Trẻ 14 Tuổi Bị Sâu Răng Phải Làm Sao? Phục Hình Như Thế Nào?
Tình trạng sâu răng ở trẻ 14 tuổi thường xuất hiện trên răng vĩnh viễn, không thể tự thay thế và phục hồi như răng sữa. Do đó, nhiều phụ huynh thắc mắc: Trẻ 14 tuổi bị sâu răng phải làm sao? Tìm hiểu ngay vấn đề này cùng những cách điều trị và phục hình răng sâu hiệu quả trong bài viết sau.
Trẻ 14 tuổi bị sâu răng phải làm sao? Có cần điều trị không?
Tình trạng sâu răng xuất hiện phổ biến ở nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, khi trẻ 14 tuổi bị sâu răng thường bị tổn thương răng vĩnh viễn bởi lúc này hầu hết các bé đều đã thay thế hết 20 răng sữa.
Có nhiều nguyên nhân có thể gây nên hiện tượng sâu răng, cụ thể:
- Chế độ dinh dưỡng không khoa học: Trẻ nhỏ thường ưa thích các loại thức ăn chứa nhiều đường và tinh bột, nước có gas,… Đây đều là những thực phẩm không tốt cho răng, dễ gây mảng bám và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng.
- Vi khuẩn sinh ra từ mảng bám: Cao hay vôi răng là hiện tượng những mảng bám trên răng gây nên do đường và tinh bột tích tụ tác dụng với những enzyme có trong nước bọt. Vôi răng bám chặt vào nướu, chân răng, trở thành nơi trú ngụ lý tưởng cho vi khuẩn, tăng nguy cơ phá hủy men răng và xuất hiện các vết nứt, lỗ hổng sâu răng phá hủy cấu trúc răng.
- Do kết cấu răng: Một số trẻ có kết cấu răng không đồng đều, khớp cắn không cân xứng do răng mọc lệch, mọc thưa hoặc men răng yếu đều ảnh hưởng lớn đến khả năng chống sâu răng.
- Vệ sinh răng miệng kém: Chế độ chăm sóc răng miệng kém là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra sâu răng. Việc không làm sạch răng miệng, loại bỏ thức ăn thừa đúng cách sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn tấn công và làm tổn thương răng.
Răng sâu dễ dàng nhận biết bằng cách quan sát vết đen, lỗ hổng trên răng kết hợp cảm giác ê buốt, đau nhức tại vị trí đó. Tuy nhiên, khi nhận ra răng bị sâu bằng các dấu hiệu bên ngoài thì lúc này đã sang giai đoạn nặng, phá hủy men răng và tấn công vào tủy. Bề mặt răng bị phá vỡ và bị tổn thương cấu trúc, mẻ, gãy hoặc thậm chí chỉ còn lại chân răng.
Sâu răng nặng kéo dài không được điều trị kịp sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh, cụ thể:
- Gây cảm giác đau nhức, ê buốt, khó chịu khi ăn uống và trong sinh hoạt hàng ngày.
- Răng xỉn màu, hư men răng gây ố vàng, đen răng.
- Răng sâu lâu ngày có thể lan sang các răng bên cạnh.
- Sâu răng xuất hiện ở răng cửa, răng nanh hàm trên hoặc phía ngoài của răng sẽ gây mất thẩm mỹ, từ đó khiến bệnh nhân thiếu tự tin trong giao tiếp.
- Tăng nguy cơ áp xe răng, viêm và hoại tử tủy răng, nhiễm trùng máu,…
- Răng vỡ, mẻ tăng dần thành mất hoàn toàn thân răng hoặc cả chân răng, nếu sâu răng vĩnh viễn sẽ gây mất răng thật vĩnh viễn, ảnh hưởng chức năng ăn nhai, phát âm và gây biến chứng tiêu xương, biến dạng hàm và mặt.
Chính vì vậy, với câu hỏi “14 tuổi bị sâu răng phải làm sao”, các bác sĩ khuyến nghị phụ huynh cần phát hiện dấu hiệu sâu răng sớm tại nhà, sau đó cần đưa bé đến cơ sở nha khoa uy tín để được khám, chẩn đoán chính xác. Tại đây, các bác sĩ có chuyên môn sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Theo đó, các mẹo dân gian hoặc sản phẩm hỗ trợ thường chỉ có tác dụng cải thiện đau nhức, kiểm soát không cho tình trạng sâu lây lan, song không có tác dụng tận gốc và phục hình răng đã bị tổn thương. Để đảm bảo sức khỏe răng miệng bé và hạn chế biến chứng do sâu răng, cha mẹ đến tìm hiểu các giải pháp nha khoa chuyên sâu.
Các phương pháp điều trị sâu răng và phục hình nha khoa cho trẻ 14 tuổi
Trẻ 14 tuổi bị sâu răng phải làm sao để điều trị dứt điểm luôn là câu hỏi được các bậc phụ huynh quan tâm. Theo các chuyên gia, việc đưa bé đến thăm khám trực tiếp với bác sĩ nha khoa tại phòng khám chính là giải pháp đúng đắn nhất. Sau khi thực hiện khám, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp và an toàn nhất cho trẻ.
Hiện tại, dưới đây là các phương pháp điều trị sâu răng và phục hình răng đã bị tổn thương hiệu quả được sử dụng nhiều nhất cho trẻ em tại các cơ sở nha khoa:
Hàn trám răng sâu
Đối với các trường hợp phát hiện sâu răng dù ở trẻ nhỏ hay người lớn, bác sĩ thường sử dụng thủ thuật hàn trám răng để lấp lỗ hổng, vết nứt sâu răng sau khi vệ sinh sạch sẽ. Đối với ca bệnh nặng, xuất hiện dấu hiệu viêm tủy, bác sĩ có thể cần sử dụng chiết tủy, bỏ tủy răng, sau đó thực hiện trám.
Hàn trám răng sâu là phương pháp sử dụng chất Composite an toàn, không gây kích sg, có màu giống răng thật để lấp kín vị trí bị sâu. Thủ thuật này giúp ngăn ngừa vi khuẩn tiếp tục tấn công vị trí răng bị tổn thương, đồng thời phục hình thẩm mỹ cho răng.
Bọc răng sứ
Đây là phương pháp điều trị được khuyến nghị cho các trường hợp sâu răng vĩnh viễn, đặc biệt răng hàm với tình răng sâu nặng, răng bị mẻ và vỡ lớn nhưng vẫn còn chân răng. Phương pháp bọc răng sức này giúp bảo vệ toàn bộ răng, ngăn chặn sâu răng tái phát và phục hình thẩm mỹ một cách tối đa.
Đây là giải pháp thẩm mỹ nha khoa không chỉ được áp dụng cho các tình trạng răng tổn thương nặng do sâu mà còn cho các tình trạng răng vỡ, mẻ do tai nạn hoặc các nguyên nhân khác. Nếu được thực hiện đúng kỹ thuật, chăm sóc đúng cách, răng sứ sau khi bọc có tuổi thọ kéo dài trên 15 năm.
Nhổ răng và trồng răng Implant cho trẻ đã phát triển hoàn toàn xương hàm
Trong một số ca bệnh trẻ 14 tuổi bị sâu răng nặng đến mức không còn viêm tủy, viêm nhiễm nặng và không thể bảo tồn chân răng hoặc toàn bộ răng thật, bác sĩ bắt buộc phải nhổ bỏ răng sâu để tránh biến chứng cũng như sự lây lan sang các răng bên cạnh.
Tuy nhiên, sau khi thực hiện nhổ răng sâu nặng, bác sĩ tư vấn giải pháp phục hình răng phù hợp để đảm bảo sự phát triển đúng của các răng còn lại trên cung hàm cũng như toàn bộ xương hàm của trẻ. Phương pháp phục hình răng mất hoàn toàn mang lại hiệu quả tốt nhất hiện nay chính là trồng răng Implant.
Với phương pháp trồng răng Implant, các bác sĩ sẽ thực hiện cấy ghép trụ Implant được chế tác từ Titan không gỉ trực tiếp vào xương hàm tại vị trí mất răng thật. Sau đó thực hiện phục hình thân răng bằng mão sứ thông qua khớp nối Implant Abutment. Toàn bộ quá trình chờ trụ tích hợp xương trước khi trồng răng sứ thường kéo dài từ 4 – 6 tháng.
Cấy ghép và trồng răng sứ Implant giúp phục hình hoàn toàn răng vĩnh viễn bị mất, hỏng nặng chân răng do các nguyên nhân khác nhau, bao gồm sâu răng. Răng sau khi phục hình có vẻ ngoài như răng thật và chức năng ăn nhai được đảm bảo tối đa. Tuổi thọ trụ và răng có thể lên đến trên 50 năm nếu thực hiện đúng kỹ thuật, sử dụng vật liệu chất lượng cao và được chăm sóc đúng cách.
Tuy nhiên, trên thực tế, đây không phải là giải pháp được khuyến nghị áp dụng cho trẻ tuổi bị sâu răng bởi phương pháp này chỉ áp dụng cho đối tượng có xương hàm phát triển hoàn thiện, mật độ xương đạt chuẩn. Đối tượng phù hợp để cấy trụ Implant thường trên 16 tuổi.
ĐỌC THÊM: 11 Địa Chỉ Trồng Răng Implant Giá Rẻ Tại TPHCM Uy Tín Nhất
Về vấn đề 14 tuổi bị sâu răng phải làm sao để phục hình khi đã bị mất chân răng, bác sĩ thường thực hiện nhổ bỏ răng sâu, sau đó tiếp tục theo dõi cho đến khi tình trạng răng miệng, xương hàm đạt chuẩn để thực hiện cấy ghép, trồng răng Implant.
Lưu ý cách phòng ngừa sâu răng cho trẻ nhỏ
Câu trả lời cho câu hỏi “14 tuổi bị sâu răng phải làm sao” rất quan trọng, sao cha mẹ nên phòng ngừa sớm để hạn chế tình trạng sâu răng ở bé. Dưới đây là một số phương pháp ngăn ngừa sâu răng cho trẻ nhỏ mà phụ huynh nên lưu ý:
- Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Vệ sinh răng miệng hàng ngày đúng cách giúp ngăn ngừa hiệu quả các bệnh lý nha khoa, bao gồm sâu răng. Cha mẹ ngay từ bé còn nhỏ cần chú ý thực hiện và hướng dẫn trẻ súc miệng, đánh răng sau khi ăn hoặc đều đặn 2 lần/ngày với kem đánh răng có chứa Fluoride. Cha mẹ cũng nên hạn chế bé sử dụng tăm xỉa răng, thay vào đó hãy cho trẻ sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước, bàn chải lông mềm,….
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Cha mẹ cần lưu ý chế độ ăn uống của bé, hãy chú trọng bổ sung Canxi, các nhóm vitamin, đặc biệt vitamin B12,… Hãy kiểm soát và hạn chế bé ăn những thức ăn quá ngọt, chứa nhiều đường, uống các loại nước giải khát có ga,…
- Khám răng định kỳ tại đơn vị nha khoa uy tín: Tự theo dõi tình trạng răng miệng của bé ở nhà là cj]a đủ bởi một số mầm bệnh và tổn thương ẩn sâu trong chân răng, nướu,… Hãy cho bé và cả gia đình khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường, có giải pháp điều trị sớm.
Trên đây đã cung cấp câu trả lời chi tiết cho vấn đề “trẻ nhỏ 14 tuổi bị sâu răng phải làm sao”, hy vọng sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh có con gặp dấu hiệu răng bị sâu, tổn thương cần điều trị, phục hình triệt để.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!