Răng trẻ mọc lẫy vì sao, có nhổ được không, xử lý thế nào?

Răng trẻ mọc lẫy là tình trạng khá phổ biến nhiều bé gặp phải. Điều này không chỉ gây khó chịu cho con mà các bậc phụ huynh cũng cảm thấy vô cùng lo lắng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về hiện tượng răng bé mọc lẫy và cách xử lý an toàn nhất. 

Răng trẻ mọc lẫy là như thế nào?

Răng trẻ mọc lẫy hiểu một cách đơn giản là tình trạng răng trưởng thành đã mọc lên khi răng sữa còn chưa rụng. Lẽ thường, một vị trí lợi chỉ có thể tồn tại duy nhất một chiếc răng mọc lên theo đúng cấu tạo khoang răng. Vì vậy khi răng sữa chưa rụng thì không có đủ khoảng trống để răng trưởng thành mọc thay thế. Điều này dẫn tới tình trạng răng bị mọc chệch hướng, sai vị trí cần phải mọc.

Tìm hiểu răng trẻ mọc lẫy là thế nào
Tìm hiểu răng trẻ mọc lẫy là thế nào

Thường trẻ đến 5 tuổi sẽ gặp phải tình trạng răng mọc lẫy vì đây là thời điểm bé bắt đầu thay răng trưởng thành. Khi răng sữa chưa rụng, răng trưởng thành sẽ mọc lệch vào trong hoặc hướng ra ngoài gây mất thẩm mỹ rất lớn.

Dấu hiệu nhận biết răng bé mọc lẫy

Các nha sĩ khuyên răng, để hạn chế tối đa những biến chứng răng mọc lẫy gây ra, cha mẹ cần theo dõi phát hiện thông qua một số triệu chứng bao gồm:

  • Hàm trên răng bị chìa hẳn ra ngoài, có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường
  • Đến thời kỳ thay răng sữa nhưng vẫn chưa thấy răng sữa lung lay
  • Răng trưởng thành mọc lên với kích thước quá lớn, răng mọc lệch lạc sai vị trí
  • Răng trưởng thành mọc đúng thời điểm nhưng xuất hiện tình trạng răng hô, móm, răng thưa.
  • Răng sữa thay sớm hoặc thấy trẻ có hiện tượng sún, sâu
  • Đặc biệt khi răng bé mọc lẫy, trẻ thường cảm thấy đau nhức, khó chịu, quấy khóc.

Nguyên nhân răng trẻ mọc lẫy là gì?

Thực tế nguyên nhân khiến răng bé mọc lẫy rất đa dạng, có thể là do di truyền hoặc tác động của yếu tố bên ngoài bao gồm:

  • Tính di truyền: Nếu ông bà hoặc bố mẹ đã từng gặp tình trạng răng mọc lẫy thì tỷ lệ trẻ sinh ra gặp vấn đề tương tự cũng rất cao.
  • Do cung hàm hẹp: Khi xương hàm của bé quá hẹp, các răng trưởng thành mọc lên nhưng không đủ chỗ trống khiến răng sẽ bị mọc lệch khỏi vị trí cần mọc là răng mọc lẫy.
  • Nhổ răng sữa sau khi răng trưởng thành mọc lên: Răng vĩnh viễn mọc lên nhưng do răng trưởng thành chưa được nhổ nên phải “chen chúc” chỗ mọc với răng sữa, gây tình trạng răng bé mọc lẫy.
  • Nhổ răng sữa mọc lẫy: Một số trẻ phải nhổ răng sữa sớm do mắc phải một số bệnh lý nghiêm trọng. Chính điều này khiến mô nướu bị khít sát vào nhau làm cho răng trưởng thành phát triển chậm và mọc lệch.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng bé mọc lẫy
Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng bé mọc lẫy
  • Thiếu dinh dưỡng: Một số trường hợp răng trẻ mọc lẫy được xác định nguyên nhân do bé bị thiếu vitamin và khoáng chất khiến răng sữa không thể lung lay và răng vĩnh viễn không thể mọc lên ở vị trí của nó.
  • Do va đập: Nếu trẻ bị ngã và vô tình bị đập mạnh vào xương hàm cũng có thể khiến răng trưởng thành mọc lẫy.
  • Thói quen xấu của trẻ: Nhiều bé thường có thói quen nghiến răng, mút ngón tay, nghiện bú bình,… Đây đều là những tác động ảnh hưởng không tốt tới cấu trúc xương hàm và tăng nguy cơ khiến răng bé mọc lẫy.

Hiện tượng răng bé bị mọc lẫy sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới thẩm mỹ răng sau khi trẻ trưởng thành. Do đó, cha mẹ cần đặc biệt chú ý, theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời, đúng cách.

Răng trẻ mọc lẫy gây ra những hệ lụy gì?

Hiện tượng răng bé bị mọc lẫy nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng tới thẩm mỹ cũng như sức khỏe răng miệng của trẻ sau này. Dưới đây là một số hệ quả của răng mọc lẫy cha mẹ cần chú ý:

  • Mất thẩm mỹ: Nụ cười, hàm răng là điểm nhấn quan trọng cho tổng thể khuôn mặt mỗi người. Khi răng có khuyết điểm sẽ khiến bạn không tự tin cưới nói, lâu dần sẽ là cảm giác tự ti, ngại giao tiếp.
  • Gây các vấn đề về răng: Khi răng trưởng thành không mọc đều nhau sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong việc vệ sinh, chăm sóc răng miệng. Điều này tạo cơ hội cho các vi khuẩn hoạt động gây răng các bệnh lý về răng.
  • Gây một số bệnh lý khác: Khi các răng không được xếp thẳng hàng sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong việc nhai, nuốt. Điều này làm tăng nguy cơ khiến trẻ mắc các bệnh về tiêu hóa. Lâu ngày, bạn cũng có thể gặp phải tình trạng lệch khớp thái dương hàm.

Răng mọc lẫy có nhổ được không, xử lý thế nào an toàn?

Rất nhiều phụ huynh băn khoăn răng bé mọc lẫy liệu có nhổ được không. Các chuyên gia răng miệng khẳng định răng trẻ mọc lẫy hoàn toàn có thể nhổ được, tuy nhiên để đảm bảo an toàn cần có sự hỗ trợ đắc lực của thiết bị y tế hiện đại.

Người thực hiện nhổ răng phải là bác sĩ nha khoa tay nghề cao, kinh nghiệm nhiều năm. Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý nhổ răng của bé tại nhà bởi rất dễ gây nhiễm trùng và những biến chứng nguy hiểm điển hình là nhổ sót chân răng. Cụ thể, cha mẹ có thể tham khảo một số cách xử lý khi trẻ mọc lẫy răng sau đây:

Mẹo dùng lưỡi đẩy răng mọc lẫy

Khi phát hiện bé nhà bạn có răng mọc lẫy, đầu tiên cha mẹ cần kiểm tra độ lung lay của răng sữa trước khi đưa bé tới nha khoa.

Trường hợp nếu dùng tay lắc nhẹ răng sữa và thấy răng sữa hơi lung lay thì cha mẹ chỉ cần hướng dẫn con thường xuyên sử dụng lưỡi để đẩy răng ra. Nếu thực hiện thường xuyên, sau một thời gian răng sữa sẽ tự rụng, tạo không gian cho răng khôn mọc lên đúng hướng.

Nhổ răng bé mọc lẫy

Nếu em bé nhà bạn đang trong độ tuổi từ 6 – 12 tuổi khi răng mọc lẫy, các bác sĩ có thể sẽ tiến hành nhổ bỏ chiếc răng sữa chưa lung lay, tạo điều kiện cho răng khôn mọc đúng vị trí. Tuy nhiên nhổ răng mọc lẫy có thể tiềm ẩn một số rắc rối như:

  • Trẻ bị đau quá mức gây ảnh hưởng tới tâm lý. Bé luôn sợ sệt, lo lắng, cản trở cho những lần nhổ răng tiếp theo.
  • Nhổ chân răng không hết khiến răng không thể mọc tại vị trí ban đầu
  • Nguy cơ viêm nhiễm khi người nhổ răng không thực hiện đúng kỹ thuật, dụng cụ nha khoa không được tiệt trùng.

Niềng răng khi trẻ mọc răng lẫy

Rất nhiều trường hợp răng trẻ mọc lẫy nhưng sau khi răng sữa được nhổ, răng khôn vẫn khó về vị trí chuẩn. Do vậy tạo hiện tượng răng mọc lệch, răng khấp khểnh. Tùy theo độ tuổi, tình trạng mọc lẫy của răng mà các bác sĩ sẽ chỉ định việc niềng răng cho trẻ hay chưa.

Độ tuổi chỉnh nha tốt nhất cho bé là từ 11 – 12 tuổi, lúc này răng khôn gần như đã mọc đủ và xương hàm vẫn còn khá mềm, đáp ứng đủ điều kiện cần cho việc tiến hành chỉnh nha.

Xem thêm: Khi nào nhổ răng sữa cho bé? Lưu ý quan trọng cho các bậc cha mẹ

Xử lý răng trẻ mọc lẫy
Xử lý răng trẻ mọc lẫy

Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ xem xét tổng thể cả khuôn hàm. Trường hợp nhận thấy đường cung răng bị hẹp – nguyên nhân khiến răng mọc chen chúc lên nhau thì có thể thực hiện nong hàm. Nong hàm sớm cho trẻ sẽ giúp răng khôn có đủ khoảng trống cần thiết để mọc lên, hạn chế tối đa việc răng bị mọc lệch sau này.

Ngoài ra cha mẹ cũng nên bổ sung dưỡng chất cần thiết cho con giúp con trẻ khỏe mạnh, phát triển thể chất bình thường.

Trên đây là kiến thức về tình trạng răng trẻ mọc lẫy. Cha mẹ cần theo dõi, chú ý thời kỳ mọc răng của trẻ. Đưa trẻ tới cơ sở nha khoa tin cậy, uy tín để được xử lý đúng cách, đảm bảo tính an toàn và thẩm mỹ cho trẻ.

Đề xuất cho bạn: Nhổ răng sữa cho trẻ bao nhiêu tiền? Bảng giá chi tiết nhất ba mẹ nên tham khảo

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Implant - Hà Nội: Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0963.526.780

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 989.518.448

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental Implant - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Implant - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309