Thiếu Răng Bẩm Sinh: Nguyên Nhân, Phòng Ngừa Và Khắc Phục

Đã được tư vấn chuyên môn bởi | Chuyên Khoa: Nha khoa Phục hình | Nơi công tác: ViDental Implant - Đống Đa, Hà Nội

Thiếu răng bẩm sinh là một trong những bệnh lý răng hàm mặt có thể thấy ở nhiều người. Việc trẻ mọc thiếu răng khiến cha mẹ hoang mang lo lắng là vì xương hàm của bé vẫn hoàn thiện cho tới lúc trưởng thành (18 tuổi) nên việc khắc phục cũng không dễ dàng như thay thế ngay một chiếc răng vĩnh viễn khác khi nó đã hỏng, gãy, rụng như người lớn. Hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này.

Thiếu răng bẩm sinh là gì? Phân loại ra sao?

Thiếu răng (Hypodontia) là ảnh hưởng của những khiếm khuyết về gen trong việc phát triển răng, cụ thể là các gen MSX1, PAX9 và EDA, AXIN 2. Thiếu răng bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến cả 2 hệ răng, tuy nhiên thường gặp ở hệ răng vĩnh viễn hơn. Răng bị thiếu thường thấy nhất là R8, đến R5 dưới, đến R5 trên và cuối cùng là răng cửa phía trên.

Thiếu răng bẩm sinh là hiện tượng răng mọc thiếu so với thông thường
Thiếu răng bẩm sinh là hiện tượng răng mọc thiếu so với thông thường

Có những loại thiếu răng bẩm sinh nào?

Bởi vì có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây nên tình trạng thiếu răng bẩm sinh, dựa vào các tình trạng, số lượng và độ tuổi phát triển mà tình trạng này sẽ có biểu hiện khác nhau như:

  • Bệnh nhân cũng có thể gặp hội chứng thiếu nhiều răng (Oligodontia): Bệnh nhân được coi là thiếu nhiều răng khi thiếu 6 hoặc nhiều hơn 6 răng bẩm sinh. Bệnh nhân thường có răng sữa tồn tại khá lâu, khi răng vĩnh viễn mọc lên sẽ có kích cỡ nhỏ, tròn và mỏng hơn bình thường. Tình trạng này gây khó khăn cho bệnh nhân khi nhai, phát âm và ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ. 
  • Người bệnh không có răng (Anodontia): Đối với bệnh không răng, bệnh nhân hoàn toàn không có chiếc răng nào. Đây là dạng rất hiếm gặp trong các người bệnh.

Nguyên nhân của bệnh thiếu răng bẩm sinh

Tình trạng thiếu răng bẩm sinh thường thấy có thể do những nguyên nhân sau:

  • Do di truyền (thường thấy). Thiếu răng do có tính chất di truyền nên trong gia đình có thể gặp trường hợp bị thiếu số răng giống nhau. Các yếu tố ô nhiễm của môi trường xung quanh cũng có thể góp phần gây nên bệnh.
  • Không có mầm răng vĩnh viễn do khiếm khuyết gen di truyền, thiếu hụt dưỡng chất,…
  • Ngoài ra, liệu pháp xạ trị đầu mặt cổ ở trẻ nhỏ hoặc bệnh sởi Đức (Rubella) ở bà mẹ trong khi mang thai cũng được coi là có liên quan đến việc thiếu răng bẩm sinh. 
  • Thiếu răng bẩm sinh xuất hiện ở trẻ nhỏ còn có thể có liên quan đến tình trạng khe hở môi vòm miệng và hơn 100 hội chứng khác nhau, ví dụ như: Hội chứng Down, Hajdu-Cheney, Rieger… 
  • Do một tác động nào đó làm cho mầm răng của trẻ bị mọc ngầm, không mọc ra trên cung hàm được mặc dù có mầm răng ở dưới hoặc mọc sai vị trí.
  • Người mẹ trong quá trình mang thai có hút thuốc lá hoặc sử dụng một vài loại thuốc như Thalidomide cũng có thể khiến bé sinh ra bị thiếu răng.
  • Chấn thương, rối loạn phát triển, viêm nhiễm, điều trị tia xạ,… cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hiện tượng mọc thiếu răng.
  • Do bác sĩ nhổ nhầm răng sữa của bé lúc còn nhỏ.
Nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến việc thiếu một hoặc nhiều răng bẩm sinh
Nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến việc thiếu một hoặc nhiều răng bẩm sinh

Cách nhận biết dấu hiệu của thiếu răng bẩm sinh

Quý phụ huynh có thể theo dõi hành trình răng mọc ở trẻ, từ những chiếc răng sữa. Răng sữa ở trẻ em đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thông thường như nhai, nói, thẩm mỹ và làm nhiệm vụ giữ chỗ cho răng vĩnh viễn tương ứng trên cung hàm, giúp cho những chiếc răng vĩnh viễn mọc thuận lợi và xương hàm phát triển bình thường. 

Tình trạng răng sữa mọc thiếu xảy ra với tỉ lệ thấp, thường không có triệu chứng, tuy nhiên phụ huynh có thể được nhận biết được trong các trường hợp dưới đây:

  • Trẻ em mọc thiếu răng sữa có thể được chẩn đoán trong khi khám sức khỏe răng miệng bằng cách đếm số răng sữa trẻ đã mọc tương ứng với tuổi. Theo tiến trình thông thường, bé từ 6 – 9 tháng sẽ mọc 4 răng cửa trung tâm, từ 7 – 10 tháng sẽ mọc thêm 2 răng cửa trên, từ 12 – 14 tháng sẽ mọc 4 răng hàm sữa, từ 16 – 18 tháng mọc 4 răng nanh sữa và từ 20 – 30 tháng sẽ mọc răng hàm sữa cuối cùng.
  • Răng sữa mọc từ mầm răng đã phát triển trước đó trong cung hàm, một số trường hợp, mầm răng sữa không mọc lên mà biến thành nang răng có thể bị sưng, đau nhức, hoặc nhiễm trùng… trường hợp này trẻ sẽ cần kiểm tra và can thiệp bằng thăm khám chuyên khoa và chụp X-quang. 
  • Răng vĩnh viễn mọc lệch cũng chính là dấu hiệu cảnh báo răng sữa mọc thiếu ở trẻ. Răng sữa không chỉ giữ vai trò hỗ trợ chức năng nhai và nói ở trẻ trong những năm đầu đời mà còn có thể giữ chỗ để răng vĩnh viễn mọc, vì răng vĩnh viễn sẽ mọc ngay dưới chân của răng sữa. Khi trẻ bị thiếu răng sữa, những răng vĩnh viễn sẽ có thể mọc lệch lạc và biến dạng. 
  • Ở trẻ có những dị tật mang tính chất bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch, hội chứng Down,… cũng hay có thiếu răng sữa đi cùng.
Tình trạng răng sữa mọc thiếu thường không có triệu chứng
Tình trạng răng sữa mọc thiếu thường không có triệu chứng

Lưu ý: Một số trường hợp do bị nhổ nhầm hay chấn thương vùng hàm mặt khiến trẻ bị rụng răng và dẫn đến lầm tưởng trẻ mọc thiếu răng sữa.

Thiếu răng bẩm sinh có nguy hiểm không?

Tình trạng thiếu khuyết răng bẩm sinh ở trẻ có thể gây ra nhiều tác hại mà phụ huynh có thể không ngờ tới:

  • Suy giảm chức năng ăn nhai: Chức năng của răng là cắn và xé thức ăn thành từng mảnh nhỏ, nếu mất thiếu chiếc răng thì chức năng này sẽ bị yếu dần. Thức ăn không được nhai kỹ sẽ về lâu dài gây áp lực cho hệ tiêu hoá dẫn đến nhiều bệnh đường ruột và dạ dày.
  • Giảm thẩm mỹ khuôn mặt: Ảnh hưởng đầu tiên mà có thể nhận ra bằng mắt thường đó chính là về ngoại hình, đặc biệt ở những răng phía trước, nhiều trẻ khi lớn đã hiểu chuyện, quan tâm tới vẻ đẹp thì việc thiếu răng cửa khiến chúng tự ti, mặc cảm không thích đến lớp, sợ giao tiếp với bạn bè và mọi người xung quanh. 
  • Phát âm bị ảnh hưởng: Răng, miệng và lưỡi là tổ hợp quan trọng giúp người phát âm chuẩn, khi một trong số chúng có vấn đề thì việc phát âm cũng bị hạn chế. Người bị thiếu răng số 2 sẽ phát âm không tròn vành, rõ chữ và hay bị nói sai khiến mọi người cảm thấy khó chịu khi tiếp xúc hàng ngày. 
  • Tiêu xương hàm: Thiếu răng tương đương với thiếu chân răng. Mà khi không có chân răng thì xương hàm không nhận đủ các kích thích cần thiết để tái tạo xương. Theo thời gian lượng xương mới không đủ để bù xương bị mất đi sẽ tạo ra hiện tượng tiêu xương ổ răng. Sau đó sẽ tiếp tục dẫn tới tình trạng lệch chân răng, tụt lợi,… 
  • Sai khớp cắn: Thiếu hụt răng trong thời gian dài có thể gây lệch khớp cắn hoặc bị kéo tụt răng toàn bộ hàm. Không chỉ những răng kế cận răng ảnh hưởng mà cả các răng xung quanh đều sẽ có xu hướng bị kéo về phía khoảng trống thiếu hụt gây lệch khớp cắn. Mất sự không cân đối giữa số răng 2 hàm khiến sự hoạt động khi nhai cắn trở nên phức tạp, gây tổn thương khớp cắn và sẽ có một số răng bị răng mất dần đi bất thường. 
  • Tăng cao khả năng mắc một số bệnh lý răng miệng như: Sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy, hôi miệng,…

Như vậy, tình trạng thiếu răng bẩm sinh sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đối với khả năng ăn nhai của hàm và thẩm mỹ của gương mặt, làm bệnh nhân dễ cảm thấy tự ti khi giao tiếp hàng ngày, ảnh hưởng đến học tập, chậm phát triển những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Đồng thời, về lâu dài, tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe tổng thể của người bệnh.

Tình trạng thiếu khuyết răng bẩm sinh gây ra suy giảm chức năng ăn nhai
Tình trạng thiếu khuyết răng bẩm sinh gây ra suy giảm chức năng ăn nhai

Cách phòng ngừa cho những trường hợp thiếu răng bẩm sinh

Trường hợp thiếu răng bẩm sinh do yếu tố bên ngoài vẫn có cách phòng tránh bằng việc theo dõi định kỳ 2 quá trình là mọc răng sữa cho trẻ (20 chiếc) và thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn (28 chiếc không kể răng khôn). Thông thường, trẻ rụng chiếc răng sữa cuối cùng ở độ tuổi 12. Việc rụng một chiếc răng sữa sẽ được thay thế bằng một răng vĩnh viễn mới.

Nếu con bạn chỉ mất răng sữa mà không có răng vĩnh viễn hay nghi ngờ thiếu răng vĩnh viễn thì cha mẹ nên dẫn con vào cơ sở nha khoa uy tín để được khám và chụp X – quang kiểm tra kỹ càng. Nếu số lượng răng mọc không đúng theo quá trình ước tính trước, cần đến khám nha sĩ để xác định nguyên nhân từ đó có hướng điều trị tốt nhất:

  • Răng sữa rụng do chấn thương nên dùng dụng cụ để tạo khoảng trống cho răng vĩnh viễn mọc lại đúng thời điểm. 
  • Răng vĩnh viễn mọc sai vị trí, mọc lệch: Bác sĩ tiến hành các biện pháp nắn chỉnh răng mọc lệch ra ngoài hàm và đưa lại đúng vị trí. 

Những bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm sẽ đưa ra phương pháp khắc phục tình trạng mọc thiếu răng thích hợp với mỗi bạn nhỏ, tùy vào lứa tuổi, loại răng, khớp cắn và sự phát triển răng mỗi bé. Như vậy, mỗi sự can thiệp sớm và chuẩn xác càng đảm bảo được sau này lớn lên trẻ được đầy đủ răng, không thiệt thòi so với bạn bè.

Xem thêm

Phụ huynh cần theo dõi tình hình răng mọc của trẻ từ sớm
Phụ huynh cần theo dõi tình hình răng mọc của trẻ từ sớm

Với những trường hợp thiếu răng bẩm sinh có yếu tố di truyền không phòng tránh được chỉ còn cách khắc phục là cấy răng Implant ngay vị trí thiếu răng. 

Những cách khắc phục, điều trị tình trạng thiếu răng bẩm sinh

Như đã nói ở trên, tình trạng thiếu răng bẩm sinh có thể làm suy giảm chức năng ăn nhai tự nhiên và giảm thẩm mỹ khuôn mặt. Ngoài ra, khi vấn đề thiếu răng còn bị ảnh hưởng phát âm và làm tiêu xương hàm, sai khớp cắn và tăng khả năng mắc một số bệnh lý gây tổn thương hàm răng, nướu và gây hôi miệng.

Vấn đề này có thể ảnh hưởng đến đường ruột, dạ dày gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng. Bởi vậy, thiếu răng bẩm sinh là một tình trạng bệnh lý răng miệng nguy hiểm và cần được điều trị triệt để.

Hiện nay về nguyên nhân gây nên bệnh chủ yếu do gen di truyền và chưa có liệu pháp gen khắc phục, tuy nhiên có thể khắc phục thông qua thay răng thiếu bằng răng giả khác (Dentures) hay kỹ thuật ghép răng (Dental Implant). Phương pháp điều trị này giúp người bệnh nhân cải thiện và xây dựng hình ảnh bản thân tự tin hơn khi giao tiếp xã hội. Đối với những người trẻ tuổi sẽ có thể giúp cải thiện đáng kể sự phát triển của hàm, miệng và răng.

Bệnh nhân dựa theo nguyên nhân và tình trạng thiếu răng bẩm sinh mà có thể tham khảo các phương án xử lý khác nhau:

Trường hợp mầm răng của bệnh nhân có tồn tại, răng mọc ngầm, sai vị trí

Với trường hợp này, chiếc răng còn thiếu trên cung hàm đang mọc ngầm bên dưới, không trồi ra trên nướu được. Khi ấy, bác sĩ chỉnh nha sẽ lên kế hoạch xử lý, kéo chiếc răng ra để làm đúng chức năng của nó, không cần sử dụng các chân răng giả bởi răng tự nhiên luôn là tốt nhất.

Trong trường hợp này, chiếc răng còn thiếu vẫn đang nằm trong xương hàm
Trong trường hợp này, chiếc răng còn thiếu vẫn đang nằm trong xương hàm

Trường hợp bệnh nhân không có mầm răng

Đối với những trẻ không có mầm răng nào nhưng răng sữa phía trên không lung lay và chân răng còn nguyên vẹn thì hoàn toàn có thể bảo tồn chiếc răng đó với chức năng như răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, ở thời điểm nào đó chiếc răng sữa lung lay do nhiễm khuẩn hoặc mất dinh dưỡng cần thiết thì bác sĩ sẽ có chỉ định nhổ và khi đó trường hợp không có mầm răng cũng tương tự như trường hợp mất răng vĩnh viễn phải tiến hành làm giả để phục hình lại khoảng mất răng. 

Quý phụ huynh cần lưu ý rằng, một trong những hậu quả nghiêm trọng của thiếu răng bẩm sinh là làm xô ngã răng xung quanh, do đó việc trồng lại răng vĩnh viễn có thể bị trì hoãn cho đến khi trẻ bước vào tuổi 16 – 18. Trong thời gian chờ nhất định phải giữ cho trẻ bộ giữ khoảng trống chống đổ răng. Bộ giữ khoảng có thể là vòng kim loại hoặc cũng có thể là chân răng tháo ra gắn lại hoàn toàn. 

Sau khi tình hành kiểm tra chụp X-Quang và CT 3D, nếu không có răng mọc ngầm hay khoảng trống gây ra do răng bị thiếu quá rộng sẽ phải tiến hành trồng ngay tại vị trí đó thay cho răng bị thiếu. Bệnh nhân có thể lựa chọn phương án làm răng bắc cầu hoặc làm hàm giả tháo lắp, phương pháp ưu việt nhất đó là cấy ghép răng giả Implant. Nếu khoảng cách giữa các răng quá hẹp, không thể trồng răng giả thì bác sĩ có thể tiến hành niềng răng.

Tùy vào tình trạng răng và sức khỏe của bệnh nhân sẽ có cách khắc phục riêng
Tùy vào tình trạng răng và sức khỏe của bệnh nhân sẽ có cách khắc phục riêng

Tuỳ thuộc vào số lượng răng bị thiếu và khoảng trống thiếu răng, các bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị thích hợp khi ở độ tuổi và tình trạng răng miệng, sức khỏe của bệnh nhân, cụ thể: 

  • Hàm tháo lắp

Đây lắp phương pháp lắp răng giả gắn trên khung nướu bằng nhựa hoặc kim loại để lấp đầy khoảng trống vị trị răng bị thiếu trên cung hàm với điều kiện khoảng trống đủ rộng bằng kích thước răng thật. Hàm tháo lắp có tính thẩm mỹ không cao, chỉ đảm bảo khả năng ai nhai từ 40 – 60% nhưng có giá thành phải chăng, phù hợp nhiều đối tượng.

Đặc biệt, phương pháp này an toàn và hiệu quả khi áp dụng cho bệnh nhân trẻ em dưới 18 tuổi hoặc các đối tượng khác không thể làm cầu răng sứ hay cấy ghép Implant.

  • Trồng răng implant

Bác sĩ cấy một chân răng nhân tạo Implant vào trong xương hàm bị thiếu hụt răng làm bằng titanium tương thích với cơ thể, sau đó chờ trong khoảng thời gian  4 – 6 tháng trụ Implant tích hợp khi đó sẽ lấy dấu làm răng sứ phía trên. 

Răng Implant giúp bệnh nhân có thể ăn nhai chắc khỏe như răng thật, tính thẩm mỹ được cải thiện tối đa, chống tiêu xương hàm. Đây là phương án được nhiều người mất răng ưa chuộng lựa chọn để phục hình răng và cũng là phương pháp tốt nhất. 

Phương pháp trồng răng Implant được nhiều người lựa chọn
Phương pháp trồng răng Implant được nhiều người lựa chọn

Tuy nhiên, để có thể thực hiện phẫu thuật cấy ghép Implant, bệnh nhân cần đảm bảo sức khỏe tổng thể tốt, không mắc các bệnh nền nguy hiểm, mật độ xương ổn định, tình trạng tiêu biến xương hàm chưa quá nhiều, không đang mang thai hoặc cho con bú,… Thường trẻ dưới 18 tuổi chống chỉ định cấy ghép Implant vì lúc này xương hàm chưa phát triển hoàn thiện.

  • Bắc cầu răng sứ

Phương pháp này chỉ khôi phục lại phần thân răng trên nướu bằng cách mài nhỏ hai răng bên cạnh răng mọc thiếu để làm cầu răng. Cầu răng sứ thực hiện nhanh, chỉ 3 – 5 ngày là có răng mới, tuy nhiên không ngăn ngừa được việc mất xương hàm về sau này nên nó chưa phải phương pháp tốt nhất. 

Ngoài ra, răng bên cạnh bị phá huỷ (mài) trước khi làm cầu răng sứ. Nếu như 1 trong 2 trụ cầu bị hỏng bắt buộc phải tháo cầu răng để làm lại.

Với phương án làm cầu răng, chỉ khi nào bệnh nhân ở trong nhóm đối tượng không đủ điều kiện trồng răng Implant được mới nên làm cầu răng. Đặc biệt đối với trẻ em dưới 16 tuổi thì không nên làm cầu răng sứ. 

  • Niềng răng – chỉnh nha

Ngoài phương pháp trồng răng giả thì niềng răng cũng là một lựa chọn tối ưu. Niềng răng giúp đóng lại khoảng hở cho các răng khép chặt và đều nhau hơn đồng thời vẫn bảo vệ tốt răng gốc, đồng thời cần được làm càng sớm càng tốt sẽ rút ngắn thời gian điều trị. Song, quá trình niềng răng nhằm khắc phục tình trạng có các khoảng trống trên cung hàm do thiếu răng bẩm sinh cũng được phân loại theo tình trạng có chân răng hay răng mọc ngầm hay không.

Nếu bệnh nhân bị thiếu một hay một số răng bẩm sinh, không có răng mọc ngầm thì thường khoảng cách giữa răng trên cung hàm quá nhỏ, gây ra thưa răng và không thể tiến hành phương pháp trồng răng thông thường. Lúc này muốn khắc phục tình trạng trên cần tiến hành niềng răng để kéo nhiều răng vào với nhau, lấp đi những chỗ thưa. Thời gian niềng răng trung bình của một người dao động từ 12 đến 36 tháng, nếu phát hiện và can thiệp sớm hơn thời gian sẽ được rút ngắn tùy theo tình trạng của từng người. 

ĐỌC THÊM: Tháo Trụ Implant: Quy Trình, Trường Hợp Cần Thực Hiện, Lưu Ý

Phương pháp niềng răng sẽ khắc phục được khoảng trống hàm
Phương pháp niềng răng sẽ khắc phục được khoảng trống hàm

Đối với trường hợp đã trường thành trên 18 tuổi thì tùy thuộc tình trạng thiếu răng và sức khỏe cũng như nhu cầu, khả năng tài chính của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Trường hợp bệnh nhân thiếu nguyên hàm răng bẩm sinh (Anodontia)

Đây là trường hợp nặng nhất. Trước đây các phòng khám nha hay dùng phương pháp đeo hàm giả để thay thế cho hàm răng bị mất nhưng khả năng ăn nhai kém hơn và ảnh hưởng đến xương hàm vốn thiếu khuyết nặng nề của bệnh nhân.  

Để cải thiện tình trạng trên bệnh nhân có thể thực hiện cấy ghép răng Implant. Tuy nhiên cũng phải được xét nghiệm xem tình trạng tiêu xương hàm này thế nào, có ảnh hưởng đến phần xoang (đối với răng hàm trên) và các ống thần kinh (đối với răng hàm dưới) hay không? 

Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có hướng phẫu thuật phù hợp nhất: 

  • Nếu xương hàm trên bị tiêu xương đến sát đáy xoang sẽ phải được phẫu thuật nâng xoang và cấy ghép xương trước khi lắp trụ Implant.  
  • Nếu xương hàm dưới bị tiêu đi nhiều làm ảnh hưởng đến các ống thần kinh cần phải thực hiện di dời dây thần kinh và cấy ghép Implant để tái tạo răng hàm dưới. 

Như đã nói ở trên, trồng răng Implant là kỹ thuật phục hình nha khoa tiên tiến và hiện đại nhất hiện nay. Đây là giải pháp hiệu quả để trồng cả hàm răng cho các bệnh nhân bị thiếu răng bẩm sinh hoặc mất răng do yếu tố bên ngoài trong sinh hoạt hàng ngày.

Tuy nhiên, để thực hiện phẫu thuật cấy ghép Implant đạt được thuận lợi và thành công cũng cần phải có chuyên môn cao và thiết bị tiên tiến. Đồng thời, bác sĩ thực hiện cần có chuyên môn cao, kỹ thuật giỏi, giàu kinh nghiệm để thực hiện thao tác cấy ghép và đặc biệt là một số kỹ thuật hỗ trợ nâng xoang, cấy ghép xương nhân tạo,… cho các bệnh nhân bị tiêu xương hàm do thiếu răng lâu ngày.

Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh thiếu răng bẩm sinh và cách khắc phục các bệnh nhân mắc phải có thể tham khảo. Mong rằng bài viết đã phần nào giải đáp được thắc mắc của quý khách hàng và định hướng cho bạn phương hướng xử lý phù hợp.

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Implant - Hà Nội: Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0963.526.780

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 989.518.448

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental Implant - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Implant - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309