Giải Đáp: Bị Mất, Gãy Răng Hàm Có Sao Không? Điều Trị Ra Sao?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi | Chuyên Khoa: Nha khoa Phục hình | Nơi công tác: ViDental Implant - Đống Đa, Hà Nội

Răng hàm đóng vai trò quan trọng trong khả ăn ăn nhai của con người, vậy răng hàm gãy có mọc lại được không và gãy răng hàm có sao không? Cùng Vidental tìm hiểu thêm về mức độ nguy hiểm cũng như cách khắc phục cho tình trạng gãy răng hàm trong bài viết dưới đây.

5 nguyên nhân mất, gãy răng hàm phổ biến nhất

Trước khi tìm hiểu vấn đề “gãy răng hàm có sao không” trước hết hãy tìm hiểu những nguyên nhân chính gây nên việc bị sứt mẻ, gãy, rụng răng hàm. Răng hàm bị gãy do nhiều yếu tố khác nhau, thường gặp nhất là cấu trúc răng hàm bị phá hủy từ bên trong do răng sâu hoặc do tác động ngoại lực như chấn thương, tai nạn. Các phổ biến dẫn tới tình trạng gãy răng hàm bao gồm:

Chấn thương làm gãy răng hàm

Chấn thương vùng mặt là nguyên nhân hàng đầu gây gãy răng hàm. Chơi các môn thể thao luôn có nguy cơ bị chấn thương vùng mặt. Ngoài ra, những chấn thương do tai nạn lao động, tai nạn giao thông không chỉ có thể làm gãy răng hàm mà còn có thể dẫn tới mất cả thân răng, thậm chí là sai khớp cắn hàm.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến gãy, mất răng hàm
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến gãy, mất răng hàm

Chăm sóc, vệ sinh răng miệng kém

Việc ít đánh răng hoặc đánh răng không đúng cách sẽ tạo điều kiện cho mảng bám tích tụ quanh răng. Mảng bám ngày càng lớn, là nơi trú ngụ thuận lợi cho vi khuẩn có hại trong khoang miệng tấn công và phá hủy men răng, gây ra các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu, viêm chân răng,… 

Các bệnh lý này sẽ làm cho men răng bị thoái hóa, vi khuẩn xâm nhập vào ngà răng và phá hủy cấu trúc của răng. Lúc này nếu bạn  ăn, nhai thức ăn có độ cứng cao thì nguy cơ gãy răng hàm là rất cao

Ăn uống thiếu chất khiến răng yếu, dễ gãy

Canxi và vitamin D là những dưỡng chất vô cùng quan trọng đối với sức khỏe răng miệng, quyết định độ chắc khỏe của răng. Cơ thể hấp thu Canxi và tổng hợp vitamin D từ nhiều loại thực phẩm khác nhau kết hợp với việc tắm nắng hàng ngày.

Chế độ ăn uống không khoa học, thường xuyên ăn đồ chiên rán, nhiều đường, ít ăn rau củ và thực phẩm giàu canxi sẽ làm thiếu hụt những dưỡng chất này trong cơ thể. Điều này sẽ khiến răng yếu, giòn, dễ gãy vỡ. Đồng thời, đường và axit từ các loại thức ăn nhanh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công phá hủy cấu trúc răng dẫn đến chân răng yếu dần theo thời gian.

Thói quen nhai xấu làm tổn thương răng hàm

Những thói quen xấu như thường xuyên nhai thức ăn cứng, cắn chặt răng, dùng răng mở nắp chai,… sẽ dẫn đến răng nứt, chân răng yếu dầnn. Một lớp men nhỏ trên răng sẽ làm lộ ngà răng. Ngà răng chỉ có 70% là vô cơ nên rất yếu và nhạy cảm, dễ bị vi khuẩn xâm nhập và tấn công. Khi ngà răng bị lộ, những thói quen như nghiến răng, ăn đồ cứng có thể dẫn tới gãy răng bất cứ lúc nào.

Gãy, mất răng hàm do tuổi tác

Tuổi tác cũng là một trong những nguyên nhân chính gây gãy răng hàm.. Những hành vi như nhai, nghiến răng sẽ khiến lớp men răng bị phá vỡ theo thời gian, kết hợp với sự lão hóa của cơ thể khiến người già, người lớn tuổi dễ bị gãy răng hơn. 

Bị mất, gãy răng hàm có sao không? Ảnh hưởng như thế nào?

Nhiều bệnh nhân lo lắng: Bị gãy răng hàm có sao không, có nguy hiểm không? Theo các bác sĩ, răng hàm đóng vai trò chính là cơ nhai của xương hàm. Khi bong ra, cấu trúc răng không còn nguyên vẹn dẫn tới việc ăn nhai khó khăn hơn. Ngoài ra, khả năng cao là mắc các bệnh về răng miệng, răng dịch chuyển sai vị trí,…

Xem thêm

Nhiều người lo lắng: Mất, gãy răng hàm có sao không?
Nhiều người lo lắng: Mất, gãy răng hàm có sao không?

Những hậu quả cụ thể của việc gãy răng hàm bao gồm: 

Răng vỡ gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe

Cấu trúc răng bị tổn thương tạo ra khoảng trống trên xương hàm, gây khó khăn cho việc ăn nhai. Thức ăn không được nhai nghiền kỹ trước khi vào dạ dày khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới nguy cơ bị viêm loét dạ dày, cơ thể không hấp thụ đủ dinh dưỡng gây suy nhược.

Ngoài ra, gãy răng hàm còn gây ra tình trạng nứt hàm do thói quen chỉ nhai 1 bên, dẫn đến biến đổi cấu trúc hàm một bên, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ khuôn mặt, thậm chí gây đau nhức vùng khớp thái dương hàm,…

Chiếc răng bị hỏng lộ tủy răng có thể nhạy cảm hơn khi tiếp xúc trực tiếp với sức nóng của thức ăn. Lâu dần có thể khiến bạn bị đau nhức thái dương, đau đầu ngay sau khi ăn và nhai. Điều này sẽ khiến tinh thần giảm sút, sức khỏe bị ảnh hưởng, cơ thể suy nhược, dễ cáu gắt, mệt mỏi.

Gãy răng hàm tăng nguy cơ mắc bệnh nha khoa

Răng bị gãy làm hỏng bề mặt của răng và tạo ra những lỗ hổng nhỏ khiến thức ăn lọt vào khi bạn nhai, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trú ngụ. Vi khuẩn xung quanh răng hàm bị gãy sinh sôi và phát triển nhanh chóng để tấn công các răng còn lại rồi tấn công sang các răng bên cạnh. 

Khi bị gãy răng hàm, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời và chú ý vệ sinh răng miệng, bạn sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như sâu răng, viêm chân răng, viêm nha chu, tụt nướu,…

Gãy răng hàm dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng
Gãy răng hàm dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng

Gãy răng hàm có sao không? Mất răng vĩnh viễn, xô lệch hàm

Nếu không sử dụng các phương pháp phục hình như trám răng, bọc sứ để bảo vệ phần chân răng thì sẽ có nguy cơ bị rụng. Vi khuẩn từ hốc răng này xâm nhập vào các răng khác, nếu có vết nứt lớn có thể xâm nhập trực tiếp vào răng gây đau nhức, khiến chân răng lung lay. Lâu dần, phần răng hàm bị gãy sẽ yếu đi, dẫn đến mất răng vĩnh viễn. 

Việc mất răng lâu ngày sẽ khiến răng xô lệch, cung hàm và khớp cắn mất cân xứng, tiêu xương hàm, biến dạng mặt cùng nhiều biến chứng khác ảnh hưởng thẩm mỹ, khả năng ăn nhai cũng như giao tiếp của bệnh nhân.

Gãy răng hàm có sao không? Có thể gây biến dạng cung hàm, khuôn mặt
Gãy răng hàm có sao không? Có thể gây biến dạng cung hàm, khuôn mặt

Răng hàm bị gãy có tự mọc lại được không?

Người trưởng thành có từ 28 – 32 chiếc răng, bắt đầu từ các răng cửa sau, các răng hàm ở các vị trí 4, 5, 6, 7, 8. Răng hàm ở vị trí 4, 5 còn được gọi là răng tiền hàm, răng hàm ở vị trí 6, 7, 8 sẽ được gọi là răng cối lớn. Thông thường răng số 8 hay còn gọi là răng khôn sẽ được các bác sĩ loại bỏ vì chúng thường mọc mất trật tự do hàm không đủ kích thước dẫn đến răng số 7 mọc đè lên.

Răng hàm đóng vai trò quan trọng khi chúng hoạt động như một chiếc máy xay, trộn thức ăn với nước bọt trước khi đưa vào dạ dày. Răng hàm còn giúp ổn định cơ xương trên khuôn mặt, giúp khuôn mặt cân đối và nụ cười đẹp.

Răng hàm nhỏ số 4 và 5 có quá trình thay răng sữa tương tự như răng cửa và răng nanh. 2 răng này được thay ở độ tuổi từ 10 – 15, sau khi răng vĩnh viễn mọc xong, răng hàm số 4, số 5 sẽ không mọc lại. Trong khi đó, răng hàm số 6, 7, 8 là răng hàm vĩnh viễn tự mọc mà không cần thay răng sữa, chúng cũng không có khả năng mọc lại khi bị gãy, mất.

Gãy răng là tình trạng mất một phần răng do nhiều nguyên nhân khác nhau như sâu răng, ăn nhai khó khăn, tai nạn,… Trong hầu hết các trường hợp gãy răng, chân răng và một phần thân răng hàm vẫn hoạt động bình thường. Trong một số ít trường hợp, toàn bộ chân răng bị mất. Khi một chiếc răng hàm bị gãy, do chúng không thể mọc lại nên bạn sẽ cần đến nha khoa uy tín để thực hiện điều trị nâng phần răng tự nhiên còn lại thông qua các thủ thuật như trám răng, bọc răng sứ, trồng răng,…

ĐỌC THÊM: 11 Địa Chỉ Trồng Răng Implant Tại Hà Nội Được Đánh Giá Cao

Răng hàm bị gãy không tự mọc lại được mà cần phục hình tại nha khoa
Răng hàm bị gãy không tự mọc lại được mà cần phục hình tại nha khoa

Mất, gãy răng hàm có sao không và điều trị ra sao? Phương pháp nào tối ưu?

Về vấn đề” gãy răng hàm có sao không và nên điều trị thế nào”, theo chuyên gia, khi bị gãy răng, bạn nên đến ngay nha khoa uy tín để được thăm khám. Đối với trường hợp răng bị gãy, thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị theo hướng bảo tồn răng thật nhiều nhất có thể. 

3 cách phục hình phổ biến nếu răng hàm bị gãy như sau: 

  • Trám răng: Nếu răng hàm bị gãy dưới 1/3 thân răng, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp trám răng. Quy trình này sử dụng vật liệu từ các chuyên gia nha khoa để lấp đầy phần răng bị hỏng, ngăn vi khuẩn có hại xâm nhập vào thân răng. Sau khi trám răng, cô, chú, anh, chị có thể ăn uống thoải mái và không lo các bệnh lý răng miệng do mất răng gây ra.
  • Bọc răng sứ: Nếu bị gãy trên 1/3 thân răng, bác sĩ sẽ chỉ định bọc răng sứ để bảo vệ chân răng và phần răng thật còn lại. Trước khi dán sứ, bác sĩ làm sạch bề mặt răng hỏng. Sau đó, răng hàm sẽ được bọc sứ để đảm bảo độ khít sát. Răng hàm sau khi bọc có thể ăn nhai chuẩn xác, màu sắc tự nhiên gần giống răng thật, mang lại vẻ đẹp tự nhiên. 
  • Trồng răng giả: Trong trường hợp răng bị gãy khiến chân răng bị rung và không thể bảo vệ bằng trám răng hay bọc răng sứ thì bạn buộc phải xử lý bằng cách nhổ bỏ chiếc răng gốc và phục hình lại răng hàm. Hiện nay có nhiều phương pháp phục hình như làm sầu sứ, hàm giả tháo lắp, cấy trụ Implant,…

Về các phương pháp trồng răng hàm để phục hồi khả năng ăn nhai cũng như tình thẩm mỹ cho bệnh nhân, mỗi phương pháp phục hình sẽ có ưu, nhược điểm riêng. Trong đó, cấy ghép Implant là phương pháp hiệu quả nhất để đảm bảo hiệu quả phục hồi và chức năng ăn nhai của răng hàm, cụ thể:

  • Răng hàm giả tháo lắp: Dạng răng giả máng nhựa dẻo/cứng hoặc kim loại, gắn với răng nhựa/sứ/kim loại có thể thiết lập vào nướu để thay thế thân răng hàm bị gãy, mất. Phương pháp có giá cả phải chăng, an toàn và phù hợp mọi bệnh nhân, dễ dàng vệ sinh răng giả nhưng chỉ đảm bảo được 30 – 40% khả năng ăn nhai, tính thẩm mỹ không cao, có tuổi thọ thấp (khoảng 2 – 5 năm), không ngăn được tiêu xương.
  • Bắc cầu sứ: Bác sĩ tiến hình mài 2 răng thập bên cạnh vị trí mất răng làm trụ, sau đó lắp mão sứ để thay thế thân răng hàm bị mất. Phương pháp có tính thẩm mỹ cao, đảm bảo khả năng ăn nhai đạt 40 – 60% răng thật, tuổi thọ từ 7 – 15 năm, sống có giá cao hơn hàm tháo lắp và cũng không ngăn được biến chứng tiêu xương hàm.
  • Cấy trụ Implant và lắp mão sứ: Phương pháp thực hiện cấy ghép trụ Implant từ Titan vào xương hàm, thay cho vị trí chân răng đã mất, sau đó lắp mão sứ lên để phục hình. Răng Implant có tính thẩm mỹ cao, độ bền và khả năng ăn nhai tương tự răng thật, tuổi thọ trên 15 năm và có thể kéo dài vĩnh viễn nếu được chăm sóc tốt. Tuy nhiên, chi phí trồng răng Implant đắt nhất trong 3 phương pháp và đòi hỏi cao về bác sĩ, đơn vị thực hiện.

Có nhiều phương pháp phục hình răng hàm bị gãy, hỏng

Như vậy chúng tôi đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin xoay quanh vẫn đề gãy răng hàm có sao không cũng như cách điều trị hiệu quả cho từng trường hợp trong bài viết trên. Trong trường hợp bị gãy răng hàm, hãy thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt để đảm bảo sức khỏe và duy trì chức năng của hàm.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Implant - Hà Nội: Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0963.526.780

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 989.518.448

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental Implant - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Implant - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309