Ghép Xương Răng Là Gì? Khi Nào Cần Thực Hiện? Làm Ở Đâu?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi | Chuyên Khoa: Nha khoa Phục hình | Nơi công tác: ViDental Implant - Đống Đa, Hà Nội

Ghép xương răng là một kỹ thuật được sử dụng khi cấy ghép implant trong một số trường hợp mà cấu trúc xương hàm của khách không đạt tiêu chuẩn. Vậy ghép xương răng là gì và khi nào cần áp dụng trồng răng Implant thuật này? 

Ghép xương răng là gì?

Ghép xương răng hay còn gọi là cấy ghép màng xương, là một kỹ thuật được sử dụng nhiều trong trồng răng Implant. Kỹ thuật này sẽ sử dụng một hoặc nhiều miếng màng xương nhân tạo, ghép vào phần mô mềm cần được ghép xương. 

Nhiều khách hàng thắc mắc ghép xương răng là gì
Nhiều khách hàng thắc mắc ghép xương răng là gì

Kỹ thuật được sử dụng để tăng thêm độ dày, giúp xương khám cứng chắc hơn. Ngoài ra, việc ghép xương cũng giúp cải thiện chức năng của hàm và tăng thẩm mỹ cho sóng hàm. Việc ghép xương răng cũng có thể thực hiện bên ngoài vết thương khi vừa cấy ghép răng nhằm giúp lành thương nhanh chóng hơn.

Màng xương được sử dụng để ghép xương răng được chế tạo từ vật liệu sinh học nhân tạo, có khả năng tái thẩm thấu và sử dụng dành riêng cho xương và mô.

Khi nào cần ghép xương răng?

Không chỉ băn khoăn ghép xương răng là gì, rất nhiều khách hàng khi tìm hiểu về trồng răng implant cũng thắc mắc về vấn đề khi nào cần ghép xương răng, có bắt buộc hay không. Thực tế, ghép xương răng không phải là kỹ thuật bắt buộc phải thực hiện cho mọi trường hợp trồng implant.

Vậy những trường hợp nào được chỉ định ghép màng xương? Theo các bác sĩ nha khoa, với những khách hàng có cấu trúc xương hàm không đạt tiêu chuẩn về chất lượng và mật độ xương mới cần ghép màng xương.

Việc ghép xương răng sẽ giúp có cấu trúc xương hàm đảm bảo độ chắc chắn để quá trình tích hợp trụ Implant diễn ra nhanh chóng, an toàn, tránh bị đào thải. Ghép xương răng đóng vai trò quan trọng để giữ cho trụ implant bền chắc, đảm bảo thành công cho các ca trồng răng.

Nhiều trường hợp sẽ cần cấy ghép màng xương trước khi cấy Implant
Nhiều trường hợp sẽ cần cấy ghép màng xương trước khi cấy Implant

Các loại màng xương được sử dụng trong ghép xương răng

Đến đây chắc hẳn các bạn đã giải đáp được vấn đề ghép xương răng là gì và khi nào cần áp dụng kỹ thuật này. Vậy, màng xương dùng trong ghép xương răng có những loại nào? Hiện nay, có 2 loại màng xương được sử dụng phổ biến là màng xương tự tiêu và màng xương không tiêu với đặc điểm như sau:

  • Màng xương tự tiêu: Loại màng xương này được làm nhân tạo từ collagen với cấu trúc 3 chiều. Tính chất của màng xương này thô và xốp, được sử dụng nhằm hỗ trợ mô và hỗ trợ tái tạo xương. Sau khi cấy ghép, loại màng xương này sẽ tự động tiêu huỷ trong 2 – 3 tháng. Khoảng thời gian này vừa đủ để xương hàm phục hồi và tái tạo tự nhiên, hỗ trợ tích hợp implant vào xương.
  • Màng xương không tiêu: Những loại màng xương không tiêu được dùng chủ yếu hiện nay có thể kể tới như màng PTFE, màng Cellulose, màng lưới Titan. Đặc trưng của màng xương không tiêu là giúp tạo ra phần khung cứng cáp và ổn định cho khu vực cấy ghép Implant, giúp chống lại các áp lực chèn ép từ bên ngoài. Tuy nhiên với màng xương không tiêu thì khách hàng phải làm thêm một lần phẫu thuật nữa nhằm gỡ bỏ màng xương này khi xương hàm đã phục hồi.
Tuỳ theo trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ tư vấn loại màng xương phù hợp
Tuỳ theo trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ tư vấn loại màng xương phù hợp

Ghép xương răng có đau không? Mất bao lâu thời gian thì lành?

Quá trình ghép xương răng sau khi nhổ răng nếu được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm, với máy móc thiết bị hỗ trợ hiện đại thường không gây đau. Bởi quá trình ghép xương răng bệnh nhân sẽ được sử dụng các loại thuốc gây tê giúp hạn chế tối đa cảm giác khó chịu khi thực hiện.

Về vấn đề ghép xương răng bao lâu thì lành phụ thuộc vào cơ địa riêng của từng người và quá trình chăm sóc. Thông thường sau khoảng 2 – 3 tháng xương hàm có thể lành lặn hoàn toàn. Khi đó bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá lại tình trạng xương hàm để đưa ra lộ trình tiếp theo.

4 bước trong quy trình ghép xương răng 

Để việc ghép xương răng diễn ra thuận lợi và an toàn, các bác sĩ cần tuân thủ theo một quy trình chặt chẽ với 4 bước cơ bản như sau.

Bước 1 – Kiểm tra sức khỏe răng miệng toàn diện và chụp CT răng

Trước hết, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra toàn diện và đưa ra những nhận định về sức khỏe răng miệng, cấu trúc và mật độ xương hàm, từ đó chỉ định có cần thiết ghép xương răng hay không. 

Tiếp theo khách hàng sẽ được giải thích ghép xương răng là gì và quá trình diễn ra như thế nào. Nếu khách hàng đồng ý điều trị với kỹ thuật này sẽ chuyển sang bước chụp CT. Bước này nhằm xác định chính xác hơn vị trí cũng như định lượng màng xương cần cấy ghép thêm.

Bước 2 – Sát khuẩn và gây tê vùng cấy ghép xương răng

Trước khi tiến hành cấy ghép bệnh nhân cần được vệ sinh và sát khuẩn kỹ lưỡng vùng hàm cần thực hiện kỹ thuật. Việc này nhằm tránh nguy cơ nhiễm trùng cho khách hàng. Tiếp đó bác sĩ sẽ thực hiện gây tê tại chỗ, gây tê vùng để hạn chế đau nhức, khó chịu khi cấy ghép.

Nếu được thực hiện bởi bác sĩ tay nghề cao việc ghép xương răng sẽ không gây đau
Nếu được thực hiện bởi bác sĩ tay nghề cao việc ghép xương răng sẽ không gây đau

Bước 3 – Tiến hành cấy ghép màng xương

Để cấy ghép màng xương, bác sĩ sẽ thực hiện rạch 3 đường để tạo vạt niêm mạc.

  • Rạch đường thứ nhất dọc theo niêm mạc sống hàm tại vị trí vùng bị mất răng.
  • Rạch thêm hai đường tiếp theo từ hai đầu của đường rạch thứ nhất chạy về phía ngách tiền đình. Sao cho 3 đường rạch này tạo thành đáy hình thang có độ rộng đủ để thực hiện tiếp thao tác kỹ thuật sau đó.
  • Tiến hành bóc tách phần vạt niêm mạc sao cho lộ phần cần phẫu thuật.
  • Bác sĩ sẽ rạch thêm một đường để giảm căng.
  • Tiếp theo bác sĩ thao tác các mũi khoan để bề mặt xương đạt được bề mặt cần thiết.
  • Cuối cùng bác sĩ tiến hành đặt màng xương nhân tạo cùng bột xương vào đúng vị trí cấy ghép.

Bước 4 – Khâu lại và đóng vạt niêm mạc

Kết thúc quá trình cấy ghép bác sĩ cần tiến hành khâu đóng vạt niêm mạc và tạo hình nướu. Cuối cùng sát khuẩn khoang miệng kỹ để tránh nhiễm trùng. Sau khi phẫu thuật ghép xương răng xong, khách hàng sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc và hẹn lịch tái khám để kiểm tra tiến độ phục hồi.

Những lưu ý quan trọng khi ghép xương răng

Nếu được chỉ định cấy ghép màng xương, hãy đề nghị bác sĩ giải thích kỹ lưỡng ghép xương răng là gì và quá trình ra sao. Điều này giúp bạn nắm rõ kỹ thuật sẽ thực hiện, tránh cảm giác lo lắng, băn khoăn.

Trước khi cấy ghép xương răng

Trước khi thực hiện cấy ghép xương răng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nên chọn lựa cơ sở nha khoa uy tín, có hệ thống máy móc hiện đại, máy chụp CT 3D giúp xác định chính xác nhất tình trạng xương hàm. Ngoài ra, cần chọn bác sĩ điều trị là người có kinh nghiệm và chuyên môn cao, từng thực hiện thành công nhiều ca ghép xương răng.
  • Nên tìm hiểu trước một cách kỹ lưỡng về các loại vật liệu ghép xương răng. Đề nghị bác sĩ cung cấp thông tin về nguồn gốc, xuất xứ của vật liệu và đảm bảo về chất lượng của màng xương sẽ tiến hành cấy ghép.
  • Ngưng hút thuốc và uống rượu bia ít nhất 4 – 6 tuần trước khi cấy ghép xương răng để đảm bảo an toàn. Đồng thời chuẩn bị tâm lý thoải mái và vững vàng trước khi thực hiện phẫu thuật.

ĐỌC THÊM: Tháo Trụ Implant: Quy Trình, Trường Hợp Cần Thực Hiện, Lưu Ý

Khi ghép xương răng khách hàng cần lưu ý chăm sóc đúng cách
Khi ghép xương răng khách hàng cần lưu ý chăm sóc đúng cách

Lưu ý sau khi ghép xương răng

Khách hàng cần lưu ý một số yêu cầu sau khi ghép xương răng như sau:

  • Sau khi kết thúc phẫu thuật cần cắt chặt gạc cầm máu để cho máu ngưng hẳn. Nếu sau 30 phút hiện tượng chảy máu vẫn diễn ra cần báo ngay cho bác sĩ.
  • Trong vòng 1 giờ sau khi phẫu thuật tuyệt đối không ăn uống, nhai hoặc khạc nhổ.
  • Trong vòng  4 – 6 tuần sau khi ghép xương răng, không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, bia, rượu.
  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh nhiễm trùng. Có thể chườm đá bên ngoài giúp giảm sưng và đau nhức.
  • Tiến hành vệ sinh răng miệng và vùng cấy ghép đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Trong 1 tuần đầu sau khi ghép xương răng chỉ nên ăn thức ăn mềm, lỏng và nguội.

Hi vọng với những thông tin toàn diện và chi tiết trên đây đã giúp bạn giải đáp rõ ràng cho vấn đề ghép xương răng là gì. Nếu có băn khoăn hay bất cứ thắc mắc nào về việc ghép xương răng hoặc cấy ghép răng implant, bạn có thể liên hệ tới số Hotline của ViDental Implant để được các chuyên gia giải đáp kỹ lưỡng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Implant - Hà Nội: Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0963.526.780

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 989.518.448

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental Implant - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Implant - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309