Bị Sưng Nướu Răng Trong Cùng Hàm Trên Có Là Dấu Hiệu Nguy Hiểm?

Bị sưng nướu răng trong cùng hàm trên không phải là một hiện tượng hiếm gặp. Theo các chuyên gia nha khoa, tình trạng sưng nướu tại vị trí này có thể chính là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề về răng miệng. Do đó, chúng ta tuyệt đối không nên chủ quan và hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân để có biện pháp khắc phục sớm.

Nguyên nhân bị sưng nướu răng trong cùng hàm trên

Răng trong cùng hàm trên ở người trưởng thành chính là răng số 7 hoặc số 8 (răng khôn). Vùng lợi tại vị trí răng này rất dễ bị tác động bởi chế độ chăm sóc răng miệng kém khoa học, một số bệnh lý về răng miệng và cả hiện tượng mọc răng khôn.

Hiện tượng sưng nướu hàm trên có thể khởi phát do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có cả yếu tố bệnh lý và sinh lý. Cụ thể:

  • Viêm nướu: Viêm nướu là nguyên nhân phổ biến gây sưng nướu răng hàm trên và cả hàm dưới. Bệnh lý này thường khởi phát do thói quen do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ. Khi đó, vi khuẩn gây hại có thể tấn công các vết thương hở có sẵn ở nướu hoặc tích tụ trên bề mặt răng cùng với mảng thức hình thành mảng bám và khiến lợi sưng viêm.
  • Viêm nha chu: Một trong những triệu chứng viêm nha chu điển hình nhất chính là sưng lợi tại hàm dưới và hàm trên. Bên cạnh đó, người bệnh còn xuất hiện một số dấu hiệu khác đi kèm là chảy máu chân răng, hơi thở có mùi, xuất hiện ổ mủ ở chân răng.
Viêm nha chu có thể là nguyên nhân khiến bạn bị bị sưng nướu răng trong cùng hàm trên
Viêm nha chu có thể là nguyên nhân khiến bạn bị bị sưng nướu răng trong cùng hàm trên
  • Mọc răng khôn: Bị sưng nướu răng trong cùng hàm trên cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo răng khôn đang mọc. Bên cạnh triệu chứng sưng viêm nướu, người bệnh còn xuất hiện cảm thấy đau nhức, khó nuốt, sốt, thậm chí là sưng má. Trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch hoặc bị lợi trùm thì rất dễ dẫn đến viêm nhiễm.
  • Thiếu chất: Khi cơ thể bị thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin C, B và E thì có thể khiến nướu bị sưng. Bởi đây đều là những dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng nướu khỏe mạnh. Đặc biệt, việc thiếu vitamin C có thể dẫn đến bệnh scorbut. Đây là căn bệnh mãn tính tương đối nghiêm trọng gây thiếu máu, suy nhược cơ thể, chảy máu tự phát, đau ở các chi, đôi khi gây viêm loét lợi và rụng răng.
  • Mang thai: Sưng, đau lợi trong cùng hàm trên cũng không thể loại trừ nguyên nhân do cơ thể thay đổi nội tiết tố khi đang mang thai. Lượng hormone thay đổi có thể làm tăng lượng máu tới lợi, khiến nướu dễ bị kích ứng, sưng viêm.
  • Do nhiễm trùng: Một số bệnh lý nhiễm trùng cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến sưng nướu trong cùng hàm trên. Trong đó, phổ biến nhất là bệnh Herpes miệng, tưa lưỡi, sâu răng gây áp xe răng.

Triệu chứng khi bị sưng nướu răng trong cùng hàm trên

Những triệu chứng xuất hiện khi bị sưng nướu răng trong cùng hàm trên thường giống như viêm nướu. Ngoài ra, tùy vào nguyên nhân làm khởi phát mà tình trạng này còn đi kèm những dấu hiệu khác nhau.

Theo các chuyên gia nha khoa, các triệu chứng sưng nướu răng trong cùng hàm trên thường gặp nhất sẽ bao gồm:

  • Nướu răng bị sưng, phù nề, xung huyết và đau âm ỉ gây khó khăn trong hoạt động ăn uống và giao tiếp. Đặc biệt, khi sử dụng thực phẩm cứng, cường độ đau sẽ tăng lên đáng kể.
  • Chảy máu chân răng khi nhấn nhẹ vào phần nướu răng bị sưng hoặc khi vệ sinh răng miệng bằng bàn chải hay chỉ nha khoa.
  • Hôi miệng.
  • Quan sát thấy thân răng có dài hơn so với bình thường do nướu răng xung quanh bị viêm dẫn đến tụt nướu.
  • Khi tình trạng sưng lợi trong cùng hàm trên trở nặng có thể nghiêm trọng dẫn đến viêm nha chu gây mất răng, sốt và nổi hạch.
Nướu răng hàm trên bị sưng gây cảm giác đau rát, khó chịu
Nướu răng hàm trên bị sưng gây cảm giác đau rát, khó chịu

Chú ý: Không phải bất cứ ai bị sưng nướu răng trong cùng hàm trên đều xuất hiện các triệu chứng nêu trên. Tốt nhất, khi có dấu hiệu bất thường ở khu vực nướu tại vị trí răng này, người bệnh cần đến phòng khám nha khoa để được bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng và can thiệp điều trị.

Bị sưng nướu răng trong cùng hàm có phải dấu hiệu nguy hiểm?

Đối với tình trạng sưng nướu răng hàm trên là do chế độ ăn uống thiếu hụt dinh dưỡng hay vệ sinh răng miệng không sạch sẽ thì hoàn toàn không gây ra biến chứng nguy hiểm. Lúc này, bạn chỉ cần điều chỉnh lại thói quen ăn uống, sinh hoạt sao cho phù hợp để giúp tình trạng sưng viêm nhanh thuyên giảm.

Ngược lại, nếu hiện tượng sưng, đau đau lợi trong cùng hàm trên khởi phát do các bệnh lý răng miệng thì bạn tuyệt đối không được chủ quan xem nhẹ. Việc không điều trị sớm tình trạng này chắc chắn sẽ khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, phức tạp hơn.

Các hậu quả mà người bị sưng nướu hàm trên có thể đối mặt là:

  • Tình trạng sưng nướu do bệnh lý về lâu dài sẽ khiến cho chức năng ăn nhai suy giảm trầm trọng. Lúc đó, người bệnh sẽ không thể cắn xé, nhai nghiền thức ăn hiệu quả như trước và trong tương lai sẽ rất dễ phát sinh thêm các bệnh lý liên quan đến dạ dày, tiêu hóa.
  • Sưng nướu cũng gây không ít khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng. Cụ thể, cơn đau rát, khó chịu đã làm người bệnh lười chải răng hoặc chải răng không hiệu quả. Điều này rất dễ khiến vi khuẩn tồn đọng trên răng, nướu, lưỡi và cả khoang miệng gây nên mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng xấu đến việc giao tiếp hằng ngày.
  • Các trường hợp bị sưng nướu trong cùng hàm trên do răng khôn mọc gây ra sẽ càng nguy hiểm hơn. Bởi chiếc răng này rất dễ mọc lệch, mọc ngầm hay mọc đâm ngang, từ đó gây ra nhiều biến chứng như: Viêm lợi trùm, sâu răng, viêm tủy, xô lệch hàm, hư hỏng răng số 7 nằm kế cận,…

Xem thêm

Vùng lợi tại vị trí răng khôn rất dễ bị sưng viêm khi chiếc răng này mọc lên
Vùng lợi tại vị trí răng khôn rất dễ bị sưng viêm khi chiếc răng này mọc lên

Như vậy các hậu quả mà sưng nướu trong cùng hàm trên để lại rất nguy hiểm. Do đó, dù khởi phát từ bất cứ nguyên nhân nào, tình trạng này cũng cần được người bệnh khắc phục nhanh chóng, dứt điểm để bảo vệ sức khỏe răng miệng cũng như giúp việc giao tiếp, sinh hoạt hằng ngày diễn ra thuận lợi hơn.

Biện pháp điều trị sưng nướu răng trong cùng hàm trên

Tùy từng nguyên nhân gây ra mà tình trạng sưng nướu trong cùng hàm trên sẽ được điều trị bằng các phương pháp khác nhau. Việc đầu tiên mà người bệnh cần làm khi xuất hiện triệu chứng này chính là thăm khám bác sĩ tại phòng khám nha khoa uy tín.

Điều trị tại nhà

Trường hợp nướu răng bị răng chỉ do nguyên nhân sinh lý bình thường như mang thai, chăm sóc răng miệng không sạch sẽ thì rất dễ khắc phục. Bạn chỉ cần thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng khoa học hơn, ăn uống đủ chất và bổ sung thêm rau xanh, hoa quả giàu vitamin C thì chắc chắn triệu chứng sưng, đau sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

Các nguyên liệu tự nhiên như muối trắng, lô hội, bã trà hay mật ong,… đều có thể giúp bạn thuyên giảm nhanh chóng tình trạng sưng nướu hàm trên ngay tại nhà. Cách áp dụng cụ thể như sau:

  • Súc miệng bằng nước muối: Nước muối loãng sở hữu khả năng làm sạch và sát khuẩn khoang miệng cực tốt. Do đó nếu dùng đúng cách, nó sẽ giúp bạn loại bỏ vi khuẩn, giảm viêm và sưng tấy hiệu quả. Các chuyên gia nha khoa luôn khuyên người bệnh của mình nên súc miệng nước muối đều đặn ngày 2 – 3 lần để khắc phục triệu chứng sưng lợi.
  • Dùng lô hội: Lô hội hay nha đam là nguyên liệu tự nhiên có tính sát trùng, kháng khuẩn và giảm đau hiệu quả. Do đó, bạn có thể áp dụng nó để giảm sưng nướu răng ngay tại nhà. Cách làm hết sức đơn giản, bạn chỉ cần dùng gel nha đam bôi trực tiếp vào vị trí nướu răng trong cùng hàm trên đang bị sưng, hoặc ép lấy nước để uống hàng ngày.
  • Dùng bã trà: Chất tanin có trong lá trà xanh cũng mang tác dụng giảm sưng đau, kháng khuẩn, ngừa viêm rất tốt. Vì thế, sau khi uống trà, bạn có thể dùng bã của nó để đắp lên vùng nướu bị sưng. Thực hiện cách này đều đặn 2 – 3 lần/ngày và liên tục trong vài ngày sẽ giúp giảm sưng, đau lợi hiệu quả.
Phần bã sau khi pha trà có thể dùng để làm giảm sưng nướu hiệu quả
Phần bã sau khi pha trà có thể dùng để làm giảm sưng nướu hiệu quả
  • Dùng mật ong: Mật ong là dược liệu quý có trong tự nhiên với các hoạt chất mang đặc tính sát khuẩn, ngừa viêm, chống oxy hóa. Do đó nó cũng giúp giảm sưng đau và hỗ trợ làm lành niêm mạc bị tổn thương nhanh chóng. Việc dùng mật ong thoa trực tiếp lên vị trí nướu bị sưng cũng là cách điều trị sưng nướu hàm trên hiệu quả. Tuy nhiên, bạn lưu ý, loại nguyên liệu có chứa đường nên sau khi thoa mật ong khoảng 5 – 10 phút, bạn cần phải súc miệng lại bằng nước sạch để loại bỏ để giúp đẩy lùi nguy cơ sâu răng.

Bên cạnh các biện pháp chữa sưng lợi tại nhà vừa nêu trên, bạn cũng phải xây dựng thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Bởi theo thống kê, nguyên nhân hàng dẫn tới việc nướu răng bị sưng lợi là do cách chăm sóc, làm sạch răng miệng kém. Trên thực tế, không ít người đã và đang không có thói quen chải răng mỗi ngày ít nhất 2 lần sau ăn và dùng chỉ nha khoa.

Điều trị sưng nướu hàm trên tại nha khoa

Khi tới nha khoa, tùy vào nguyên nhân khởi phát mà tình trạng sưng nướu răng trong cùng hàm trên sẽ được các bác sĩ khắc phục triệt để bằng các biện pháp điều trị như sau:

  • Lấy cao răng: Thủ thuật lấy cao răng sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn các mảng bám chứa vi khuẩn tích tụ trên răng. Điều này có thể làm giảm nguy cơ hoặc khắc phục được tình trạng sưng lợi hàm trên. Ngay cả khi không bị sưng nướu, các chuyên gia nha khoa cũng khuyên bạn nên lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần để giúp ngăn ngừa hiệu quả các bệnh lý về răng miệng.
  • Điều trị sâu răng: Trong trường hợp sâu răng nặng dẫn đến sưng nướu răng trong cùng hàm trên, bạn cần phải đến nha khoa để loại bỏ hoàn toàn vùng tủy bị viêm nhiễm. Sau đó hãy tiến hành thêm bước hàn trám răng để ngăn ngừa vi khuẩn tiếp tục xâm nhập và tấn công dẫn đến sưng viêm nướu.
  • Điều trị bệnh Herpes và nấm miệng: Đối với trường hợp bị sưng nướu hàm trên do những bệnh nhiễm trùng như Herpes và nấm miệng, bạn cần phải điều trị trong thời gian dài. Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc giảm đau, kháng virus như acyclovir, valacyclovir, famciclovir để khắc phục tình trạng trên. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chườm khăn lạnh, bổ sung thêm nước và vitamin C để làm lành nhanh các tổn thương.
  • Cắt lợi trùm hoặc nhổ răng khôn: Khi bị sưng lợi trong cùng hàm trên do lợi trùm hoắc mọc răng khôn bác sĩ thường chỉ định loại bỏ hai tác nhân này. Đặc biệt, trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngang, mọc đâm vào răng kế cần thì càng tiến hành nhổ sớm càng tốt để tránh gây các biến chứng nguy hiểm.
Nhổ răng khôn cần được thực hiện ở địa chỉ nha khoa uy tín để hạn chế tối đa biến chứng nhiễm trùng
Nhổ răng khôn cần được thực hiện ở địa chỉ nha khoa uy tín để hạn chế tối đa biến chứng nhiễm trùng

Chế độ chăm sóc răng miệng khi bị sưng nướu răng trong cùng hàm trên

Khi bị sưng nướu răng trong cùng hàm trên, bạn cần phải chú ý hơn đến vấn đề chăm sóc, vệ sinh răng miệng và ăn uống hằng ngày. Cụ thể:

  • Không sử dụng bàn chải có mặt chải to và đầu lông cứng. Khi chải chú ý dùng lực nhẹ nhàng, di chuyển bàn chải theo chiều dọc để tránh gây các tổn thương cho vùng răng nướu.
  • Thay bàn chải sau 2 – 3 tháng sử dụng hoặc khi nhận thấy phần đầu lông bị xù, mòn nhiều.
  • Chọn loại kem đánh răng chuyên dành cho răng nhạy cảm khi đang bị sưng nướu hàm trên.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý để xoa dịu cảm giác đau nhức, khó chịu tại vùng nướu.
  • Kiêng hoàn toàn rượu bia, cà phê, thuốc lá khi đang bị sưng nướu.
  • Không ăn các món ăn quá nóng, quá lạnh, quá cay hay các đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ và thực phẩm dai, cứng,… Tất cả chúng đều là tác nhân dễ gây ra các kích thích khiến hiện tượng đau nhức, sưng viêm nướu trở nên nặng nề hơn.
  • Chỉ nên ăn các món mềm, giàu dinh dưỡng như cháo, súp, canh hầm,… để sự ma sát gây tác động xấu đến vùng lợi vốn đang bị kích ứng, sưng viêm.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng thông qua các thực phẩm như thịt cá, rau củ quả tươi để tăng sức đề kháng, hạn chế viêm nhiễm.
  • Cung cấp đủ các loại vitamin và các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, nhất là thực phẩm giàu vitamin C, E, canxi,… để nuôi dưỡng răng và nướu luôn luôn khỏe mạnh.
  • Thăm khám nha sĩ ngay nếu phát hiện thấy triệu chứng sưng nướu trong cùng hàm trên trở nên nghiêm trọng hơn.

Bài viết trên đã cung cấp cho độ giả những thông tin hữu ích khi bị sưng nướu răng trong cùng hàm trên. Có thể thấy đây là vấn đề răng miệng thường gặp và hầu hết chúng ta đều mắc phải. Tuy nhiên, chúng ta không nên chủ quan, nếu thấy hiện tượng sưng nướu đi kèm với các triệu chứng nguy hiểm, bạn cần phải đến phòng khám nha khoa uy tín để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Implant - Hà Nội: Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0963.526.780

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 989.518.448

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental Implant - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Implant - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309