Bị Tiêu Xương Hàm Có Trồng Răng Được Không?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi | Chuyên Khoa: Nha khoa Phục hình | Nơi công tác: ViDental Implant - Đống Đa, Hà Nội

Tiêu xương hàm là tình trạng nguy hiểm thường xảy ra sau khi răng bị hỏng phải nhổ bỏ, vùng xương chân răng bị tiêu biến. Do đó, trồng răng khi bị tiêu xương hàm có thể thực hiện được không là mối lo ngại của người bệnh không may bị mất răng.

Tiêu xương hàm là gì? Có những dạng nào?

Nếu có nhu cầu trồng răng khi bị tiêu xương hàm, đầu tiên bạn cần hiểu rõ tình trạng này là gì và bạn đang ở dạng nào. Tiêu xương hàm hay còn có tên gọi là tiêu xương răng. Đây là tình trạng suy giảm ổ xương răng và quang chân răng. Biến chứng này xảy ra sau khi mất răng, nếu không được xử lý kịp thời có thể gây lệch khớp cắn, méo miệng. Từ đó, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ của khuôn mặt cũng như chức năng nhai của người bệnh.

Tiêu xương hàm hay còn có tên gọi là tiêu xương răng
Tiêu xương hàm hay còn có tên gọi là tiêu xương răng

Tùy theo nguyên nhân mất răng (tuổi tác, sự cố tai nạn, bệnh lý răng miệng…) thì hình thức tiêu xương hàm sẽ có sự khác nhau. Một số dạng tiêu xương hàm thường gặp gồm có: 

  • Bị tiêu xương răng theo chiều dọc: Đặc điểm dễ nhận thấy nhất là phần xương hàm ngay dưới nướu răng mất bị lõm xuống, càng lâu càng trũng hơn so với các xương hàm lân cận, đặc biệt là vùng nướu tại vị trí tiêu xương cũng sẽ bị teo nhỏ lại. 
  • Mất răng bị tiêu xương theo chiều ngang: Độ rộng xương hàm tại vị trí răng bị mất thu hẹp lại, xương hàm của hai răng bên cạnh phát triển rộng và xâm lấn gây nên tình trạng răng bị xô lệch, mất thẩm mỹ.
  • Tiêu xương hàm khu vực xoang: Thường xảy ra khi người bệnh bị mất răng ở hàm trên, các đỉnh xoang tràn xuống và răng kích thước theo thời gian. Để khắc phục tình trạng này trước hết người bệnh cần thực hiện phẫu thuật nâng xoang sau đó mới có thể tiến hành trồng răng.
  • Tiêu xương toàn bộ mặt: Khi bị mất răng ở cả hàm trên và hàm dưới, xương hàm tiêu biến khiến mặt bị hóp lại, da mặt nhăn nheo và có nhiều nếp nhăn. 
  • Xương hàm bị hạ thấp: Tình trạng này xảy ra khi bị mất nhiều răng cùng một lúc mà không được khắc phục kịp thời. Sau khi xương hàm bị tiêu tiếp đó sẽ đến các ống thần kinh bên dưới. 
 

Trồng răng khi bị tiêu xương hàm có được không? Phương pháp nào tối ưu?

Theo các chuyên gia nha khoa, trồng răng khi bị tiêu xương hàm hoàn toàn có thể thực hiện được. Đây là phương pháp điều trị phổ biến cho các trường hợp bị mất răng do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Trong nha khoa, tình trạng tiêu xương hàm có thể trồng răng bằng một trong những phương pháp sau:

  • Trồng răng cấy trụ implant: Đây là phương pháp trồng răng hiện đại nhất hiện nay, đáp ứng được khả năng nhai cắn thức ăn tương đương với răng thật. Trụ Implant được gắn tích hợp với xương hàm để thay thế chân răng thật, tạo điểm tựa để gắn mão sứ lên. 
  • Gắn cầu răng sứ: Trồng răng khi bị tiêu xương hàm còn có thể áp dụng cách gắn cầu răng sứ. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc nhiều vào trụ răng, độ vững chắc của các răng 2 bên răng bị tiêu xương hàm.
  • Dùng răng giả tháo lắp: Đây là cách làm đơn giản nhất, có chi phí rẻ nhưng hiệu quả và tuổi thọ lại không cao. Răng giả tháo lắp thường không đảm bảo chức năng nhai cắn, tính thẩm mỹ cũng không tốt.

Tùy theo mức độ tiêu xương hàm bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân các giải pháp phù hợp. Các kỹ thuật truyền thống như làm cầu răng sứ hoặc răng giả tháo lắp sẽ chỉ khắc phục được khoảng trống mất răng mà không ngăn chặn được xương hàm tiếp tiêu biến. Do đó, giải pháp phù hợp nhất để ngăn ngừa và khắc phục tiêu xương hàm khi bị mất răng là trồng răng Implant – kỹ thuật hiện đại nhất trong ngành Y Nha khoa hiện nay. 

Gắn trụ implant là phương pháp trồng răng khi bị tiêu xương hàm hiệu quả
Gắn trụ implant là phương pháp trồng răng khi bị tiêu xương hàm hiệu quả

Tuy nhiên, do xương hàm bị tiêu nên việc trồng răng trở nên phức tạp hơn so với thông thường. Lúc này xương hàm không đủ thể tích và độ vững chắc để chống đỡ giúp trụ Implant luôn đứng vững để ghép trụ nhân tạo. Do đó, người bệnh cần tiến hành tiểu phẫu ghép xương tự thân hoặc xương nhân tạo.

Đầu tiên bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng tiêu xương đang ở mức độ nào, trường hợp nhẹ có thể trực tiếp cắm trụ Implant và bổ sung thêm đơn vị xương để gia tăng mật độ. Với những bệnh nhân xương hàm bị tiêu biến quá nặng, tiêu xương khu vực xoang hay hạ thấp hàm thì cần thực hiện phẫu thuật ghép xương nhân tạo để nâng xoang trước khi cấy ghép.

Sau khi trụ Implant đã được cấy ghép thành công và ổn định, nha sĩ sẽ gắn khớp nối Abutment và thân răng sứ hoàn thiện. Trụ Implant có tác dụng như một chân răng thật giúp ngăn ngừa tình trạng tiêu xương và xô lệch răng, hàm về sau. Riêng đối với trường hợp bị mất răng toàn hàm có thể áp dụng các kỹ thuật trồng răng Implant All in 4 hoặc All in 6.

Những lưu ý khi trồng răng xương bị tiêu xương hàm

Khi có các dấu hiệu bị tổn thương tủy răng với nguy cơ tiêu xương hàm bạn cần đến khám bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, khi trồng răng bị tiêu xương hàm người bệnh nên lưu ý các vấn đề quan trọng sau:

  • Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để được tư vấn chính xác phương pháp trồng răng phù hợp. Hãy ưu tiên chọn phòng khám có trang bị máy chụp CT 3D – loại máy có khả năng xác định chính xác vị trí, cấu trúc và tình trạng xương hàm. 
  • Tìm bác sĩ có tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm trong phục hình răng đề việc điều trị đạt kết quả tốt.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ cũng như tìm hiểu trước thông tin về phương pháp trồng răng khi bị tiêu xương hàm để có sự chuẩn bị tâm lý phù hợp nhất.
  • Tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ sau khi trồng răng, vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần mỗi ngày kết hợp dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn khỏi kẽ răng. 

Xương hàm bị tiêu biến do nguyên nhân nào?

Theo các bác sĩ nha khoa, có một số lý do phổ biến dẫn đến việc tiêu xương hàm như sau:

  • Tiêu xương hàm do tuổi cao: Ở người cao tuổi, chức năng răng miệng ngày càng suy giảm, răng bị lung lay, gãy rụng, xương hàm rất dễ bị tiêu biến.
  • Do bệnh lý răng miệng: Phần lớn các trường hợp bị biến chứng tiêu xương hàm là do các bệnh răng miệng như răng bị hư tủy, răng bị sâu không điều trị kịp thời… 
  • Răng không được rèn luyện, chịu lực kém: Nếu bạn thường xuyên ăn đồ ăn mềm, không có thói quen nhai thức ăn có độ cứng vừa đủ có thể làm giảm khả năng chịu lực của răng. Lâu ngày, răng không được rèn luyện có thể dẫn đến vỡ, rụng, thậm chí tiêu xương hàm.
  • Nướu bị tụt: Tình trạng nướu bị tụt khiến chân răng bị hở ra, răng trở nên lỏng lẻo, lâu ngày tách ra khỏi xương hàm. Theo thời gian, răng sẽ bị rụng và phần xương hàm tại vị trí mất răng bị tiêu biến.
Có nhiều nguyên nhân gây nên hiện trượng tiêu xương hàm
Có nhiều nguyên nhân gây nên hiện trượng tiêu xương hàm

Chuyên gia giải đáp: Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm?

Xương hàm là vùng xương ôm quanh chân răng hình thành trước khi răng mọc lên, duy trì và phát triển nhờ lực tác động của răng khi nhai hoặc căn xé thức ăn. Khi răng bị mất lực nhai không còn tác động nhiều tới vị trí xương hàm bao quanh răng đã mất nên sẽ bị tiêu biến dần, có xu hướng thu hẹp về phía hai răng bên cạnh và bị lõm ở giữa. 

Riêng với câu hỏi mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe răng miệng cho biết: Quá trình tiêu biến xương hàm của mỗi người sẽ khác nhau tùy và cơ địa và tình trạng sức khỏe. Có người sau 3 – 4 tháng xương hàm đã bắt đầu tiêu nhưng cũng nhiều người có mật độ xương dày, xương hàm tồn tại 4 – 6 năm. 

Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng thứ 4 là mật độ xương sẽ bắt đầu giảm dần, xương hàm trở nên xốp mềm, các chân răng bên cạnh dễ bị nghiêng lệch về phía răng đã mất. Tình trạng này kéo dài khiến răng dễ bị lung lay, tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng và có thể mất thêm nhiều răng hơn. 

Ngày nay nền y nha khoa phát triển, có nhiều thiết bị máy móc giúp phân tích mật độ xương và đưa ra dự đoán tương đối chính xác khoảng thời gian tiêu xương hàm khi bị mất răng. Mọi người sau khi mất răng nên đến các nha khoa uy tín để thăm khám và có kế hoạch trồng răng kịp thời trước khi xương bị tiêu biến.

Nhiều người thắc mắc không biết khi mất răng bao lâu thì tiêu xương hàm
Nhiều người thắc mắc không biết khi mất răng bao lâu thì tiêu xương hàm

Bài viết trên đây đã giúp bạn tìm hiểu về tình trạng tiêu xương hàm ở người bị mất răng lâu năm và giải đáp băn khoăn trồng răng khi bị tiêu xương hàm có thực hiện được không của nhiều khách hàng. Trên thực tế, tình trạng này hoàn toàn có thể cải thiện tốt nếu bạn chọn được địa chỉ nha khoa uy tín và có chế độ chăm sóc răng miệng tốt.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Implant - Hà Nội: Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0963.526.780

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 989.518.448

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental Implant - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Implant - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309