm tủy làm mất răng hoàn toàn.
Bên cạnh đó, không phải lúc nào chiếc răng này cũng tạo nên một nên một nụ cười đẹp và duyên dáng. Bởi có những chiếc răng mọc chếch quá nhiều ra bên ngoài còn gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Nếu so sánh những nguy cơ có thể gặp phải phía trên với sự duyên dáng mà chiếc răng này mang lại là hoàn toàn không đáng kể. Đó cũng là lý do mà tất cả các nha sĩ đều khuyên nên niềng chúng để có thể bảo vệ hàm răng của bạn trước các bệnh lý.
Trường hợp nào nên nhổ bỏ răng khểnh?
Có nhiều người cho rằng để tránh các nguy hại cho răng miệng, chỉ cần nhổ bỏ những chiếc răng này là được. Tuy nhiên những chiếc răng này thuộc nhóm răng nanh nên cũng có chức năng giống như những chiếc răng khác trong cung hàm. Cụ thể là đảm bảo chức năng ăn nhai, quan trọng nhất là giúp cắn, xé nhỏ thức ăn, nhờ đó giảm bớt sức nặng cho răng cửa.
Bởi vậy thông thường các bác sĩ sẽ không khuyên bạn nhổ bỏ chiếc răng này mà nên niềng răng để điều chỉnh khớp cắn đúng và phòng ngừa các bệnh lý về răng miệng. Chỉ trong các trường hợp những chiếc răng này bị sâu hoặc gây viêm nha chu quá nặng không thể bảo tồn được, bạn mới cần nhổ bỏ vĩnh viễn chiếc răng này. Điều này nhằm tránh trường hợp nó gây hại đến những chiếc răng khác xung quanh.
Nhổ những chiếc răng này chỉ là một tiểu phẫu đơn giản, không quá phức tạp hay có bất kỳ nguy hại nào cho sức khỏe nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Người bệnh chỉ cần lưu ý chọn đúng địa chỉ uy tín để giúp quá trình này diễn ra suôn sẻ và an toàn.
Một số lưu ý giúp chăm sóc răng miệng thật tốt
Để có được hàm răng đều đẹp, khỏe mạnh, nhất là đối với người sở hữu những chiếc răng khểnh thì cần phải đặc biệt lưu ý đến việc chăm sóc răng miệng. Dưới đây là bí quyết để bạn có được hàm răng trắng sáng và nụ cười tỏa nắng thu hút mọi ánh nhìn. Cụ thể:
- Lựa chọn đúng loại bàn chải đánh răng có lông mềm và chú ý thay bàn chải định kỳ 2 – 3 tháng/lần.
- Sử dụng các loại kem đánh răng có chứa Fluoride để ngăn ngừa sâu răng và giúp bảo vệ răng tốt hơn. Tuy nhiên nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn liều lượng phù hợp, tránh lạm dụng vì có thể khiến răng đổi màu.
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, đặc biệt là vào buổi sáng khi thức dậy và tối trước khi đi ngủ. Trung bình mỗi lần nên chải răng 2 – 3 phút, chải nhẹ nhàng theo vòng tròn lần lượt từ ngoài vào trong.
- Sau khi đánh răng nên dùng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng và ngậm khoảng 30 giây để loại bỏ mảng bám còn sót lại. Đồng thời giúp ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ trên răng.
- Bên cạnh đó, bạn nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng, đặc biệt là vị trí răng khểnh tiếp giáp với các răng bên cạnh. Điều này nhằm ngăn ngừa thức ăn giắt lại ở răng lâu ngày gây sâu răng.
- Có chế độ ăn uống khoa học bằng cách bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và canxi. Đồng thời hạn chế uống nước có ga và ăn quá nhiều đồ ngọt.
- Không nên hút thuốc bởi theo nghiên cứu những người thường xuyên hút thuốc dễ gặp các vấn đề về răng nướu hơn người bình thường.
- Ngoài ra, bạn nên đi thăm khám nha khoa định kỳ, trung bình là 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện các vấn đề và có hướng xử lý kịp thời.
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến răng khểnh, hy vọng có ích cho những người đang sở hữu nó. Mặc dù chiếc răng này có thể giúp các bạn có một nụ cười duyên dáng hơn nhưng lại tiềm tàng rất nhiều mối nguy. Bởi vậy bạn nên chú ý chăm sóc thật kỹ càng, đồng thời đi khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ xem có nên giữ lại hay không. Chúc các bạn luôn có một hàm răng đẹp và khỏe mạnh để tự tin nở nụ cười.
Tìm hiểu ngay:
- Răng hàm là gì? Chức năng và một số vấn đề thường gặp phải
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!