Răng số 8 bị sâu vỡ nguyên nhân do đâu? Xử lý như thế nào?
Răng số 8 bị sâu vỡ là hiện tượng khá hiếm gặp ở độ tuổi trưởng thành. Tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và sinh hoạt hàng ngày. Vậy sâu răng số 8 có nguy hiểm không, nên xử lý tình trạng này như thế nào? Bài viết chi tiết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.
Nguyên nhân tại sao răng số 8 bị sâu vỡ
Răng số 8 là còn được gọi là răng khôn, là những chiếc răng vĩnh viễn cuối cùng sẽ mọc vào độ tuổi trưởng thành, thường là từ 18 – 25 tuổi. Răng số 8 mọc ở cuối mỗi góc hàm và thường có xu hướng mọc lệch tạo ra những khe hở là nơi tích tụ thức ăn thừa. Lâu dần, nếu không được vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn sẽ tấn công gây ra tình trạng sâu răng, viêm nhiễm, hôi miệng.
Khi răng số 8 bị sâu, vi khuẩn sẽ tấn công làm cho phần cứng của răng dần bị tiêu đi, tình trạng này sẽ diễn biến theo từng quá trình sâu răng. Ở mức độ nhẹ, trên bề mặt răng có xuất hiện lỗ nhỏ và những vết đen li ti. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, lỗ sâu sẽ lớn dần lên, phần cứng của răng số 8 bị sâu vỡ sẽ tiêu dần đi. Dần dà, răng sẽ bị mất đi lớp men và ngà răng chỉ để lại chân răng, dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng khác.
Ảnh hưởng của tình trạng răng số 8 bị sâu vỡ
Răng số 8 bị sâu vỡ sẽ có thể gây ra nhiều biến chứng và ảnh hưởng đến sinh hoạt ăn uống hằng ngày.
- Nếu không được điều trị kịp thời, toàn bộ thân răng bị phá hủy, răng bị vỡ, mẻ chỉ còn lại chân răng điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng ăn nhai.
- Răng số 8 bị vỡ tạo ra những khe hở trên răng, là nơi tích tụ mảng bám và thức ăn thừa, gây nên tình trạng hôi miệng.
- Nếu răng bị nứt, phần lợi sẽ lan vào bên trong hốc sâu răng, phần lợi này dễ bị sưng, gây đau và chảy máu khi ăn nhai dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.
- Ngoài ra, răng số 8 bị sâu vỡ cũng gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hằng ngày.
- Tình trạng sâu răng số 8 cũng có thể lây lan ra những chiếc răng hàm ở vị trí lân cận, đây đều là những chiếc răng có chức năng nhai chính.
- Trường hợp bị sâu nghiêm trọng, sâu răng ăn vào tủy gây viêm chóp răng, áp xe xương ổ răng.
Có nên nhổ răng số 8 bị sâu vỡ hay không?
Răng số 8 bị sâu có nên nhổ không là thắc mắc của nhiều người khi gặp phải tình trạng này. Khi các răng vĩnh viễn từ số 1 – 7 bị sâu vỡ hoặc các bác sĩ thường sẽ ưu tiên thực hiện các phương pháp phục hồi để giữ lại răng như trám răng, bọc răng sứ. Tuy nhiên, đối với răng số 8, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên nhổ bỏ để tránh những biến chứng về sau.
Nguyên nhân là do, răng khôn số 8 không đóng vai trò quan trọng trong chức năng ăn nhai đồng thời vệ sinh răng khôn cũng khá khó khăn, dễ trở thành tác nhân của các bệnh về răng miệng. Ngoài ra, răng khôn cũng thường có xu hướng mọc nghiêng, mọc lệch đâm vào các răng khác làm ảnh hưởng xấu đến răng miệng.
Xem thêm: Sâu răng hôi miệng do nguyên nhân nào? Cách điều trị an toàn
Quy trình các bước nhổ răng khôn số 8
Hiện nay, với công nghệ hiện đại, việc nhổ răng số 8 không còn quá nguy hiểm như trước. Chỉ với một vài thao tác đơn giản, các bác sĩ sẽ giúp bạn nhổ bỏ răng và hạn chế tối đa cảm giác đau nhức sau khi thực hiện. Về cơ bản, quy trình nhổ răng số 8 vỡ sẽ diễn ra bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Thăm khám và chẩn đoán
Bác sĩ sẽ thăm khám, chụp X-quang để xác định tình trạng của răng số 8 bị sâu nhức cũng như các mô xung quanh. Trên cơ sở đó, tư vấn cho bệnh nhân kế hoạch điều trị sâu răng phù hợp.
Bước 2: Vệ sinh miệng và gây tê
Đây là một bước cơ bản luôn cần thực hiện trong tất các các ca nhổ răng, dù là răng thường hay răng khôn. Răng miệng cần được vệ sinh trước khi tiến hành nhổ răng là để phòng ngừa tình trạng lây nhiễm chéo. Sau đó, bác sĩ sẽ gây tê vùng răng cần điều trị để bệnh nhân không cảm thấy đau nhức hoặc ê buốt trong quá trình nhổ răng.
Bước 3: Thực hiện nhổ răng
Bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ cả thân và chân răng ra khỏi xương hàm, tùy vào vị trí của răng khôn cần nhổ, quá trình này sẽ kéo dài trong khoảng 15 – 20 phút hoặc lâu hơn. Khâu phức tạp nhất trong bước này chính là lấy chân răng khôn. Bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị nha khoa để rạch nướu và làm sạch khu vực nhiễm trùng. Sau khi răng được lấy ra, bác sĩ sẽ loại bỏ túi mủ có chứa vi khuẩn và khâu lại bằng chỉ nha khoa tự tiêu.
Bước 4: Hướng dẫn chăm sóc răng sau khi nhổ
Sau khi răng số 8 bị vỡ đã được nhỏ bỏ, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân cắn gạc bông để cầm máu, đồng thời kê thuốc giảm đau, kháng viêm và hướng dẫn bệnh nhân chăm sóc răng miệng tại nhà. Ngoài ra có thể yêu cầu tái khám trong một số trường hợp nhất định.
Một số địa chỉ điều trị sâu răng uy tín
Với cách xử lý răng số 8 bị sâu nêu trên, bạn nên lựa chọn các phòng khám nha khoa uy tín để được khám và điều trị theo quy trình đảm bảo nhất. Dưới đây sẽ là một số phòng khám và bệnh viện chuyên về nha khoa uy tín mà bạn có thể tham khảo:
- Trung tâm Nha khoa Điều trị ViDental thuộc Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha khoa Việt Nam.
- Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện ĐH Y Hà Nội, địa chỉ đặt tại Tôn Thất Tùng – Trung Tự – Đống Đa – Hà Nội.
- Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW Hà Nội, địa chỉ đặt tại Tràng Thi – Hoàn Kiếm – Hà Nội.
- Bệnh viện răng hàm mặt TP. HCM địa chỉ đặt tại 263 – 265 Trần Hưng Đạo, quận 1, TP. HCM.
- Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn, địa chỉ đặt tại Trần Hưng Đạo – Cô Giang – Quận 1 – TP.HCM.
Những lưu ý khi chăm sóc răng số 8 bị sâu vỡ
Sau khi đã loại bỏ răng số 8 bị sâu vỡ sẽ cần có thời gian để khu vực nướu có thể phục hồi và lành lại. Trong thời gian này, bạn cần chú ý một số điều như sau:
- Sau khi nhổ răng xong, bệnh nhân cần cắn vào bông gòn khô đã được vô trùng trong khoảng từ 30 – 40 phút. Điều này sẽ giúp cầm máu, tránh để máu chảy nhiều tràn vào khoang miệng.
- Trong vòng 24 giờ kể từ khi nhổ răng, chỉ nên vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng bằng nước súc miệng. Không nên đánh răng hoặc tác động lực lên răng số 8 mới nhổ.
- Thông thường, sau khi tiến hành mổ, bệnh nhân sẽ có cảm giác ê buốt và đau nhức. Lúc này, bạn nên sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Không nên ăn đồ ăn quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh vì lúc này phần nướu vẫn còn rất nhạy cảm, nếu uống nước, nên sử dụng ống hút.
- Ngay sau khi nhổ răng 1 ngày, bạn nên súc miệng bằng nước muối, điều này sẽ giúp cảm giác đau nhức giảm dần từ 3 ngày đến 2 tuần.
Trên đây là những thông tin về cách xử lý răng số 8 bị sâu vỡ cũng những lưu ý về chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng. Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây đã giúp ích cho quý vị độc giả trong quá trình tìm hiểu về vấn đề này. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để có biện pháp xử lý kịp thời hơn.
Dành riêng cho bạn:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!