Mụn Nước Trong Miệng Là Triệu Chứng Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Khi xuất hiện các mụn nước trong miệng, bạn tuyệt đối không nên chủ quan bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Hãy cùng Viện Nha Khoa tìm hiểu kỹ về tình trạng này qua những thông tin sau để xác định nguyên nhân và cách điều trị giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Mụn nước trong miệng có thể là dấu hiệu của bệnh gì?

Nổi mụn nước trong miệng là tình trạng xuất hiện những tổn thương nhỏ, sưng phồng tại khoang miệng. Đáng chú ý, vết rộp này luôn chứa đầy chất lỏng.

Vậy mọc mụn nước trong miệng là dấu hiệu của bệnh gì? Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây khởi phát tình trạng này, bao gồm cả các yếu tố sinh lý và bệnh lý.

Hình ảnh mụn nước mọc bên trong khoang miệng
Hình ảnh mụn nước mọc bên trong khoang miệng

Nếu mụn nước có kích thước nhỏ, xuất hiện ở lưỡi, nướu, mặt trong của má, môi, vòm họng thì nguyên nhân có thể do nhiệt miệng. Đây chỉ là bệnh lý thông thường, bạn chỉ cần giữ vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, sử dụng các loại thực phẩm có tính mát thì các mụn nước sẽ tự biến mất sau vài ngày.

Tuy nhiên, sau một thời gian mụn nước ở trong miệng không biến mất mà bị vỡ ra, gây viêm loét, tạo vết nông trên niêm mạc khiến vi khuẩn xâm nhập vào cấu trúc răng bên trong thì bạn nên nhập viện điều trị ngay. Bởi đây thường là những dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm sau:

  • Mụn rộp sinh dục.
  • Bạch sản niêm mạc.
  • Bệnh sởi.
  • Bệnh thủy đậu.

Triệu chứng mọc mụn nước ở trong miệng

Mọc mụn nước trong miệng rất khó phát hiện. Thông thường chỉ khi bạn vô tình soi gương thấy hoặc có cảm giác cộm, vướng víu khi ăn nhai mới nhận thấy tình trạng này. Đa số mọi người đều biết trong miệng có mụn nước chỉ khi nó bị vỡ.

Một số ít biểu hiện khi bị nổi mụn nước trong miệng mà bạn có thể tham khảo bao gồm:

  • Khoang miệng bị viêm nhiễm, đau rát kèm theo bệnh viêm họng.
  • Khoang miệng bị sưng phù không rõ nguyên nhân.
  • Có các nốt trắng áp xe trên và dưới lưỡi.
  • Dưới góc hàm nổi những cục hạch nhỏ, to dần theo thời gian.
  • Khi mụn nước bị bội nhiễm có thể làm xuất hiện các cơn rét gây nổi da gà hoặc nhịp tim bị rối loạn. Trường hợp bệnh nặng thì có thể dẫn đến rối loạn thị lực.
Mụn nước khi bị vỡ ra gây đau rát và dễ bị nhiễm trùng
Mụn nước khi bị vỡ ra gây đau rát và dễ bị nhiễm trùng

Trong miệng nổi mụn nước: Nguyên nhân do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng nổi mụn nước trong khoang miệng. Trong đó, phổ biến nhất là do nhiệt miệng và một số bệnh lý như mụn rộp sinh dục, bạch sản niêm mạc, bệnh sởi, thủy đậu.

Nhiệt miệng

Nếu khởi phát do nóng trong, nhiệt miệng thì các mụn nước ở miệng thường có màu trắng trong. Bên cạnh đó chúng cũng mọc rải rác và không gây đau đớn cho người bệnh. Các mụn nước này rất dễ bị vỡ ra khi bị tác động mạnh hoặc khi bị vi khuẩn tấn công. Lúc này chúng sẽ tạo thành những vết nhiệt miệng, khiến ta cảm thấy đau rát, khó chịu.

Thông thường, tình trạng nóng trong người thường do cơ thể thiếu nước. Điều này xuất phát từ một số thói quen xấu như ăn nhiều thực phẩm cay nóng, lười uống nước. Do đó khi trong miệng nổi mụn nước do nguyên nhân này, tốt nhất bạn hãy cấp đủ nước cho cơ thể, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả,…

Mụn rộp sinh dục

Mụn rộp sinh dục là bệnh lây qua đường tình dục do virus Herpes gây ra. Đáng chú ý, bệnh này cũng có thể xuất hiện ở khoang miệng nếu quan hệ tình dục bằng miệng, hôn người mắc bệnh hoặc sử dụng chung các đồ dùng ăn uống như chén bát, đũa, muỗng,..

Mụn nước trong miệng mọc do mắc bệnh mụn rộp sinh dục thường sẽ trong suốt ở miệng nhưng có màu hồng đồng thời mọc riêng lẻ. Khi bệnh trở nặng, các mụn nước xuất hiện nhiều hơn và lan ra khắp miệng. Bọng nước ở giai đoạn này thường rất dễ vỡ và làm cho người bệnh cảm thấy đau rát.

Bệnh bạch sản niêm mạc

Bệnh bạch sản niêm mạc là hiện tượng các mô tế bào trong khoang miệng sản sinh quá mức. Các mô tế bào này thường có màu trắng, lan rộng dần theo thời gian và gây viêm loét. Thống kê cho thấy bệnh bạch sản niêm mạc xuất hiện nhiều hơn ở những người, nghiện thuốc lá hoặc đang sử dụng hàm răng giả.

Xem thêm

Bệnh bạch sản niêm mạc có thể tiến triển thành ung thư khoang miệng
Bệnh bạch sản niêm mạc có thể tiến triển thành ung thư khoang miệng

Bệnh bạch sản niêm mạc thường tạo ra các mụn nước ở niêm mạc môi, bên trong má, hầu họng và dưới lưỡi. Đáng chú ý, đây được cho là nguyên nhân của các bệnh về ung thư ở khoang miệng.

Bệnh sởi

Bệnh sởi giai đoạn khởi phát thường khiên bên trong khoang miệng xuất hiện những nốt trắng xám, niêm mạc bị đỏ. Tuy nhiên triệu chứng này thường tự mất đi trong khoảng 2 – 3 ngày. Những nốt mụn do bệnh sởi gây ra thường được gọi là Koplick và đây chính là tiền đề cho các nốt sởi mọc sau này.

Thông thường các nốt trắng xám xuất hiện trong khoang miệng do bệnh sởi sẽ kèm theo loạt triệu chứng như sốt, ho khan, chảy dịch mũi và mắt. Người mắc bệnh này cũng đặc biệt sợ ánh sáng do nó làm ảnh hưởng đến thần kinh, từ đó khiến mắt không thể nhìn rõ mọi thứ xung quanh.

Bệnh thủy đậu

Cũng giống như bệnh sởi, bệnh thủy đậu cũng có thể làm nổi mụn nước  bên trong khoang miệng. Bệnh khởi phát do virus Varicella Zoster và thường gặp vào mùa hè. Đáng chú ý, thủy đậu có khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp và dễ bùng phát thành dịch.

Mọc mụn nước ở mắt, bên trong miệng hay vùng kín là một trong những triệu chứng nghiêm trọng của bệnh thủy đậu. Tình trạng này khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt là khi ăn uống. Bên cạnh đó, nốt mụn trong miệng cũng gây khó khăn cho việc chăm sóc, điều trị bệnh, làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng bội nhiễm,….

Nổi mụn nước trong miệng có nguy hiểm không?

Nổi mụn nước trong miệng có nguy hiểm không tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây ra. Nếu tình trạng này khởi phát do nhiệt miệng, nóng trong thì bạn không cần phải lo lắng. Lúc này, nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt sao cho khoa học, các mụn nước sẽ biến mất nhanh chóng.

Mụn nước do nhiệt miệng thường có màu trắng ngà thay vì trắng trong
Mụn nước do nhiệt miệng thường có màu trắng ngà thay vì trắng trong

Ngược lại, nếu mụn nước  mọc do nguyên nhân bệnh lý thì đây là điều đáng lo ngại. Tốt nhất bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn điều trị đúng hướng nhằm ngăn chặn bệnh trở nặng, gây ra biến chứng.

Vậy mụn nước trong miệng không đau có sao không? Các chuyên gia giải đáp rằng tình trạng trên có thể là do 2 tác nhân là nhiệt miệng hoặc bệnh sùi mào gà. Do vậy, bạn buộc phải phân biệt rõ những triệu chứng của hai vấn đề này và tìm phương án điều trị tốt nhất.

Cụ thể, bệnh sùi mào gà rất dễ nhầm lẫn với nhiệt miệng thông thường bạn cần theo dõi khoảng 1 – 2 tuần sẽ thấy sự khác biệt. Thông thường mụn nước trong khoang miệng do nhiệt miệng sẽ tự biến mất và không để lại biến chứng gì. Với bệnh sùi mào gà thì ngược lại, các mụn nước sẽ vỡ ra, gây lở loét. Lúc này nguy cơ bị ung thư vòm họng và viêm nhiễm là rất lớn.

Cách chữa mụn nước trong miệng

Khi bị nổi mụn nước trong khoang miệng, bạn cần cách khắc phục triệt để càng sớm càng tốt. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra là do nhiệt miệng hay bệnh lý, tình trạng trên sẽ có hướng điều trị khác nhau.

Cách chữa mụn nước trong miệng do nhiệt miệng

Trường hợp trong miệng mọc mụn nước do nhiệt miệng, bạn chỉ cần áp dụng các cách điều trị tại nhà đơn giản với mật ong, nước khế chữa hoặc một số loại lá giúp thanh nhiệt, giải độc.

Sử dụng mật ong

Mật ong từ lâu đã được biết đến là một dược liệu rất tốt trong việc sát khuẩn, giảm đau nhức. Do đó khi muốn điều trị các mụn nước ở khoang miệng thì bạn không nên bỏ qua loại nguyên liệu này.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị tăm bông sạch và mật ong nguyên chất.
  • Lấy một chút mật ong nguyên chất ra chén nhỏ rồi thấm ướt tăm bông.
  • Dùng tăm bông chứa mật ong thoa nhẹ nhàng lên những nốt mụn nước.
  • Sử dụng mật ong để thoa lên vết mụn nước 3 – 4 lần trong ngày để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Mật ong nguyên chất sở hữu công dụng kháng viêm, diệt khuẩn hiệu quả
Mật ong nguyên chất sở hữu công dụng kháng viêm, diệt khuẩn hiệu quả

Dùng nước khế chua

Muốn giải nhiệt để đẩy lùi tình trạng bọng nước trong miệng đồng thời ngăn ngừa tình trạng nhiệt miệng phát triển thì tốt nhất bạn không nên bỏ qua nước khế chua. Nguyên nhân là do loại nước này có tính sát khuẩn, kháng viêm và làm mát cực tốt do giàu vitamin C.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 – 2 quả khế chua.
  • Rửa sạch và giã nát khế chua sau đó cho vào nồi đun sôi với nước.
  • Để nước khế chua nguội rồi dùng nước này uống thay nước lọc hàng ngày để chữa nhiệt miệng.

Sử dụng một số loại lá

Một số lá có tính sát trùng tự nhiên giúp bạn loại bỏ nhanh chóng các mụn nước trong miệng là rau diếp cá hoặc lá trà xanh. Đây đều là những nguyên liệu tự nhiên, dân giã mà bạn có thể dễ dàng mua nó ngoài chợ.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không hoặc 1 nắm diếp cá.
  • Rửa sạch lá trên rồi giã lấy nước.
  • Ngậm nước lá trầu không hoặc diếp cá mỗi ngày từ 5 – 10 phút. Áp dụng cách này 2,3 ngày liên tục bọng nước trong miệng sẽ không còn xuất hiện nữa.
Rau diếp cá và lá trà xanh có thể áp dụng để chữa mụn nước ở miệng
Rau diếp cá và lá trà xanh có thể áp dụng để chữa mụn nước ở miệng

Chú ý: Trên đây là một số cách giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc, từ đó giúp tình trạng mọc mụn nước trong miệng được khắc phục nhanh chóng. Tuy nhiên hiệu quả của chúng còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, do đó để điều trị tận gốc bệnh, bạn nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.

Cách chữa mụn nước trong miệng do bệnh lý

Nếu tình trạng nổi mụn nước trong khoang miệng khởi phát do nguyên nhân bệnh lý thì tốt nhất bạn hãy thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để có hướng khắc phục phù hợp. Đây là cách tốt nhất để tránh các biến chứng nguy hiểm và bảo vệ sức khỏe của bạn một cách toàn diện.

Đặc biệt, bạn nên đi khám bác sĩ khi mụn nước trong miệng có các dấu hiệu bất thường như:

  • Mụn nước li ti mọc nhiều.
  • Kích thước lớn, gây đau nhức.
  • Có mủ.
  • Bề mặt niêm mạc miệng bị sần sùi,…

Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân nổi mụn nước trong miệng, bác sĩ sẽ dựa trên các chẩn đoán lâm sàng, làm sinh thiết và các xét nghiệm cần thiết khác. Phương pháp điều trị triệt để được áp dụng sẽ tùy thuộc mà loại bệnh lý mà bạn mắc phải là mụn rộp sinh dục, bệnh bạch sản niêm mạc, sởi hay thủy đậu.

Ngoài ra, để ngăn ngừa mụn nước bị vỡ ra gây bội nhiễm, các bác sĩ còn có thể áp dụng một số biện pháp điều trị hỗ trợ như sau:

  • Liệu pháp laser: Sử dụng một chùm ánh sáng nhỏ, có hướng để loại bỏ mụn nước.
  • Liệu pháp áp lạnh: Loại bỏ mụn nước bằng cách đóng băng các mô của nó.
  • Tiêm corticosteroid: Việc tiêm steroid vào mụn nước sẽ giúp giảm viêm và tăng tốc độ chữa lành.
  • Phẫu thuật cắt bỏ mụn nước: Giúp ngăn ngừa mụn tái phát hoặc để điều trị mụn nước trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng.
Việc thăm khám bác sĩ là cần thiết nếu như bạn gặp bất cứ vấn đề về răng miệng nào
Việc thăm khám bác sĩ là cần thiết nếu như bạn gặp bất cứ vấn đề về răng miệng nào

Chú ý: Bệnh mụn nước ở miệng không thể coi thường. Bởi đây trong trường hợp xấu nhất, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh bạch sản niêm mạc – tiền đề của bệnh ung thư vòm miệng. Vì vậy khi nhận thấy triệu chứng này, bạn hãy thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Một số lưu ý và biện pháp phòng ngừa mụn nước trong miệng

Để phòng ngừa cũng như ngăn chặn mụn nước trong miệng tái phát, các chuyên gia bác sĩ khuyên bạn áp dụng đồng thời các biện pháp sau:

  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách: Đánh răng ngày 2 lần, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý sau khi ăn.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, nếu có điều kiện hãy bổ sung thêm các loại nước ép từ cam, bưởi, ổi,…
  • Hạn chế ăn đồ ăn cay, nóng và các thực phẩm khác dễ gây nhiệt miệng.
  • Quan hệ tình dục an toàn, đúng cách, chung thủy một vợ một chồng.
  • Hạn chế tập trung đông người, đặc biệt là các khu vực đang bùng phát dịch sởi, thủy đậu.
  • Thăm khám bác sĩ ngay để xác định chính xác nguyên nhân nổi mụn nước từ đó có hướng điều trị phù hợp.
  • Trường hợp nổi mụn nước do nhiệt miệng, bạn có thể áp dụng các cách khắc phục tại nhà mà không cần đến bệnh viện. Tuy nhiên nếu tình trạng trên khởi phát do bệnh lý, bạn cần có sự tư vấn kỹ càng của bác sĩ để khắc phục triệt để, ngăn ngừa biến chứng.
  • Trong suốt quá trình điều trị mụn nước, bạn cần ăn uống đầy đủ, tăng cường bổ sung nước, rau xanh và các loại trái cây tốt cho cơ thể.
  • Tuyệt đối không chọc, cậy mụn nước trong miệng bằng bất cứ hình thức nào. Điều này là vô cùng nguy hiểm, dễ khiến vết thương bị lở loét, bội nhiễm và gây nhiễm trùng máu.

Như vậy mụn nước trong miệng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm mà bạn không nên chủ quan. Khi xuất hiện tình trạng này, tốt nhất bạn hãy thăm khám bác sĩ ít nhất một lần để xác định chính xác nguyên nhân và phương hướng khắc phục hiệu quả.

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Implant - Hà Nội: Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0963.526.780

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 989.518.448

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental Implant - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Implant - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309