Lịch Sử Cấy Ghép Răng Implant – Các Giai Đoạn Phát Triển
Hiện nay trồng răng Implant đang là giải pháp hoàn hảo nhất để phục hình cho trường hợp bị mất 1 răng, nhiều răng hoặc mất răng toàn hàm. Tuy nhiên để có được phương pháp hiện đại, đạt tỷ lệ thành công cao như bây giờ, các nha khoa học đã dành rất nhiều năm nghiên cứu, trải qua nhiều giai đoạn từ thuở sơ khai với hàng loạt thử nghiệm khác nhau. Ở bài viết dưới đây, bạn đọc có thể tìm hiểu về lịch sử cấy ghép Implant – quá trình hình thành, phát triển và cải tạo để có cái nhìn chi tiết về phương pháp phục hình này.
Lịch sử cấy ghép răng Implant – Giai đoạn hình thành
Trên thực tế, phương pháp trồng răng Implant đã xuất hiện từ cách đây hàng nghìn năm. Lịch sử cấy ghép răng Implant trải qua nhiều giai đoạn hình thành và phát triển, về sau đã đánh dấu những bước tiến vượt bậc trong ngành Y nói chung và Nha khoa nói riêng.
Giai đoạn khởi đầu trong lịch sử cấy ghép răng Implant
Khi các nền văn cổ đại nhận thức rõ giá trị về chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của một bộ răng đầy đủ từ hàng ngàn năm trước, họ đã phát triển các giải pháp thay thế răng bị mất. Đây chính là tiền đề dẫn đến sự ra đời của Implant hiện đại như bây giờ.
- Khoảng 2500 năm trước công nguyên, người Ai Cập ổn định răng bằng dây buộc làm từ vàng.
- Khoảng 500 năm trước công nguyên, người Etruscan thay thế răng bằng xương bò, người Phoenician dùng dây vàng cố định răng bị tổn thương.
- Khoảng 600 năm sau công nguyên, người Mayan dùng vỏ sò thay thế răng hàm dưới.
- Năm 1700, J.Hunter cấy ghép răng từ người này sang người khác.
- Năm 1800, J.Maggiolo đặt trụ vàng vào chân răng vào ổ răng mới nhổ.
- Những năm 1910, J.Greenfield đã đặt trụ bằng vàng làm chân răng nhân tạo.
- Những năm 1930, A. & M. Strock dùng vít chỉnh hình làm từ vitallium đặt vào xương hàm cho cả người và chó để phục hình răng.
- Những năm 1940, M.Formiggini & F.Zeppon đã phát triển Implant dạng trụ được cấy trong xương hàm.
- Những năm 1950, P-I.Branemark khám phá ra quá trình tích hợp xương.
- Những năm 1960: R. Cherchieve nghiên cứu Implant xoắn kép helix kép làm từ Cobalt-Chrome.
Có thể thấy từ những năm 1500 – 1800, các nhà khoa học châu Âu đã có nhiều nghiên cứu, thí nghiệm tạo răng Implant bằng cách pha trộn vàng cùng một số nguyên vật liệu khác như bạc hay sứ. Họ không ngừng tìm kiếm giải pháp thay thế vĩnh viễn cho răng bị mất thông qua việc sử dụng các vật liệu có sẵn, đảm bảo khôi phục khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ tốt nhất.
Giáo sư Branemark và phương pháp trồng răng Implant hiện đại
Nhắc đến lịch sử cấy ghép răng Implant, không thể bỏ qua Giáo sư Per-Ingvar Brånemark. Ông là bác sĩ kiêm nhà giải phẫu học người Thụy Điển, được biết đến là “cha đẻ” của kỹ thuật trồng răng Implant hiện đại.
Giáo sư P-I Brånemark đã cùng các cộng sự của mình nghiên cứu quá trình tích hợp giữa titanium và xương hàm thông qua việc sử dụng các ống quang học titanium trên xương chân thỏ. Sau đó họ nhận thấy không thể loại bỏ các ống quang này khỏi xương khi đã lành thương, kết luận răng titanium hoàn toàn có thể tích hợp chặt chẽ với xương.
Vào năm 1965, nghiên cứu của P-I Brånemark về Implant bắt đầu, sau đó đến năm 1982 ông đã trình bày các phát hiện quan trọng trong nghiên cứu của mình ở Hội nghị Toronto. Vấn đề mấu chốt trong nghiên cứu của Giáo sư Brånemark đó là sự ổn định lâu dài trong sự kết hợp sinh học và cơ học giữa xương sống với titan.
Sự thành công của đề tài nghiên cứu này đã dẫn đến quá trình thương mại hóa Hệ thống Implant Brånemark và phương pháp phục hình, về sau được ứng dụng trên toàn cầu để điều trị cho trường hợp mất răng.
Nhờ những cống hiến của mình, Giáo sư P-I Brånemark không chỉ được biết đến là người tiên phong trong lĩnh vực cấy ghép nha khoa mà còn để lại di sản lớn trong ngành Nha khoa – Y khoa cho thế hệ sau.
Các giai đoạn cải cách của trồng răng Implant
Lịch sử cấy ghép Implant hiện đại đã có nhiều giai đoạn cải cách, phát triển kể từ lần thử nghiệm thành công đầu tiên, tất cả đều mang đến bước tiến mới trong công nghệ phục hình Implant nha khoa.
Giai đoạn từ năm 1965 – 1985:
Các công trình nghiên cứu và cấy ghép Implant tập trung vào hiện tượng tích hợp xương và những ứng dụng lâm sàng. Trong đó nổi bật nhất là phát hiện của Giáo sư Brånemark về tính hiệu quả của tích hợp xương, khởi đầu cho việc ứng dụng titan trong các thiết kế Implant.
Giai đoạn 1985 – 2000:
Quá trình phát triển của Implant có những tiến bộ đáng kể về kỹ thuật và tỷ lệ thành công. Tuy nhiên thời điểm này có 2 quan điểm bất đồng, một là tập trung vào thiết kế trụ Implant hình ốc vít để cải thiện phương thức lành thương thông qua cơ chế vùi Implant trong giai đoạn phục hồi của xương hàm. Hai là chú trọng nâng cao tính năng của bề mặt Implant nhằm tăng cường sự tích hợp giữa xương hàm và Implant.
Chính bởi 2 quan điểm khác biệt này đã dẫn đến sự ra đời của 2 hệ thống Implant nổi tiếng như ngày hôm nay là Nobel Biocare và Straumann.
Ở giai đoạn sau, các nhà khoa học còn áp dụng các công nghệ mới như phủ Plasma, dùng Fluoride, kháng sinh cùng các yếu tố tăng trưởng để tăng tích hợp xương, đồng thời rút ngắn thời gian điều trị.
Giai đoạn từ sau năm 2000 đến nay:
Bắt đầu những năm đầu của thế kỷ 20, các nhà khoa học hiện đại tiếp tục có những thí nghiệm đột phá, sử dụng hợp kim chứa chromium-cobalt (vitallium) trong cấy ghép nha khoa. Trước sự thành công khi dùng vitallium thay thế xương hông trong chỉnh hình, họ đã lựa chọn vật liệu này để cấy ghép răng cho con người.
Cấy ghép Implant được ứng dụng rộng rãi trong ngành Nha khoa, đồng thời có sự ứng dụng của số hóa, kỹ thuật số trong quy trình trồng răng Implant.
Hiện nay, phương pháp trồng răng Implant được kết hợp cùng một số công nghệ, kỹ thuật thông minh như quét 3D tạo mô hình răng chuẩn xác, phần mềm lập kế hoạch phẫu thuật dự đoán kết quả và tối ưu vị trí cấy ghép, công nghệ in 3D sản xuất các phần tử tùy chỉnh của Implant và mão răng, công nghệ CAD/CAM thiết kế và chế tạo mão sứ. Nhờ đó quy trình cấy ghép có độ chính xác cao, rút ngắn thời gian lành thương, tăng tỷ lệ thành công và hạn chế biến chứng nguy hiểm.
Có thể thấy, lịch sử cấy ghép răng Implant trải qua nhiều giai đoạn hình thành, phát triển và cải cách để hoàn thiện và mang đến những thành công như ngày hôm nay. Hiện tại, cấy ghép Implant với độ lành tính, an toàn về mặt sinh học, có khả năng khôi phục khả năng ăn nhai, thẩm mỹ như răng thật, ngăn ngừa tiêu xương hàm, không gây xâm lấn các răng liền kề và tuổi thọ sử dụng cao, chắc khỏe đã trở thành phương pháp phục hình được đa số khách hàng lựa chọn khi bị mất răng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!