Áp xe răng ở trẻ em: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Áp xe răng ở trẻ em là tình trạng nhiễm trùng vùng chân răng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Căn bệnh này nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của bệnh nhân.
Áp xe răng ở trẻ em là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh lý áp xe răng ở trẻ em là một căn bệnh răng miệng khá phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào trong quá trình phát triển răng của trẻ.
Áp xe răng được hiểu là tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng tại vị trí chân răng hoặc giữa răng và lợi. Vị trí này sẽ xuất hiện một bọc nhỏ chứa đầy mủ viêm gây đau nhức, khó nhai nuốt ở trẻ.
Vậy, trẻ bị áp xe răng có nguy hiểm không? Thực tế, áp xe răng tại một vị trí có thể lây lan sang các bộ phận xung quanh như nướu, lợi, hàm,… Ngoài ra, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm đối với trẻ nhỏ như:
- Mất răng: Nhiễm trùng từ chân răng nếu không được chữa trị sẽ ăn sâu vào xương hàm và lan ra các mô mềm xung quanh. Khi đó, bắt buộc phải loại bỏ răng nguyên nhân để tránh lây lan.
- Nhiễm trùng xoang hàm: Khi trẻ bị áp xe răng hàm trên gần hệ thống xoang có thể lây lan viêm nhiễm.
- Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng: Vi khuẩn gây áp xe răng có thể xâm nhập qua các mạch máu, có thể ảnh hưởng đến tim và thậm chí là chết người, dù trường hợp này khá hiếm gặp.
- Nang do răng: Vị trí bị áp xe lâu ngày sẽ hình thành một khoang chứa đầy dịch viêm nhiễm ở ngay phía dưới chân răng của bé.
- Áp xe ngoài mặt: Khi nhiễm khuẩn lây lan sang vùng má, dưới hàm, dưới cằm gây viêm tấy lan rộng sàn miệng và hố thái dương.
Nguyên nhân gây áp xe răng ở trẻ em
Trẻ em bị áp xe răng phần lớn là do vi khuẩn xâm nhập, nhiễm khuẩn tạo ra. Bên cạnh đó có thể kể đến một số nguyên nhân khác như:
- Do trẻ em bị sâu răng, viêm tủy và để bệnh kéo dài không được điều trị.
- Do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ và sai cách khiến các mảng bám thức ăn dư thừa tích tụ lại trên răng, tạo môi trường cho vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi và phát triển gây viêm nhiễm.
- Xuất phát từ bệnh viêm nha chu ở mức độ nặng.
- Do viêm tủy, viêm lợi, viêm nướu, chảy máu chân răng, lấy tủy răng,…
- Ngoài ra, trẻ em có hệ miễn dịch suy yếu hoặc gặp tai nạn khiến răng bị vỡ, nứt sẽ có tỉ lệ mắc bệnh áp xe răng cao hơn những người khác và khiến tình trạng nhiễm khuẩn diễn ra nhanh chóng hơn.
Dấu hiệu và diễn biến của bệnh áp xe răng
Bệnh áp xe răng ở trẻ nhỏ có những dấu hiện khá rõ rệt, nếu phụ huynh quan sát kỹ sẽ nhận ra điểm khác lạ với các triệu chứng như sau:
- Xuất hiện những mụn sưng đỏ, nhỏ hoặc to gần 1 hoặc 2 chiếc răng.
- Đau răng ở vùng xuất hiện mụn đỏ khiến bị đau dữ dội khi nhai nuốt.
- Ê buốt răng khi ăn đồ nóng hoặc lạnh.
- Miệng có cảm giác bị đắng, khô và hơi thở có mùi hôi.
- Trẻ cũng có thể kèm theo chóng mặt, nóng bừng hoặc lạnh toát, đổ mồ hôi, sốt cao kèm cảm giác mệt mỏi, uể oải.
- Sưng cổ hạch, sưng hàm trên hoặc hàm dưới.
- Nướu răng cũng có thể bị sưng, đỏ tấy hoặc mưng mủ đặc, có thể tiết dịch mủ có mùi tanh.
- Khi bị áp xe, quanh khu vực đó rất nhảy cảm. Do đó, trẻ sẽ bị đau đớn dữ dội và nghiêm trọng khi nhai, cắn, ngậm chặt miệng.
Cách điều trị bệnh áp xe răng ở trẻ em
Có thể thấy, biến chứng của bệnh áp xe răng hầu hết đều do nguyên nhân bệnh nhân không được điều trị một cách kịp thời. Do đó, khi trẻ nhỏ bị viêm nhiễm chân răng, cha mẹ không nên bàng quan mà cần đưa trẻ đi thăm khám kỹ càng để phát hiện ra nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp.
Phương pháp ngoại khoa
Việc điều trị áp xe răng bằng phương pháp ngoại khoa phụ thuộc vào tình trạng bệnh hiện tại của trẻ nhỏ, cụ thể như sau:
- Đối với trường hợp áp xe mức độ nhẹ: Bệnh nhân được chỉ định loại bỏ mủ ở mô tủy răng gây viêm nhiễm và khu vực ổ áp xe bên trong. Sau khi đã làm sạch mô tủy răng, nha sĩ sẽ trám răng hoặc bọc răng sứ để bịt ống tủy lại nhằm bảo vệ răng.
- Đối với trường hợp áp xe mức độ nặng: Nha sĩ sẽ chỉ định nhổ răng trong trường hợp không thể giữ được răng gốc và loại bỏ toàn bộ ổ áp xe tránh lây lan sang các bộ phận xung quanh. Sau khi nhổ răng, nha sĩ có thể tiến hành cấy ghép Implant để phục hồi chức năng nhai và thẩm mỹ cho bệnh nhân.
Điều trị bằng thuốc
Bên cạnh việc can thiệp bằng phương pháp ngoại khoa, bệnh nhân cũng có thể được chỉ định điều trị áp xe răng bằng thuốc tùy thuộc vào cơ địa, mức độ sưng mủ và viêm nhiễm của mỗi bé. Theo đó, có một số đơn thuốc dùng trong điều trị áp xe răng cho bé như sau:
- Thuốc erythromycin 250mg tác dụng giảm sưng, ngăn chặn vi khuẩn phát triển. Với trẻ nhỏ, sử dụng liều lượng 30 – 50mg/kg/ngày, tùy theo cân nặng của bé, chia 2 – 3 lần uống sau ăn. Uống thuốc trong vòng 3 – 5 ngày theo chỉ dẫn của nha sĩ.
- Thuốc paracetamol 500mg có tác dụng giảm đau khi trẻ bị áp xe. Trẻ em từ 1 tháng đến 12 tuổi sử dụng theo liều lượng 10 – 15mg/kg/liều, cách 4 – 6 giờ tái uống nếu cần thiết.
Phụ huynh nên cho trẻ uống thuốc theo chỉ dẫn, kết hợp với súc miệng bằng nước muối để sát khuẩn, giảm sưng và hạn chế cơn đau nhức. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Cách chăm sóc và phòng ngừa áp xe răng ở trẻ em
Để giúp trẻ nhỏ phục hồi nhanh chóng hơn, phụ huynh cần nắm được các kiến thức chăm sóc răng miệng cho trẻ như sau:
- Cho con uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng và không được gián đoạn, tuân thủ theo đúng chỉ dẫn kê đơn của bác sĩ.
- Việc điều trị áp xe răng theo đúng lộ trình của bác sĩ là vô cùng quan trọng. Do đó, phụ huynh nên đưa con đi tái khám theo đúng lịch hẹn với nha sĩ, tránh làm ảnh hưởng đến thời gian điều trị và phục hồi.
Ngoài biết cách chăm sóc răng miệng cho trẻ, các bố các mẹ cần dạy con nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe răng miệng bằng những lưu ý sau:
- Thường xuyên vệ sinh và chăm sóc răng miệng cho trẻ một cách tỉ mỉ, đúng cách. Khi trẻ đã ý thức được việc này, phụ huynh nên dạy trẻ đánh răng đúng cách, ít nhất hai lần mỗi ngày vào sáng và tối trước khi đi ngủ.
- Uống nước sau bữa ăn và làm sạch thức ăn bám ở kẽ răng bằng chỉ nha khoa.
- Hạn chế để trẻ nhỏ ăn các thực phẩm nhiều đường, tinh bột như socola, kẹo, bánh ngọt, nước ngọt, nước uống có ga,…
- Sử dụng kem đánh răng có chứa lượng florua phù hợp để tăng cường màng bảo vệ khỏi tình trạng sâu răng.
- Cho trẻ đi khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo răng miệng luôn luôn khỏe mạnh và kịp thời phát hiện các vấn đề gây bệnh.
Áp xe răng ở trẻ khởi phát chủ yếu là do trẻ em không được vệ sinh răng miệng đúng cách và thường xuyên. Do đó, phụ huynh cần nắm được những kiến thức về cách phòng tránh bệnh để hạn chế tối đa tỷ lệ trẻ nhỏ mắc phải căn bệnh này.
Bài viết hay: Áp xe răng khôn – Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!