Tháo Trụ Implant: Quy Trình, Trường Hợp Cần Thực Hiện, Lưu Ý

Đã được tư vấn chuyên môn bởi | Chuyên Khoa: Nha khoa Phục hình | Nơi công tác: ViDental Implant - Đống Đa, Hà Nội

Theo một khảo sát gần đây, cấy ghép trụ Implant là dịch vụ được đông đảo quý khách hàng lựa chọn thực hiện khi có mong muốn phục hình răng. Tuy nhiên, sau khi trụ được cấy ghép vào hàm, vẫn sẽ có một vài trường hợp phải tháo bỏ các trụ Implant đã cấy ghép do không tích hợp tốt hoặc cần phục vụ cho việc thay mới khi hết tuổi thọ. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về kỹ thuật tháo trụ Implant đang là nỗi băn khoăn của nhiều khách hàng thời gian vừa qua. 

Kỹ thuật tháo trụ Implant là gì? Quy trình diễn ra như thế nào?

Cấy ghép Implant là quá trình đòi hỏi trình độ chuyên môn cao cũng như kỹ năng y tế cao của các bác sĩ và đơn vị thực hiện. Cấy ghép trụ Implant có tỷ lệ thành công cao hơn bất kỳ quy trình phục hình nào khác, nhưng sự thành công của quy trình cấy ghép phụ thuộc nhiều vào chất lượng cấy ghép, loại xương ghép được chọn, chuyên môn của bệnh nhân và kinh nghiệm của nha sĩ. 

Sẽ có một vài trường hợp, cơ sở nha khoa hay trình độ bác sĩ không đạt chuẩn, những ca cấy ghép trụ Implant thất bại vẫn có thể xảy ra và dẫn đến những biến chứng đáng lo ngại cho bệnh nhân sau khi thực hiện. Các ca ghép răng thất bại ảnh hưởng đáng kể không chỉ với vị trí răng được cấy ghép mà còn với nướu hay răng liền kề. Lúc này đòi hỏi bác sĩ cần thực hiện tháo trụ Implant đã cấy ghép để có giải pháp điều trị, trồng răng phù hợp hơn.

Tháo trụ răng Implant đòi hỏi cao tay nghề của bác sĩ
Tháo trụ răng Implant đòi hỏi cao tay nghề của bác sĩ

Theo chia sẻ gần đây của bác sĩ có trình độ thực hiện ca tháo trụ Implant, kỹ thuật này được diễn ra như sau:

  • Bước 1 – Thăm khám và kiểm tra: Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ kiểm tra và đánh giá về mức độ tổn thương hay vấn đề của trụ răng đã cấy ghép bị lỗi. Các y bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp để phục hình lại vị trí răng đó. Đây là bước vô cùng quan trọng
  • Bước 2 – Chụp phim (CT Scanner hoặc CT Scanner 3D): Bác sĩ sẽ chụp toàn cảnh và cắt lớp để kiểm tra chiều cao và chiều rộng cũng như độ tổn thương của xương hàm để đánh giá, sau đó lên kế hoạch tháo trụ phù hợp.
  • Bước 3 – Gây tê: Bởi khi đã cấy ghép trụ và lắp răng vào hàm, trụ Implant sẽ tích hợp với xương nên khi thực hiện tháo trụ, bệnh nhân sẽ chịu nhiều đau đớn. Bước gây tê hỗ trợ giảm đau cho bệnh nhân.
  • Bước 4 – Tháo trụ: Bác sĩ sẽ tiến hành tháo mão sứ trước. Sau đó là là đến tháo Abutment và trụ đã cấy vào xương hàm.
  • Bước 5 – Vệ sinh răng miệng: Các bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng vết thương ở vị trí nướu đã tháo trụ và hàm răng của bệnh nhân
  • Bước 6 – Tái khám: Sau khoảng thời gian 2-3 ngày, bệnh nhân cần tái khám để bác sĩ kiểm tra vết thương sau khi tháo trụ cũng như đánh giá hay lên kế hoạch nếu bệnh nhân có yêu cầu cấy ghép trụ mới.

7 trường hợp được chỉ định tháo trụ Implant đã cấy ghép

Thông thường, các đơn vị nha khoa đảm bảo được chất lượng và uy tín hay các bác sĩ có trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm thì mới được nhận thực hiện các ca cấy ghép trụ Implant. Vì đây là một trong những kỹ thuật phức tạp và đòi hỏi cao tay nghề của y bác sĩ, trụ Implant được cấy ghép cũng được đảm bảo tích hợp tốt với xương hàm, hầu như ít phải tháo ra. Song vẫn sẽ có một vài trường hợp ngoại lệ dẫn đến phải tháo trụ Implant, tiêu biểu như:

Bệnh nhân bị sưng đau liên tục kéo dài

Sau khi thực hiện cấy trụ Implant, cảm giác đau có thể xuất hiện. Theo các bác sĩ, đây là trường hợp bình thường, sẽ có những cơn đau nhẹ và có thể được khắc phục nhanh chóng bằng thuốc giảm đau.

Tuy nhiên, nếu sau 5 – 7 ngày thậm chí sau một vài tháng, cơn đau vẫn không thuyên giảm và bệnh nhân có thể bị sốt thì bệnh nhân khả năng cao đã có ổ viêm tại vị trí cắm trụ và Implant đang trong quá trình bị đào thải khỏi xương hàm. Đây là trường hợp bệnh nhân cần gặp bác sĩ để có kế hoạch lấy trụ Implant ra khỏi hàm sớm nhất có thể. 

Bệnh nhân bị viêm, nhiễm trùng tại vị trí cấy trụ

Đây là một trong những biến chứng thường thấy sau khi cấy Implant. Trường hợp này xảy ra khả năng cao do bệnh nhân không vệ sinh răng miệng đúng cách, kỹ càng, làm cho thức ăn thừa còn dính trên răng, dính vào trụ tạo môi trường để vi khuẩn phát triển nhanh, gây nhiễm trùng.

Bệnh nhân có thể bị viêm nhiễm nếu vệ sinh răng không kỹ
Bệnh nhân có thể bị viêm nhiễm nếu vệ sinh răng không kỹ

Khâu vô trùng hay cơ sở thực hiện ca cấy ghép không đảm bảo được vệ sinh cũng tăng cao nguy cơ nhiễm trùng sau khi phẫu thuật. Ngoài ra, bệnh nhân có những tai nạn, va chạm tác động vào vị trí cấy răng cũng có thể gây nhiễm trùng. Tuy nhiên, tình trạng này là trường hợp rất hiếm gặp. 

Bệnh nhân có thể nhận biết mình bị nhiễm trùng khi nhìn thấy các mô xung quanh khu vực cắm trụ có hiện tượng đỏ và sưng phồng, kéo dài không hết. Nếu không kịp thời phát hiện, bệnh nhân sẽ bị viêm nhiễm nặng, tiêu xương và đào thải trụ Implant ra ngoài.

Bệnh nhân có hiện tượng chảy máu kéo dài sau khi cấy trụ

Bình thường sau phẫu thuật cấy ghép trụ, bệnh nhân có thể bị chảy máu sau vị trí răng đó khoảng thời gian trong 1 – 2 ngày. Máu chảy ra dùng một miếng gạc đặt nhẹ và ấn nhẹ nhàng trong 30 phút bệnh nhân cầm được máu. Tuy nhiên, máu vẫn không ngừng chảy trong thời gian dài là biến chứng cần để ý và bệnh nhân cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để điều trị hoặc tháo trụ ra tránh nguy hiểm về sau.

Hiện tượng chảy máu kéo dài có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau hưng chủ yếu đến từ chứng rối loạn chức năng máu đông hoặc lỗi trong quá trình cấy trụ. Tại cơ sở nha khoa uy tín bác sĩ luôn cần kiểm tra trước tình trạng đông máu của bệnh nhân đảm bảo điều kiện thực hiện phẫu thuật, tuy nhiên nhiều cơ sở kém chất lượng đã bỏ qua khâu này, dẫn đến hiện tượng khó cầm máu và trụ bị đào thải nhanh chóng

Vị trí cấy ghép trụ gây tổn thương đến các mô răng liền kề

Trước khi cấy ghép Implant, bệnh nhân không chụp CT cẩn thận theo hướng dẫn hoặc kỹ thuật cấy ghép của bác sĩ cấy ghép có vấn đề dẫn đến tình trạng tổn thương dây thần kinh dưới xương ổ răng. Đây là dây thần kinh dễ bị tổn thương và tác động nếu quá trình khoan lỗ để cắm trụ không đảm bảo yêu cầu làm cho bệnh nhân gặp tình trạng đau, tê, ngứa môi, lưỡi hay phần lợi ở vị trí đó. Triệu chứng này không thuyên giảm mà trở nên ngày càng nặng thì răng Implant có khả năng bị loại bỏ, ca cấy ghép thất bại.

Ngoài ra, xương hàm bị tổn thương do bệnh nhân không đủ xương hàm hoặc không đủ dày nhưng bác sĩ vẫn tiến hành cắm trụ mà không qua bước cấy ghép xương. Trường hợp này có thể dẫn tới làm gãy xương hàm, ảnh hưởng đến thành công ca phẫu thuật và phải thực hiện lại.

Trụ Implant được cấy ghép không đúng vị trí, bị lung lay, lỏng vít

Trường hợp này có thể dẫn tới cảm giác đau kéo dài khi chạm vào nướu trong quá trình ăn nhai hay vệ sinh răng miệng, thậm chí có thể làm viêm nhiễm hay phát âm, giao tiếp của bệnh nhân. Ngoài ra, thời gian dài thì trụ có thể bị gãy vì hướng cấy ghép ban đầu không đúng.

Bởi lực nhai của hàm phân chia không được đều nên răng Implant không thực hiện được đúng chức năng của nó hay lực nhai bị đè nặng lên răng Implant được cấy ghép dẫn đến quá tải có thể dẫn tới nhiều biến chứng sau này nên phải tiến hành tháo trụ và ghép lại.

Cắm trụ sai vị trí có thể để lại biến chứng về sau
Cắm trụ sai vị trí có thể để lại biến chứng về sau

Bệnh nhân bị dị ứng

Trong một vài trường hợp, bệnh nhân có thể bị dị ứng với titanium-chất liệu trụ Implant hay thành phần kim loại bác sĩ sử dụng trong quá trình thực hiện phẫu thuật. Bệnh nhân gặp tình trạng dị ứng có thể có như: mất vị giác, nổi mẩn, sưng. Trường hợp này rất hiếm nhưng bệnh nhân cần báo sớm với bác sĩ để tháo trụ và tiến hành lên kế hoạch cấy ghép loại trụ Implant khác.

Bệnh nhân không nghe theo hướng dẫn của bác sĩ thực hiện

Có nhiều vấn đề cần lưu ý sau khi thực hiện một ca phẫu thuật nhưng do thói quen răng miệng không tốt hoặc những tác động không đáng có có thể xảy ra ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Trường hợp này dẫn đến những tổn hại đáng kể cho răng Implant và phải tiến hành tháo.

Ngoài ra, khi bệnh nhân hút thuốc lá quá nhiều, tình trạng mất tích hợp xương răng cũng có thể xảy ra và dẫn đến phải tháo trụ và điều trị lại. Việc kiêng khem sau khi cấy ghép và chờ trụ tích hợp hoàn toàn cần được tuân thủ, song nhiều bệnh nhân không thực hiện đúng. Theo một điều tra dịch tễ, các bệnh nhân nghe theo và thực hiện đúng các yêu cầu của bác sĩ sẽ giảm thiểu thấp nhất các biến chứng sau khi phẫu thuật.

Những lưu ý cần thực hiện để tránh phải tháo trụ Implant do biến chứng xấu

Để tránh những biến chứng có thể xảy ra sau khi phẫu thuật cấy ghép trụ Implant, bệnh nhân cần lưu ý những vấn đề cùng một số chỉ dẫn của bác sĩ như sau: 

  • Lựa chọn địa chỉ thực hiện phẫu thuật uy tín, chất lượng, đạt chuẩn khi có quyết trị cấy ghép Implant.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, kỹ càng bởi răng mão sức cấy ghép trên trụ Implant dễ bị mảng bám, mắc thức ăn thừa hơn so với răng thật, đặc biệt ở vũng kẽ và chân trụ. Bạn nên sử dụng máy tăm nước, chỉ nha khoa bên cạnh bàn chải đánh răng để tăng hiệu quả làm sạch tối đa. 
  • Giảm thiểu ăn các món dai, khô, cứng và ưu tiên ăn đồ ăn mềm.
  • Tránh việc dùng răng để mở các vật cứng.
  • Đeo máng nhai không làm ảnh hưởng đến sự ổn định của Implant nếu bệnh nhân có tật nghiến răng khi ngủ.
  • Nếu gặp tình trạng đau nhức, bệnh nhân nên uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp dùng đá chườm lạnh để giảm đau, giảm sưng.
  • Tránh cho tay hoặc các đồ vật chưa được sát khuẩn lên miệng khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào khoang miệng gây viêm nhiễm, nhiễm trùng tại vị trí cấy ghép.
  • Tránh vận động mạnh để giảm thiểu tối đa nguy cơ va chạm, tai nạn có thể tác động đến trụ răng mới trồng.
  • Uống nhiều nước và bổ sung các loại vitamin, khoáng chất qua nước ép hoa quả, rau củ,…. để giúp làm dịu vết thương và làm sạch khoang miệng.
  • Đi khám và kiểm tra 6 – 12 tháng/lần mỗi năm. Hẫu phẫu thuật cấy ghép và trồng Implant, bệnh nhân cần tái khám theo lịch hẹn để bác sĩ đánh giá độ bền và khả năng tích hợp của trụ, đồng thời có phương pháp xử lý kịp thời nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường, biến chứng không mong muốn.
Bệnh nhân cần nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ sau khi tháo trụ răng
Bệnh nhân cần nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ sau khi tháo trụ răng

Trên đây là thông tin chi tiết về kỹ thuật tháo trụ Implant khi bệnh nhân xuất hiện các biến chứng sau khi phẫu thuật cấy ghép Implant thất bại. Mỗi quý khách hàng, cần cẩn thận trong khâu chọn lọc để tiến hành thực hiện trồng răng ở địa chỉ nha khoa uy tín, tránh những biến chứng ảnh hưởng đến răng miệng về sau.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Implant - Hà Nội: Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0963.526.780

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 989.518.448

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental Implant - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Implant - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309