Răng nanh là răng số mấy? Cấu tạo và chức năng của răng này như thế nào?

Răng nanh nằm ở vị trí rất quan trọng trong hàm răng, nó cũng là yếu tố giúp nâng đỡ môi, quyết định đến đường nét của khuôn mặt. Tuy nhiên trong một số trường hợp răng nanh mọc ngầm hoặc mọc lệch, gây ra nhiều ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe của chúng ta. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về chiếc năng này trong bài viết sau đây.

Răng nanh là răng số mấy, đặc điểm là gì?

Bộ răng vĩnh viễn của con người trưởng thành gồm 32 chiếc và chia đều ở hàm trên, hàm dưới. Mỗi hàm sẽ có đủ răng cửa, răng nanh và răng hàm nhỏ, răng hàm lớn. Răng nanh thuộc nhóm răng phía trước, nằm ở vị trí thứ 3 từ răng cửa mỗi bên hướng vào trong. Đây chính là răng số 3 với nhiều cấu trúc khác biệt, đóng vai trò quan trọng nhất trên cung hàm.

Răng nanh thuộc nhóm răng phía trước, nằm ở vị trí thứ 3 từ răng cửa mỗi bên
Răng nanh thuộc nhóm răng phía trước, nằm ở vị trí thứ 3 từ răng cửa mỗi bên

Biểu hiện mọc răng nanh ở trẻ sơ sinh là bé quấy khóc, sốt nhẹ và chán ăn. Răng thường mọc trong khoảng 2 – 3 tháng và gây sốt cho trẻ trong khoảng 3 – 4 ngày và sẽ tự khỏi nên cha mẹ không cần quá lo lắng.

Răng số 3 nằm ở vị trí chuyển tiếp các nhóm răng trước và nhóm răng trong nên hình dạng của răng cũng có sự giao thoa.

  • Răng nanh sẽ giống một phần răng cửa, một phần giống răng cối nhỏ.
  • Phần thân răng nanh sẽ dày hơn răng cửa và mỏng hơn răng cối.
  • Ngoài ra, mặt nhai răng số 3 không bằng như răng cửa.
  • Không có phần gờ rãnh như răng cối mà sẽ có độ nhọn của răng cối cùng hình dáng dài mảnh như rìa răng cửa.

Cấu tạo của răng nanh

Răng số 3 cũng có cấu trúc của răng tự nhiên với những thành phần chính là men răng, ngà răng và tủy răng. Mỗi bộ phận của răng nanh sẽ có những đặc điểm riêng như sau:

  • Men răng: Men răng là lớp bao phủ phần thân răng và được tạo nên từ 96% chất vô cơ, 3% là nước và 1% chất hữu cơ. Men răng được đánh giá là phần cứng nhất của cơ thể.
  • Ngà răng: Ngà răng nằm phía trong của men răng và được cấu tạo từ 770% chất vô cơ, 20% chất hữu cơ, nước. Ngà răng khá xốp, có màu vàng nhẹ và chiếm phần lớn khối lượng của răng. Phía bên trong ngà răng có chứa tủy răng và buồng tủy.
  • Tủy răng: Chúng được hình thành từ các sợi thần kinh, mô liên kết và mạch máu của răng. Tủy răng giúp cung cấp dưỡng chất cần thiết để nuôi răng, một răng có thể có 1 – 4 ống tủy.

Răng nanh được đánh giá là răng ổn định nhất trên cung hàm của con người. Ngoài ra vì chân răng dài và khỏe nhất nên chúng được giữ chắc trong xương ổ răng. Độ nhô theo chiều từ ngoài vào trong giúp răng nhanh được bảo vệ tốt nhờ cơ chế tự làm sạch.

Chức năng của răng số 3

Răng nanh đóng vai trò vô cùng quan trọng và có thể đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau. Các chức năng có thể kể đến là định hình khớp cắn, ăn nhai, tạo thẩm mỹ cho khuôn mặt. Cụ thể:

  • Răng số 3 có chắc và có thể chịu được lực mạnh nên có thể giúp cắn xé, nhai thức ăn khá tốt. Đồng thời răng nanh cũng đóng vai trò như một cơ cấu giảm chấn động.
  • Với vị trí nằm ở 4 góc của 4 vùng răng, răng nhanh được biết đến với nhiệm vụ nâng đỡ cơ mặt.
  • Răng số 3 cũng có tác dụng quan trọng trong việc định hướng vận động tiếp xúc của hàm dưới, giúp định hình khớp cắn.
  • Giúp giảm những tác động mạnh lên hàm, bảo vệ răng khác khỏi những nguy cơ gây tổn thương.
  • Răng nanh cũng đóng vai trò quan trọng trong thẩm mỹ khuôn mặt vì chúng sẽ hiện ra khi mỉm cười. Vậy nên vị trí, hình dạng và kích thước của răng sẽ quyết định sự cân đối và hài hòa của khuôn mặt.
Cắn xé, nhai thức ăn
Răng số 3 có chắc và có thể chịu được lực mạnh nên có thể giúp cắn xé, nhai thức ăn

Các vấn đề thường gặp ở răng số 3

Hàm răng người có tính đối xứng, ở ¼ hàm, các răng đều có đôi cạnh nhau để thay thế nếu 1 trong 2 răng có vấn đề. Tuy nhiên răng nanh lại không như vậy, khi một chiếc răng nanh mất đi thì sẽ không có chiếc răng nào thay thế. Bạn nên chú ý khi gặp những vấn đề sau thì nên đến địa chỉ nha khoa uy tín để bác sĩ tư vấn điều trị:

  • Răng nanh bị mẻ, vỡ hoặc răng sâu, viêm tủy, mòn men cần ưu tiên trám răng, chữa tủy hoặc bọc sứ.
  • Nếu nghiêm trọng thì cần nhổ răng, sau khi nhổ nên tham khảo trồng răng, cầu răng sứ hoặc răng giả tháo lắp.
  • Nếu răng mọc lệch, mọc chìa, khểnh thì nên niềng răng, chỉnh nha để đưa chúng về đúng với vị trí cũng như thẳng đều với răng khác.

Mặc dù răng nanh giúp bạn duyên dáng hơn nhưng trong nhiều trường hợp bạn sẽ cần đến sự can thiệp của nha khoa để đảm bảo răng đều và đẹp.

Một số câu hỏi xung quanh răng nanh

Những thắc mắc như răng nanh mọc ngầm có sao không, răng nanh có phải răng khểnh không,…. được nhiều người quan tâm. Hãy cùng Viện Nha Khoa tìm hiểu và giải đáp ngay sau đây.

Răng nanh có phải răng khểnh không?

Đây là thắc mắc của rất nhiều người và nhiều người bị nhầm lẫn giữa hai răng này. Thực tế cả hai răng đều được gọi là răng số 3 tuy nhiên vị trí mọc của răng sẽ quyết định đó là răng nanh hay răng khểnh.

Nếu răng số 3 mọc bình thường trên cung hàm, không bị lệch thì đó là răng nanh. Nhưng nếu răng mọc lệch và nhô ra thì được gọi là răng khểnh.

Răng nanh nếu mọc lệnh thì gọi là răng khểnh
Răng nanh nếu mọc lệnh thì gọi là răng khểnh

Nhiều người cho biết răng khểnh giúp nụ cười duyên dáng hơn và gây ấn tượng với người đối diện. Nhưng các chuyên gia nha khoa cho rằng, răng khểnh khiến việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn và có thể gây ra nhiều bệnh lý về răng miệng.

Răng nanh mọc ngầm có nguy hiểm không, có nên nhổ bỏ không?

Răng số 3 mọc ngầm khi nó có trong xương hàm nhưng không mọc ra bên ngoài xương hàm. Răng nanh mọc ngầm nếu không được điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho răng như lệch đường giữa, dính khớp, nâng thân răng,… Tuy nhiên chỉ trong trường hợp không thể giữ lại thì bác sĩ mới chỉ định nhổ bỏ. Còn những trường hợp khác bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp như kéo răng ra ngoài, sắp xếp lại răng,…

Hiện nay tại các địa chỉ nha khoa thực hiện điều trị răng mọc ngầm như sau:

  • Phẫu thuật bộc lộ răng nanh ngầm: Phương pháp này dùng trong trường hợp răng mọc ngầm hoặc chậm mọc, mọc lệch chỗ trong niêm mạc.
  • Chỉnh nha sắp xếp lại vị trí răng: Khi đã bộc lộ răng, các nha sĩ sẽ chỉnh nha để răng mọc đúng trên cung hàm, không làm co lợi viền.

Có nên nhổ răng nanh không?

Răng nanh đóng vai trò khá quan trọng vậy nên nếu răng mọc bình thường và không có vấn đề gì nghiêm trọng thì không cần thiết phải nhổ răng. Nhưng trong một số trường hợp răng số 3 gặp các vấn đề sau đây thì bạn nên nhổ bỏ:

  • Răng bị viêm tủy.
  • Răng sâu.
  • Răng bị vỡ mẻ, gặp chấn thương.
  • Răng số 3 mọc lệch ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Đến nha khoa kiểm tra
Một số trường hợp cần nhổ răng để đảm bảo thẩm mỹ cũng như sức khỏe răng miệng

Tốt nhất bạn nên đến địa chỉ nha khoa uy tín để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn xem có nên nhổ răng hay không. Việc nhổ răng cũng cần đảm bảo an toàn và có những kỹ thuật hiện đại kèm theo. Bạn không nên tự ý nhổ răng tại nhà vì có thể sẽ khiến sức khỏe răng miệng bị ảnh hưởng.

Đọc thêm:

Lưu ý khi chăm sóc răng

Răng nói chung và răng nanh nói riêng nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ bị hư hại. Vậy nên bạn cần lưu ý một số vấn đề sau khi chăm sóc sức khỏe răng miệng.

  • Chọn kem đánh răng: Nên chọn kem có chứa fluor để phòng ngừa sâu răng. Ngoài ra bạn cũng nên chú ý đến những chức năng khác như làm trắng răng, gây tê, kiểm soát cao răng,… Cuối cùng là chọn mùi vị mà bạn yêu thích.
  • Xử lý răng bị gãy: Khi răng bị gãy, sứt mẻ,… bạn hãy đến ngay địa chỉ nha khoa uy tín để được bác sĩ tư vấn trám răng hoặc nhổ bỏ răng.
  • Lấy cao răng định kỳ: Việc lấy cao răng không làm ảnh hưởng đến cao răng vậy nên bạn nên thực hiện lấy cao răng định kỳ mỗi năm để đảm bảo sức khỏe răng chắc khỏe.
  • Dùng chỉ nha khoa: Nếu có thể bạn hãy dùng chỉ nha khoa để loại bỏ những thức ăn còn trong kẽ răng.
  • Khám nha khoa: 6 tháng 1 lần bạn nên đi khám nha khoa để sớm biết được những vấn đề xung quanh răng miệng của mình. Từ đó sớm có hướng giải quyết và tránh những ảnh hưởng xấu.

Trên đây là toàn bộ những vấn đề xung quanh răng nanh. Đây là răng đóng vai trò quan trọng trên cung hàm vậy nên bạn nên chú ý chăm sóc thật tốt. Nếu muốn đóng góp thông tin hoặc có bất kỳ thắc mắc nào bạn có thể để lại bình luận dưới bài viết để được các chuyên gia của chúng tôi giải đáp.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Implant - Hà Nội: Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0963.526.780

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 989.518.448

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental Implant - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Implant - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309