Áp Xe Răng: Nguyên Nhân, Chẩn Đoán Và Cách Điều Trị

Áp xe răng là một dạng nhiễm trùng phát sinh do sâu răng, nứt răng hoặc các vấn đề liên quan đến nướu. Nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn có thể xâm nhập vào tủy và các mô mềm của răng, gây tổn thương và làm chết tủy. Dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm xương hàm và các mô xung quanh. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, đừng bỏ lỡ các thông tin quan trọng trong bài viết dưới đây.

Áp xe răng là gì?

Áp xe răng là tình trạng nhiễm trùng mủ xảy ra trong hoặc xung quanh răng. Đây là một bệnh lý nghiêm trọng trong nha khoa, thường xuất hiện do sự xâm nhập của vi khuẩn vào răng hoặc nướu, dẫn đến viêm nhiễm và tích tụ mủ.

Nguyên nhân gây áp xe răng

Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng không thể không kể tới như sau:

  • Sâu răng: Khi tình trạng này không được điều trị sớm, vi khuẩn có thể lan sâu vào tủy, dẫn đến nhiễm trùng và tạo thành mủ ở gốc răng.
  • Viêm nướu và viêm nha chu: Khi viêm nướu và viêm nha chu không được chữa trị, vi khuẩn có thể xâm nhập sâu vào mô nướu, gây nhiễm trùng và tạo mủ.
  • Chấn thương răng: Chấn thương do tai nạn hoặc nhai phải vật cứng có thể gây nứt, gãy răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây áp xe.
  • Răng khôn mọc lệch: Răng khôn mọc lệch hoặc ngầm dễ bị viêm nhiễm do khó vệ sinh, dẫn đến áp xe.
  • Vệ sinh răng miệng kém: Không duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách dẫn đến tích tụ mảng bám và vi khuẩn, gây sâu răng và viêm nướu, áp xe.
  • Hệ miễn dịch yếu: Người có hệ miễn dịch yếu như mắc bệnh tiểu đường, dễ bị nhiễm trùng sẽ có thể gặp phải tình trạng này.

Áp xe răng xảy ra do sâu răng

Triệu chứng của bệnh

Áp xe răng có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và vị trí của nhiễm trùng, cụ thể như:

  • Đau nhức răng: Đau nhức răng là triệu chứng dễ nhận biết nhất của bệnh. Cơn đau có thể dữ dội, liên tục hoặc chỉ xuất hiện khi nhai hoặc ấn vào răng. Đôi khi, cơn đau có thể lan rộng đến tai, hàm hoặc cổ.
  • Sưng tấy và đỏ nướu: Vùng nướu quanh răng bị áp xe thường bị sưng tấy, đỏ và rất nhạy cảm. Sưng có thể lan ra vùng mặt hoặc cổ, gây khó chịu và làm biến dạng khuôn mặt.
  • Hơi thở hôi và vị đắng trong miệng: Tình trạng này có thể gây ra hơi thở có mùi hôi khó chịu và cảm giác vị đắng trong miệng do sự tích tụ của mủ nhiễm trùng.
  • Sốt và mệt mỏi: Khi nhiễm trùng lan rộng, cơ thể có thể phản ứng bằng cách tăng nhiệt độ để chống lại vi khuẩn, dẫn đến sốt.
  • Khó khăn khi nhai hoặc nuốt: Áp xe răng gây đau và sưng tấy có thể làm cho việc nhai hoặc nuốt trở nên khó khăn.
  • Hạch bạch huyết sưng: Khi cơ thể phản ứng với nhiễm trùng, các hạch bạch huyết ở vùng cổ hoặc dưới hàm có thể sưng to và đau.
  • Xuất hiện mủ: Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh là sự xuất hiện của mủ. Mủ có thể chảy ra từ vùng nướu bị nhiễm trùng hoặc từ lỗ nhỏ trong răng bị sâu.
  • Răng lung lay: Áp xe răng gây viêm nhiễm và phá hủy các mô hỗ trợ quanh răng, làm cho răng bị lung lay và có nguy cơ rụng.

Phân loại áp xe răng

Dựa vào vị trí và nguyên nhân gây nhiễm trùng, áp xe răng được phân thành ba loại chính:

Áp xe chóp răng

Áp xe chóp răng xảy ra ở phần gốc của răng, vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng qua lỗ sâu hoặc vết nứt trên răng, gây viêm và tạo thành mủ tại chóp răng. Nguyên nhân chính gây ra áp xe chóp răng là sâu răng, viêm tủy răng và chấn thương răng. Triệu chứng thường gặp bao gồm đau nhức dữ dội, sưng tấy quanh răng, nhạy cảm với nhiệt độ và xuất hiện mủ ở chân răng.

Áp xe nướu

Áp xe nướu xảy ra trong mô nướu và không ảnh hưởng đến răng hoặc dây chằng quanh răng. Nguyên nhân gây áp xe nướu thường là chấn thương nướu hoặc mảnh vụn thức ăn bị mắc kẹt. Triệu chứng của áp xe nướu bao gồm sưng đỏ và đau ở vùng nướu, xuất hiện mủ và đau khi nhai hoặc chạm vào vùng bị nhiễm trùng.

Áp xe nha chu

Áp xe nha chu xảy ra trong mô nha chu xung quanh răng và thường liên quan đến viêm nha chu (bệnh nướu răng). Khi túi nha chu bị nhiễm trùng và không được điều trị, vi khuẩn sẽ tích tụ và hình thành mủ. Triệu chứng thường gặp của áp xe nha chu bao gồm sưng tấy và đỏ nướu, mủ chảy ra từ túi nha chu, đau khi nhai và răng lung lay.

Áp xe nha chu xảy ra trong mô nha chu xung quanh răng
Áp xe nha chu xảy ra trong mô nha chu xung quanh răng

Chẩn đoán khối áp xe của bệnh

Dưới đây là những phương pháp thăm khám và chẩn đoán thường được sử dụng:

  • Kiểm tra bằng tay: Người bệnh được đặt ở tư thế nằm ngửa và há miệng. Nha sĩ sẽ dùng tay để xác định vị trí của khối áp xe bằng cách ấn vào những vùng cảm thấy đau nhất khi có lực tác động.
  • Sử dụng dụng cụ gõ: Nha sĩ sẽ dùng dụng cụ nha khoa để gõ nhẹ vào răng. Nếu cảm thấy đau khi gõ hoặc ấn vào một chiếc răng cụ thể, có thể chỉ ra rằng răng đã bị áp xe.
  • Chụp X-Quang: Hình ảnh X-Quang giúp bác sĩ đánh giá cấu trúc xương quanh răng cũng như xác định vị trí và kích thước của ổ áp xe.
  • Chụp CT: Đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn, khi nghi ngờ nhiễm trùng đã lan sang các khu vực khác qua đường máu, bác sĩ có thể chỉ định chụp CT. Phương pháp chẩn đoán hình ảnh này cung cấp cái nhìn chi tiết hơn về tình trạng lây lan của nhiễm trùng.

Điều trị áp xe răng

Dưới đây là các biện pháp điều trị hiệu quả nhất mà bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng như sau:

Điều trị bằng Tây y

Phương pháp điều trị cần được thực hiện kịp thời để ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng và bảo vệ sức khỏe răng miệng.

  • Dẫn lưu mủ: Phương pháp điều trị chính cho tình trạng này là dẫn lưu mủ. Nha sĩ sẽ rạch một đường nhỏ trên nướu để mủ thoát ra ngoài, giảm áp lực và đau đớn cho bệnh nhân. Sau đó, vùng bị nhiễm trùng sẽ được làm sạch kỹ lưỡng.
  • Sử dụng kháng sinh: Để ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng và giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng, bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh. Giúp tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.
  • Điều trị tủy răng (Nội Nha): Nếu áp xe do nhiễm trùng tủy răng, nha sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy. Quá trình này bao gồm loại bỏ tủy răng bị nhiễm trùng, làm sạch và khử trùng ống tủy, sau đó trám kín lại để ngăn ngừa tái nhiễm.
  • Nhổ răng: Trong trường hợp răng bị tổn thương quá nặng và không thể cứu chữa, nha sĩ sẽ xem xét nhổ răng. Sau khi nhổ, vùng răng bị nhiễm trùng sẽ được làm sạch để ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng.

Mẹo dân gian chữa bệnh

Một số phương pháp dân gian thường được sử dụng để cải thiện triệu chứng của bệnh có thể kể tới như:

  • Nước muối ấm: Súc miệng bằng nước muối ấm giúp làm sạch khu vực bị nhiễm trùng và giảm sưng. Hòa tan một muỗng cà phê muối vào một cốc nước ấm, súc miệng trong 30 giây rồi nhổ ra.
  • Tỏi: Tỏi có tính kháng khuẩn mạnh, người bệnh có thể nghiền nát một tép tỏi tươi và đặt lên vùng răng bị áp xe trong vài phút.
  • Dầu dừa: Đây là nguyên liệu có đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm. Súc miệng với một muỗng dầu dừa nguyên chất trong khoảng 15-20 phút sau đó nhổ ra và rửa miệng bằng nước ấm.
  • Gừng: Nhai một lát gừng tươi hoặc dùng bột gừng pha với nước để làm nước súc miệng có thể giúp giảm đau và viêm.
  • Nghệ: Nghệ có chứa curcumin, một chất kháng viêm và kháng khuẩn tự nhiên. Trộn bột nghệ với một ít nước để tạo thành hỗn hợp sệt và thoa lên vùng răng bị nhiễm trùng. Bạn có thể ngậm trong một vài phút rồi súc miệng bằng nước ấm.
  • Baking Soda: Baking soda giúp giảm viêm, làm sạch miệng và cân bằng độ pH. Hòa tan một muỗng cà phê baking soda vào một cốc nước ấm, sau đó súc miệng với dung dịch này vài lần mỗi ngày.
  • Đá lạnh: Chườm đá lạnh bên ngoài má, nơi răng bị áp xe, giúp giảm sưng và đau. Bọc đá lạnh trong một khăn mỏng và áp lên má trong khoảng 15-20 phút. Có thể lặp lại mỗi giờ để giảm đau hiệu quả.
Bạn có thể sử dụng nước muối ấm để súc miệng
Bạn có thể sử dụng nước muối ấm để súc miệng

Lưu ý rằng các phương pháp dân gian chỉ mang tính chất hỗ trợ và không thể thay thế cho việc điều trị chuyên nghiệp từ nha sĩ. Nếu bạn gặp phải triệu chứng, hãy đến gặp bác sĩ nha khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể.

Phòng ngừa bệnh hiệu quả

Tình trạng này có thể được phòng tránh hiệu quả nếu bạn thực hiện các biện pháp chăm sóc răng miệng đúng cách và duy trì lối sống lành mạnh, cụ thể như sau:

  • Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày với kem đánh răng chứa fluoride, chải kỹ lưỡng, bao gồm cả mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của răng. Sử dụng bàn chải có lông mềm và thay bàn chải mỗi 3-4 tháng.
  • Chỉ nha khoa giúp loại bỏ mảng bám và các mẩu thức ăn mắc kẹt giữa các kẽ răng mà bàn chải đánh răng không thể tiếp cận.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm hoặc nước súc miệng chứa chất kháng khuẩn sau khi đánh răng để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
  • Đến gặp nha sĩ định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra và làm sạch răng. Nha sĩ sẽ phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng và có biện pháp điều trị kịp thời, ngăn ngừa áp xe răng.
  • Hạn chế tiêu thụ đồ ngọt và thực phẩm chứa nhiều đường, vì chúng dễ gây sâu răng. Tăng cường ăn rau quả, thực phẩm giàu canxi và vitamin để bảo vệ răng chắc khỏe.
  • Hạn chế nhai vật cứng, không dùng răng để mở nắp chai hoặc cắn móng tay, tránh gây tổn thương cho răng.
  • Sử dụng bảo hộ răng khi tham gia các hoạt động thể thao có nguy cơ va chạm cao để tránh chấn thương răng.

Trên đây là những thông tin chi tiết về tình trạng áp xe răng, một bệnh lý phổ biến và có thể gây nhiều nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, bạn cần chú ý đến vệ sinh răng miệng hàng ngày và duy trì chế độ ăn uống khoa học để ngăn ngừa những biến chứng xấu có thể xảy ra do tổn thương răng.

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Implant - Hà Nội: Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0963.526.780

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 989.518.448

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental Implant - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Implant - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309