Sâu răng số 7 nguy hiểm không? Chữa như thế nào cho đúng cách
Chữa sâu răng số 7 là một trong các dịch vụ phổ biến nhất hiện nay tại các phòng khám nha khoa chỉnh hình. Đây là căn bệnh phổ biến dễ mặc phải nhưng không phải ai cũng biết cách chữa trị sao cho đúng cách. Hãy theo dõi bài viết này để biết thêm thông tin bổ ích về cách chữa trị bệnh lý này.
Cấu tạo của răng số 7
Trên cung hàm, răng số 7 là răng vĩnh viễn đảm nhiệm chức năng chính là nhai và nghiền nát thức ăn. Trong đó, răng số 7 là răng hàm lớn thứ hai trên cung răng nằm ở vị trí trong cùng, thường mọc khi trẻ 12-13 tuổi.
Răng số 7 có cấu tạo bề mặt nhai và thân răng lớn tạo điều kiện cho việc nhai, nghiền thức ăn dễ dàng hơn. Mặc dù chiếc răng hàm này rất khoẻ nhưng chúng cũng rất bị tổn thương hoặc mắc các bệnh lý nha khoa. Đặc biệt, trẻ em có nguy cơ bị sâu răng số 7 khá cao do độ tuổi này chưa có ý thức đảm bảo vệ sinh răng miệng tốt.
Những tác nhân gây ra tình trạng sâu răng số 7
Mặc dù giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong hàm, tuy nhiên tình trạng sâu răng số 7 hàm trên hoặc sâu răng số 7 hàm dưới không phải là hiếm gặp. Những tác nhân chính dẫn đến tình trạng này là:
Vị trí nằm ở góc sâu trong hàm
Do răng số 7 nằm ở vị trí sâu trong góc hàm nên việc vệ sinh răng khó khăn hơn so với những răng khác. Đây chính là lý do khiến cho mầm bệnh sâu răng có điều kiện phát triển thuận lợi.
Tích tụ mảng bám do nhai nghiền thức ăn
Mỗi răng trên cung hàm đều đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau. Khác với răng cửa có chức năng cắn và xé nhỏ thức ăn, răng số 7 có chức năng nghiền nhuyễn thức ăn để hỗ trợ việc hấp thụ dinh dưỡng.
Việc nhai nghiền này vô tình làm các vụn thức ăn dễ bám vào các kẽ răng, mòn mặt răng. Từ đó vi khuẩn có cơ hội hình thành và phát triển, gây ra sâu răng. Nhiều trường hợp sâu răng số 7 còn lây vi khuẩn cho răng bên cạnh và làm lây lan sâu răng diện rộng.
Chế độ ăn uống không lành mạnh
Thói quen ăn uống không lành mạnh cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng sâu răng số 7. Nếu chế độ ăn có quá nhiều thành phần là đường hoặc tinh bột như bánh, kẹo, nước có gas,…. khiến cho vi khuẩn có hại có cơ hội phát triển và gây ra tình trạng sâu răng.
Sâu răng số 7 để lâu gây hậu quả gì?
Sâu răng số 7 hàm trên hoặc sâu răng số 7 hàm dưới không chỉ gây mất thẩm mỹ cho cung răng, gây hôi miệng mà còn gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng như sau:
- Tích tụ vi khuẩn xấu, gây đau nhức răng và sưng tấy lợi. Không chữa sâu răng số 7 lâu ngày, dẫn đến tình trạng viêm nướu, viêm hoặc nhiễm trùng chân răng,…
- Khi răng số 7 bị sâu lâu ngày, dễ bị lây vi khuẩn với các răng bên cạnh, đặc biệt là răng hàm số 6 – răng cũng có chức năng nhai và nghiền nhuyễn thức ăn chia sẻ công việc với răng hàm số 7.
- Hiện tượng sâu răng số 7 lâu ngày mà không được điều trị cũng sẽ khiến mảng sâu lan rộng, và làm vỡ răng, gây nhiễm trùng mạnh.
- Nếu không chữa sâu răng số 7, tình trạng trở nặng sẽ khiến răng bị viêm tủy, hỏng tủy, viêm chóp răng, áp xe xương ổ răng gây đau đớn và vô cùng nguy hiểm.
Theo đó, nếu đang có những triệu chứng đau nhức góc trong hàm, hôi miệng,… bạn nên đi kiểm tra tại các phòng khám nha khoa uy tín và áp dụng phác đồ điều trị để chữa dứt điểm sâu răng số 7.
Sâu răng số 7 phải làm sao? Cách điều trị sâu răng số 7
Sâu răng không thể tự khỏi, do vậy điều trị càng sớm sẽ càng giảm thiểu được tối đa mức độ tổn thương của răng. Những phương pháp điều trị sau đây hiện vẫn đang được áp dụng và mang lại hiệu quả tích cực.
Điều trị sâu răng bằng mẹo dân gian
Bạn có thể áp dụng bài thuốc đặc trị sâu răng số 7 hiệu quả từ tỏi. Bạn chỉ cần giã hỗn hợp tỏi và muối, đắp lên chỗ đau 10 phút. Do có ưu điểm là diệt khuẩn và kháng viêm tự nhiên, tỏi sẽ giúp bạn giảm tình trạng đau nhức răng và hạn chế được sự phát triển của vi khuẩn có hại.
Ngoài tỏi, bạn hoàn toàn có thể lấy lá lốt, một mẹo trị đau răng cực hiệu quả từ dân gian. Từ lá, thân hay rễ của Lá lốt đều có các thành phần có tính kháng khuẩn cao. Chỉ cần ngậm hỗn hợp ngâm của 3 loại thành phần này, bạn sẽ thấy ngay tác dụng của nó với vấn đề sâu răng.
Có một nguyên liệu nữa cũng vô cùng dễ kiếm mà vô cùng hiệu quả đối với việc chữa sâu răng. Đó là Gừng. Với tính kháng viêm, kháng khuẩn cao, bạn sẽ cảm thấy cơn đau giảm hẳn khi sử dụng bã gừng giã nát đắp lên chỗ sưng, viêm.
Điều trị bằng thuốc Đông y
Cách chữa trị của Đông y sẽ hơi khác so với Tây y. Đông y sẽ chia sâu răng ra làm 2 cấp độ: cấp tính và mãn tính. Từ đó áp dụng bài thuốc để có thể chữa trị dứt điểm tình trạng sâu răng này.
Thể cấp tính có biểu hiện tình trạng bệnh như chân răng bị đỏ, sưng, đau nhức khó chịu. Nhiều bệnh nhân còn bị chảy mủ cũng như sốt và nổi hạch dưới cằm. Phép chữa Đông y để chữa được tính trạng này là Thanh Nhiệt Tiêu Sưng. Người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc như sau:
- Đập nát 10 quả Sử quân tử. Cho hỗn hợp đã đập nát vào nước và đun trong vòng 15 phút. Bài thuốc này sử dụng để ngậm như nước súc miệng, tiêu viêm vô cùng hiệu quả.
- Lấy hỗn hợp nước – muối – 2 hoặc 3 lá trầu không giã nhuyễn, Gạn nước trong để ngậm liên tục tới khi khỏi đau răng.
- Lấy hỗn hợp hoa cúc giã nhuyễn ngâm với rượu đắp vào vùng răng sâu số 7 để điều trị
Thể mãn tính có biểu hiện tình trạng bệnh như chân răng đỏ và viêm ít, có mủ chân răng, bệnh nhân thấy đau ít, răng lung lay, miệng hôi, họng khô, đầu lưỡi đỏ. Với thể này, bệnh nhân có thể sử dụng bài thuốc sau đây: Sắc thang thuốc gồm có sinh địa (12g), sa sâm (12g), kỷ tử (12g), ngọc trúc (12g), huyền sâm (12g), bạch thược (8g), kim ngân hoa (16g), thăng ma (12g), chia làm 2 lần sáng tối, uống trong ngày. Để chữa trị dứt điểm và hiệu quả cần uống từ 7-10 thang.
Điều trị bằng các phương pháp y khoa hiện đại
Khi các triệu chứng của sâu răng có dấu hiệu chuyển biến nặng, việc thăm khám tại nha khoa là đặc biệt cần thiết. Các phương pháp chuyên sâu sau đây sẽ được chỉ định tùy theo từng trường hợp:
- Phương pháp Florua: Florua là hợp chất tự nhiên có tác dụng tái khoáng phần bị sâu hiệu quả mà không gây đau đớn. Dung dịch này thường ở thể lỏng, bọt, vecni hoặc gel có thể bôi trực tiếp lên răng hoặc được đặt vào khay có thiết kế vừa với khuôn hàm của mỗi người. Phương pháp này thường chỉ định với trường hợp bị sâu răng nhẹ, mới chớm ở giai đoạn đầu.
- Phương pháp trám răng: Khi răng số 7 bắt đầu xuất hiện những đốm đen kèm theo ê buốt và mùi khó chịu thì chứng tỏ ổ viêm đã nặng hơn. Trong trường hợp này, trám răng sẽ là phương pháp điều trị tối ưu nhất với phân loại đa dạng bao gồm trám amalgam, trám composite, trám inlay – onlay, trám sealant,… Đối với trẻ em và người lớn có cơ địa răng nhạy cảm, trám sealant là phương pháp có tác dụng ngăn ngừa và xử lý phần răng bị sâu hiệu quả nhất.
- Phương pháp nhổ răng: Đối với trường hợp sâu răng hàm quá nặng đã ảnh hưởng nghiệm trọng đến tủy thì người bệnh bắt buộc phải nhổ. Điều này giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hại lan sang những chiếc răng khỏe cận kề. Mặt hạn chế của phương pháp này là ở vị trí răng bị nhổ sẽ tạo một khoảng trống và điều này sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc khuôn hàm sau này, hậu quả răng bị xô lệch, không đồng đều như trước.
Răng số 7 bị sâu có nên nhổ không? Trường hợp nào nên nhổ?
Sâu răng số 7 có nên nhổ không là câu hỏi phổ biến đối với những bạn đang gặp bệnh lý răng miệng này. Tuỳ vào mức độ nặng nhẹ mà bạn đang mắc phải, bác sĩ nha khoa sẽ tư vấn phác đồ điều trị cho bạn một cách an toàn và hợp lý nhất.
Nếu răng số 7 của bạn đang bị sâu ở giai đoạn đầu với tình trạng nhẹ thì bạn hoàn toàn có thể áp dụng các phương pháp chữa răng sâu phổ biến: trám răng, chữa tủy, điều trị bằng thuốc,…
Song, nếu răng sâu số 7 đã qua giai đoạn đầu và dần trở nặng cùng với các triệu chứng sau thì bạn nên lựa chọn phương pháp nhổ răng số 7 hàm trên hoặc nhổ răng số 7 hàm dưới, tuỳ thuộc vào vị trí bị sâu.
Khi sâu răng số 7 bước vào giai đoạn 3 và 4 – giai đoạn vi khuẩn đã lấn sâu vào tủy, gây ra tình trạng viêm nhiễm nặng hoặc hoại tử tuỷ. Với trường hợp này cần lựa chọn loại bỏ răng bởi sự chần chừ sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng: hoại tử tủy, nặng hơn là viêm chóp răng, mủ chân răng, áp xe răng,…
Hỏng toàn bộ cấu trúc răng
Tình trạng sâu răng quá nặng không chỉ phá huỷ tuỷ răng mà còn phá vỡ hết cấu trúc răng hàm số 7. Răng bị vỡ mẻ gần hết phần thân răng. Nhiều trường hợp răng chỉ còn chân răng trong hàm và chảy máu liên tục. Ngoài ra, sâu răng quá nặng còn khiến xương ổ răng bị áp xe, phá huỷ cấu trúc khuôn mặt. Với tình trạng nặng như vậy, chắc chắn bác sĩ sẽ chỉ định mổ để đảm bảo sức khoẻ cho bệnh nhân.
Răng số 7 sâu khiến vùng miệng bị viêm nhiễm
Các góc hàm nơi răng số 7 mọc là những nơi khó vệ sinh nhất và dễ xảy ra tình trạng tích tụ thức ăn, sưng mủ viêm,… Nếu không được xử lý và vệ sinh đúng cách, các ổ viêm sẽ tấn công sang các vùng lân cận như má, cổ , mang tai, viêm xương hay viêm màng tim.
Quy trình nhổ bỏ răng khi bị sâu răng số 7
Chữa răng sâu số 7 bằng phương pháp nhổ bỏ vô cùng tối ưu đối với những chiếc răng đang trong tình trạng nghiêm trọng và có những triệu chứng nếu trên. Việc loại bỏ phần sâu răng số 7 hàm trên và phần sâu răng số 7 hàng dưới được bác sĩ khuyến khích thực hiện, để giúp răng phục hồi chức năng quan trọng của mình.
Việc chữa sâu răng số 7 bằng phương pháp nhổ bỏ sẽ được thực hiện như sau:
Thăm khám và chẩn đoán
Để đảm bảo cho quá trình trị sâu răng diễn ra an toàn. Trước tiên, bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành kiểm tra sức khoẻ cơ thể người điều trị để xác nhận đảm bảo tiêu chuẩn phẫu thuật. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe răng miệng để đánh giá mức độ bệnh lý răng miệng. Các tiêu chí đánh giá đạt chuẩn bao gồm:
- Tình trạng sức khoẻ tổng thể của người bệnh
- Không có tình trạng mắc nhiều bệnh lý ngoài
- Xác định tình trạng răng và mức độ sâu răng
- Kiểm tra và đánh giá các răng liền kề răng số 7 bị sâu
Vệ sinh răng miệng và gây tê
Sau khi đa hoàn thành bước thăm khám và chẩn đoán, bác sĩ nha khoa sẽ vệ sinh khoang miệng trước khi tiến hành phẫu thuật và chữa răng sâu số 7. Sau đó, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp gây tê niêm mạc để bệnh nhân không cảm thấy đau khi tiến hành phẫu thuật. Bệnh nhân hoàn toàn yên tâm, trong suốt quá trình phẫu thuật bạn sẽ không cảm thấy đau đớn nhưng hoàn toàn tỉnh táo để theo dõi quá trình bác sĩ phẫu thuật.
Thao tác nhổ răng
Bác sĩ sẽ sử dụng các thủ thuật nha khoa để loại bỏ răng số 7 ra khỏi cung hàm. Sau quá trình nhổ bỏ sâu răng số 7 hàm trên hoặc sâu răng số 7 hàm dưới , các bác sĩ sẽ nạo ổ nhổ, bơm rửa sạch và vệ sinh. Sau đó, bác sĩ sẽ bịt lại vết thương bằng cách khâu chúng lại bằng chỉ tự tiêu.
Hướng dẫn chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng số 7 bị sâu
Để đảm bảo vết thương hở sau sâu răng luôn sạch sẽ và không nhiễm trùng, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cắn miếng bông y tế, có tiệt trùng để ngăn chặn máu chảy nhiều và làm khô máu trong khoảng 30-45 phút. Trong 1 ngày sau khi nhổ răng, bạn nên tránh tác động mạnh vào chỗ răng mới nhổ như súc miệng, đánh răng hoặc hút thuốc lá.
Nhiều bệnh nhân sau khi nhổ răng sẽ cảm thấy ê lợi và buốt răng. Tuỳ thuộc vào tình trạng của bạn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau để bạn có thể giảm bớt tình trạng này. Các loại thuốc bạn có thể sử dụng để giảm đau và có thể tìm dễ dàng ở hiệu thuốc là Paracetamol. Không dùng Aspirin vì chúng sẽ gây ra tình trạng chảy máu âm ỉ và kéo dài.
Sau khi chữa sâu răng tại các phòng nha khoa, bạn nên dùng túi đá để chườm lạnh tại vết thương để giảm tình trạng sưng. Ngoài ra trong quá trình sinh hoạt, bạn nên uống nước bằng ống hút để giảm áp lực lên răng mới nhổ, ăn những đồ ăn mềm, lỏng và tránh dùng đồ nóng. Sau 1 ngày, bạn có thể vệ sinh vết thương bằng cách súc miệng bằng nước muối ấm. Cảm giác đau nhức sẽ giảm dần sau từ 3 ngày – 2 tuần.
Phòng ngừa sâu răng số 7 như thế nào?
Để phòng ngừa vi khuẩn sâu răng hình thành và phá hỏng cấu trúc răng số 7, bạn nên áp dụng một số biện pháp phòng ngừa sâu răng sau đây:
Chăm sóc răng miệng
Chải răng đúng cách mỗi ngày vào các thời điểm: sáng, sau ăn và tối trước khi đi ngủ. Sử dụng các sản phẩm bàn chải có đầu lông mềm để tránh làm tổn thương nướu răng, gây đau khó chịu cho bản thận.
Bạn cũng nên dùng nước súc miệng tự làm từ muối hoặc các loại sẵn có trên thị trường uy tín và phù hợp với tình trạng răng miệng của mình. Ngoài ra, đừng quên dùng chỉ nha khoa để dọn sạch các mảng bám mắc vào kẽ hở, khe rãnh trên răng.
Chế độ ăn uống
Hạn chế chất ngọt, tinh bột và các loại thực phẩm có tính axit cao như chanh, cam, bưởi,… giảm sự tác động đến men răng, ngăn chặn vi khuẩn sâu răng hình thành.
Không sử dụng nhiều các chất kích thích có màu đậm như cafe, thuốc lá, rượu, bia,… có thể khiến men răng bị xỉn màu mất thẩm mỹ cũng như gây vôi răng, gia tăng khả năng bị sâu răng.
Áp dụng chế độ ăn nhiều vitamin, chất sơ từ rau quả hay các loại canxi, protein từ thịt, cá,… để gia tăng sức đề kháng trống lại các vi khuẩn gây hại, phòng ngừa sâu răng từ bên trong.
Bổ sung flour hợp lý
Chỉ bổ sung flour khi có sự thăm khám của bác sĩ nếu răng có cấu tạo yếu, lớp men mỏng hoặc chất lượng men răng xấu do ảnh hưởng từ cha mẹ. Flour có thể được bổ sung thông qua kem đánh răng và flour dạng viên uống.
Với việc uống flour, Bạn không tự ý mua ở ngoài dùng, vì có thể khiến răng bị hỏng nếu không xác định đúng liều lượng và nồng độ mà nên có sự chỉ định từ bác sĩ nha khoa
Thăm khám răng miệng định kỳ
Nên thực hiện thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo răng đang trong tình trạng ổn định cũng như pháp hiện kịp thời nếu có nguy cơ bị mắc các bệnh răng miệng để điều trị hiệu quả.
Trên đây là bài viết cung cấp cho các bạn các thông tin hữu ích về cách chữa sâu răng số 7 đúng cách. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc trả lời câu hỏi sâu răng số 7 có nên nhổ không và cách chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng hàm.
Không nên bỏ qua: Sâu răng nổi hạch ở cổ có phải triệu chứng nguy hiểm không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!