Mất 3 Răng Cửa: Nguyên Nhân, Hậu Quả, Giải Pháp Phục Hình
Nhiều người bị mất 3 răng cửa lo lắng không biết tình trạng này có gây ảnh hưởng tiêu cực gì và cần xử lý ra sao. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, bài viết sau sẽ cung cấp thông tin nguyên nhân, hậu quả việc 3 răng cửa bị mất cũng như các phương pháp phục hình hiệu quả.
4 nguyên nhân phổ biến dẫn tới việc mất 3 răng cửa
Thực tế có nhiều người bị mất 3 răng cửa với nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Tai nạn, chấn thương vùng mặt và răng cửa: Chấn thương do va chạm mạnh vào khuôn mặt, hàm và các răng cửa do tập luyện thể thao, lao động hoặc tai nạn có thể khiến bạn gãy, mẻ hoặc rụng 3 răng cửa, thậm chí nhiều răng khác trên cung hàm.
- Thói quen xấu: Nhiều thói quen như hút thuốc, uống rượu bia thường xuyên, ăn nhiều đồ ngọt, uống đồ uống có ga, dùng tăm xỉa răng,… đều có thể tạo điều kiện cho các tổn thương, bệnh lý liên quan đến răng miệng dẫn đến hậu quả mất răng.
- Chăm sóc răng miệng không đúng cách: Việc chủ quan trong vệ sinh răng miệng mỗi ngày có thể gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng như sâu răng, mảng bám tích tụ lâu ngày tại chân răng cửa, gây nên viêm nướu lợi, viêm nha chu, viêm chân răng và hỏng tủy. Các tình trạng này khi diễn tiến nghiêm trọng sẽ phá hủy cấu trúc răng, chân răng và hiến răng dễ lung lay và gãy, rụng. Tình trạng lây lan giữa các răng liền kề có thể khiến bệnh nhân bị mất 3 răng cửa.
- Sâu nặng nặng không được điều trị kịp thời: Tình trạng răng bị sâu không được phát hiện cũng như điều trị kịp thời khi đến mức độ nặng sẽ làm hư tủy răng, răng bị sứt mẻ nặng hoặc bị nhiễm trùng hoàn toàn. Tình trạng viêm nhiễm cũng có thể tạo nên ổ áp xe răng, làm lung lay nhiều răng liền kề nhau.
Khi một răng bị tổn thương nặng thường dẫn đến sự lung lay, nhiễm trùng ở 2 răng bên cạnh, dẫn đến nguy cơ bị hỏng, mất cả 3 răng liền kề. Do đó, tình trạng mất 3 răng cửa có thể xuất phát từ chỉ 1 răng ban đầu bị sâu, hỏng, lung hay hay va chạm mạnh.
Bị mất 3 răng cửa có nguy hiểm không?
Một vấn đề được quan tâm nhất là những ảnh hưởng của việc bị mất 3 răng cửa đối với sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Vậy liệu việc 3 răng cửa bị hỏng, mất hoàn toàn có nguy hiểm không và có cần điều trị không?
Theo các chuyên gia, việc mất nhiều răng, đặc biệt 3 răng cửa trên hoặc dưới đều gây nên nhiều hậu quả như:
- Tăng nguy cơ mắc bệnh lý nha khoa: Vùng răng cửa bị mất thường dễ tích tụ thức ăn thừa, trở thành môi trường thuận lợi để các mầm bệnh, vi khuẩn tấn công gây viêm lợi, nhiễm trùng nướu, viêm chân răng, sâu răng và hôi miệng,…
- Suy giảm thẩm mỹ của khuôn mặt: Răng cửa có vai trò quan trọng đảm bảo tính thẩm mỹ của khuôn mặt, do đó nếu bị mất, hỏng hay sâu sẽ khiến bệnh nhân tự ti khi giao tiếp. Đồng thời, việc mất răng lâu ngày sẽ gây biến dạng khuôn mặt, hóp má, xô lệch các răng khác trên cung hàm, móm nặng, tiêu biến xương hàm,…
- Ảnh hưởng khả năng phát âm: Răng cửa có công dụng lớn đảm bảo khả năng phát âm chuẩn, nói chuyện tròn vành rõ chữ. Khi cả 3 răng cửa bị mất, gãy rụng sẽ khiến hàm xuất hiện khoảng trống lớn, điều này khiến bệnh nhân khó phát âm chuẩn, trở nên thiếu tự tin trong giao tiếp.
- Khả năng ăn nhai giảm sút: Mất 3 răng cửa sẽ tạo nên một khoảng trống rất lớn trên cung hàm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng ăn nhai. Dù không có vai trò quan trọng bằng các răng hàm, song khả năng cắn, xé thức ăn vẫn bị sụt giảm nghiêm trọng khi bị mất răng cửa.
- Biến chứng tiêu xương hàm khi bị mất răng lâu ngày: Việc mất răng dù răng cửa, nanh hay hàm đều có thể dẫn đến biến chứng tiêu xương hàm cực kỳ nguy hiểm. Xương hàm sẽ bị yếu dần và giảm thể tích nhanh chỉ sau 1 – 3 tháng do chân răng tiêu biến. Điều này cũng dẫn đến các răng hàm, nanh xô lệch dần về phía vị trí răng cửa bị mất, làm biến dạng nghiêm trọng khuôn mặt và khiến khớp cắn trở nên mất cân xứng.
Với những hậu quả và biến chứng nguy hiểm như trên, việc mất 3 răng cửa hàm trên hoặc dưới gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Chính vì vậy, theo các bác sĩ, việc trồng răng cửa khi bị mất, hỏng, gãy là cần thiết và nên được thực hiện sớm nhất có thể tại một địa chỉ nha khoa uy tín.
Bệnh nhân mất 3 răng cửa nên phục hình theo phương pháp nào?
Hiện nay có nhiều phương pháp phục hình răng đã mất có thể áp dụng cho các trường hợp mất 1 hay nhiều răng cửa ở hàm trên và cả hàm dưới. Nếu bạn bị mất 3 răng cửa và muốn trồng lại, hãy liên hệ đơn vị nha khoa đáng tin cậy để được thăm khám, tư vấn chi tiết bởi bác sĩ có chuyên môn.
Tuy nhiên, về cơ bản, có 3 phương pháp phục hình nha khoa cho người bị mất 3 răng cửa như sau:
Làm răng giả tháo lắp
Răng giả tháo lắp là một phương pháp phục hình truyền thống cho các trường hợp mất răng, bao gồm răng cửa. Bác sĩ sẽ lấy dấu răng để chế tạo khay nhựa hoặc kim loại ép trên nền nướu giả, gắn với răng giả để thay thế vị trí răng đã mất trên cung hàm, có móc hoặc không móc kim loại để cố định khi đeo.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phục hình được thân răng, không có chân răng nâng đỡ và cố định. Cấu tạo này dẫn đến việc không thể đảm bảo khả năng ăn nhai như răng thật, chí đạt mức 30 – 40%. Đồng thời, bệnh nhân đeo hàm răng giả thường có cảm giác cộm cấn, khó chịu khi ăn nhai, nói chuyện. Mặt khác răng giả tháo lắp thường có tuổi thọ từ 2 – 5 năm và không thể ngăn chặn biến chứng tiêu xương hàm.
Song, vẫn nhiều người bị mất răng cửa hoặc các răng khác trên hàm lựa chọn phương pháp phục hình này. Đó là bởi răng giả tháo lắp dễ vệ sinh và có chi phí thấp nhất trong các phương pháp trồng răng, thường dao động trong khoảng từ 2.000.000 – 7.000.000 cho hàm giả tháo lắp cho 3 răng cửa.
Bắc cầu răng sứ
Cầu răng sứ là phương pháp phục hình được nhiều bệnh nhân lựa chọn nhờ tính thẩm mỹ cao hơn hẳn so với răng giả tháo lắp. Cầu sứ sẽ gồm từ 2, 3 hoặc 4 răng phục hình sứ gắn liền với nhau, gắn trên trụ được mài từ 1 hoặc 2 răng thật ở bên cạnh vị trí mất răng.
Như vậy, phương pháp này vẫn áp dụng được cho các trường hợp mất 3 răng cửa liền kề ở hàm trên hoặc dưới song tùy độ chắc của chân răng trụ và chẩn đoán chính xác từ bác sĩ. Với các trường hợp phục hình 1 – 2 răng bị mất, cầu sứ có thể đảm bảo 60 – 70% khả năng ăn nhai như răng thật, trong khi nếu bắc cầu sứ cho vị trí mất 3 răng liền kề thì chỉ đảm bảo được 30 – 60% khả năng ăn nhai như răng thật.
Tình thẩm mỹ cao, nhìn như răng thật giúp phương pháp phục hình này được khuyến nghị áp dụng cho các răng cửa. Tuy nhiên, hiện tượng tiêu xương hàm vẫn không được ngăn chặn và tuổi thọ răng chỉ thường từ 5 – 10 năm. Đồng thời, giá phục hình 3 răng cửa bị mất bằng cầu sứ có giá khoảng 6.000.000 – 30.000.000 VNĐ tùy thuộc loại răng sứ.
Cấy ghép và trồng răng Implant
Đây là phương pháp phục hình răng mang lại hiệu quả tối ưu nhất, được nhiều bác sĩ khuyến nghị. Không chỉ phù hợp cho các ca mất 3 răng cửa mà còn áp dụng tốt cho mọi trường hợp mất 1 hoặc nhiều răng cửa, nanh hay hàm, thậm chí mất toàn hàm.
Bác sĩ sẽ thực hiện cấy ghép trụ Implant được chế tạo từ Titanium vào xương hàm của bệnh nhân tại vị trí mất răng. Cần 3 – 6 tháng để trụ tích hợp hoàn hảo vào xương, sau đó bác sĩ sẽ thực hiện phục hình răng sứ riêng lẻ hoặc cầu sứ trên trụ Implant thông qua khớp nối Abutment để lấp đầy khoảng trống trên cung hàm.
Phương pháp được ưa chuộng nhờ đảm bảo tối đa khả năng ăn nhai như răng thật, có hiệu quả ngăn chặn biến chứng tiêu xương hàm, đồng thời mang lại tính thẩm mỹ cao. Với những ưu điểm trên, hiển nhiên mức giá của phương pháp phục hình này có phần cao hơn hẳn so với 2 phương pháp đã nói ở trên.
Mức giá cấy ghép và trồng răng Implant cho 3 răng cửa thường dao động từ 12.000.000 – 60.000.000 VNĐ tùy thuộc loại trụ, khớp nối Abutment và chất liệu răng sứ. Mặt khác, cấy ghép Implant là kỹ thuật khó, đòi hỏi bác sĩ tay nghề giỏi, ứng dụng công nghệ tân tiến và sử dụng những vật liệu cao cấp nên bệnh nhân cần cẩn trọng khi “chọn mặt gửi vàng” – lựa chọn đơn vị nha khoa để thực hiện.
Như vậy bài viết trên đã cung cấp các thông tin hữu ích về sự cần thiết của việc trồng răng, các phương pháp và địa chỉ thực hiện phục hình cho bệnh nhân bị mất 3 răng cửa. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp giải đáp các thắc mắc cho bạn đọc đang gặp vấn đề răng miệng này.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!