Nấm miệng ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa an toàn

Nấm miệng ở trẻ là tình trạng khá phổ biến nhiều bé gặp phải. Thời gian đầu, tình trạng này tuy không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của trẻ tuy nhiên nếu nấm miệng trẻ em kéo dài dai dẳng sẽ khiến trẻ quấy khóc, biếng ăn, sụt cân. Cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách xử lý kịp thời, đúng cách. 

Nấm miệng ở trẻ là gì, có nguy hiểm không?

Nấm miệng ở trẻ em trong dân gian còn gọi là tưa lưỡi hay đẹn trăng. Bệnh bùng phát do một loại nấm men trong khoang miệng trẻ Candida albicans gây nên. Loại nấm này khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ sinh sôi và phát triển rất nhanh. Ban đầu chúng sẽ hình thành những đốm chấm trắng nhỏ xuất hiện ở đầu lưỡi của trẻ, lâu dần sẽ lan rộng ra thành các mảng trắng trên bề mặt lưỡi.

Tìm hiểu nấm miệng ở trẻ
Tìm hiểu nấm miệng ở trẻ

Nấm miệng trẻ em nếu không được kiểm soát và loại bỏ kịp thời có thể để lại nhiều hậu quả nặng nề. Lâu ngày nấm sẽ ăn loang toàn bộ lưỡi làm mất vị giác khiến trẻ cảm thấy đau đớn, bỏ bú, biếng ăn, quấy khóc. Thậm chí, khi nấm mọc dày có thể lan vào đường thở gây nấm phổi, viêm phổi, lan xuống dạ dày làm tổn thương hệ tiêu hóa rất nguy hiểm.

Triệu chứng nấm miệng ở trẻ như thế nào?

Trong giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh tia miệng chưa rõ ràng, tuy nhiên khi tình trạng nặng nề hơn, cha mẹ cần chú ý tới những biểu hiện điển hình như sau:

Xuất hiện các mảng bám màu trắng kem hoặc màu vàng nhạt giống phô mai bên trong má, amidan, tưa lưỡi, nướu hoặc ở môi.

  • Có tình trạng chảy máu nhẹ nếu vô tình bị cọ xát
  • Trẻ kêu đau nhức, khô rát, nhai ngậm, nuốt khó khăn
  • Khóe miệng khô kèm nứt nẻ
  • Miệng trẻ có mùi khó chịu
Triệu chứng nhận biết trẻ bị nấm miệng
Triệu chứng nhận biết trẻ bị nấm miệng

Triệu chứng nấm miệng ở trẻ sơ sinh: Lưỡi trẻ xuất hiện đốm trắng, con quấy khóc, khó chịu khi bú hoặc bỏ bú. Ngoài ra trẻ bú mẹ bị nấm miệng có thể truyền vi khuẩn sang vú mẹ và khiến:

  • Núm vú bị đỏ, nhạy cảm hơn, ngứa và nứt
  • Da căng bóng bất thường kèm bong tróc trên quầng vú
  • Đau núm vú giữa mỗi lần cho con bú.

Nguyên nhân gây nấm miệng ở trẻ sơ sinh là gì?

Nấm miệng ở trẻ chủ yếu bùng phát do một loại nấm trong khoang miệng có tên là Candida albicans (C. albicans). Bình thường, trong khoang miệng của trẻ vẫn luôn có một lượng nhỏ nấm Candida albicans (C. albicans) nhưng chúng tồn tại ở thể ngủ và không gây hại. Khi hệ thống miễn dịch tốt, các vi khuẩn có lợi có thể kiểm soát được C. albicans khiến chúng không thể hoạt động.

Nguyên nhân gây nấm miệng ở trẻ
Nguyên nhân gây nấm miệng ở trẻ

Tuy nhiên khi hệ miễn dịch của trẻ bị tổn thương hoặc có sự mất cân bằng các vi sinh vật trong cơ thể, nấm C. albicans sẽ không thể kiểm soát và gây hiện tượng tia miệng. Ngoài ra, một số nguyên nhân gây nấm miệng còn được xác định bao gồm:

  • Trong thời kỳ mang bầu, người mẹ mắc các bệnh như viêm âm đạo, nấm âm đạo mà không điều trị dứt điểm sẽ tạo điều kiện lây sang thai nhi khiến con trẻ sau khi được sinh ra bị nhiễm nấm.
  • Mẹ bị nhiễm nấm trong trường hợp nuôi con bằng sữa mẹ cũng sẽ có thể lây cho bé.
  • Ngoài ra khi trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh không được vệ sinh răng miệng sạch sẽ, cặn sữa, cặn thức ăn còn dính lại trong khoang miệng sẽ là môi trường thuận lợi để nấm C. albicans phát triển gây bệnh.
  • Việc sử dụng kháng sinh không đúng liều lượng cũng được xác định là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm miệng ở trẻ dưới 1 tuổi.

Ngoài ra những trẻ có thói quen thường xuyên mút tay, ngậm ti giả, núm ti, vòng ngậm nướu,… cũng rất dễ bị tưa miệng.

Nấm miệng ở trẻ xử lý như thế nào triệt để lại an toàn?

Xử lý nấm miệng ở trẻ cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Nếu nguyên nhân từ mẹ lây truyền sang con thì cần điều trị cho mẹ trước. Ngoài ra, sử dụng một số mẹo dân gian, một số thuốc đặc hiệu cũng là một số gợi ý cha mẹ có thể tham khảo.

Áp dụng mẹo chữa nấm miệng trẻ sơ sinh tại nhà

Khi phát hiện nấm miệng ở trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian dưới đây để khắc phục.

  • Sử dụng mật ong và lá nhọ nồi: Mật ong chuẩn bị khoảng 1ml. Lá nhọ nồi hái về, rửa sạch, giã nhuyễn lọc lấy nước cốt. Kết hợp mật ong cùng 10ml nước cốt lá nhọ nồi trộn đều sau đó sử dụng bông tăm nhúng vào dung dịch trên rồi chấm vào vị trí nấm trong miệng trẻ. Mỗi ngày cha mẹ nên thực hiện 2 – 3 lần để đạt được hiệu quả.
  • Sử dụng nước muối loãng: Đây là mẹo hay đơn giản được nhiều mẹ áp dụng để xử lý nấm miệng ở trẻ sơ sinh. Mẹ dùng loại nước muối sinh lý 0,1%. Sử dụng dụng cụ rơ lưỡi chuyên dụng hoặc bông gạc nhúng vào dung dịch muối loãng sau đó vệ sinh bề mặt lưỡi, xung quanh miệng cho trẻ mỗi ngày 2 – 3 lần.
  • Sử dụng cỏ mực và lá hẹ tươi: Cỏ mực tươi, loại bỏ rễ lấy khoảng 8g, thêm khoảng 4g lá hẹ. Đem nguyên liệu rửa sạch rồi đem giã nhuyễn. Lọc lấy nước cốt sau đó hòa cùng mật ong chấm nhẹ lên vị trí miệng bị nấm. Mỗi ngày mẹ nên thực hiện 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 2 tiếng.
  • Dùng lá mít: Mẹ lấy lá mít rửa sạch sau đó phơi khô rồi đem đốt thành than. Trộn than của lá mít cùng mật ong nguyên chất rồi lấy bông gạc chấm vào hỗn hợp, lâu lên vùng miệng trẻ bị nấm mỗi ngày từ 2 – 3 lần.

Xem thêm: Tưa miệng khi mang thai: Nguyên nhân và Cách điều trị nhanh chóng

Áp dụng một số phương pháp chữa nấm miệng ở trẻ
Áp dụng một số phương pháp chữa nấm miệng ở trẻ

Sử dụng thuốc Tây chữa nấm miệng ở trẻ

Sau khi áp dụng các mẹo dân gian chữa tưa miệng ở trẻ sơ sinh nhưng không hiệu quả, cha mẹ nên tìm hiểu và sử dụng thuốc Tây điều trị nhanh chóng. Các loại thuốc Tây thông dụng nhất hiện nay để chữa tưa miệng cho trẻ bao gồm:

  • Nystatin: Đây là loại thuốc kháng sinh tiêu diệt nấm rất tốt. Đặc biệt thuốc này sẽ không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Sử dụng thuốc nystatin chữa tưa miệng cho trẻ bằng cách rơ ở miệng trẻ khoảng 100.000 đơn vị/lần. Mỗi ngày thực hiện 4 lần và cần thực hiện đều đặn trong 7 ngày.
  • Miconazol: Được bào chế dạng gel bôi tại chỗ nồng độ 2%. Tuy nhiên những trẻ không thể nuốt hoặc có các bệnh về gan không được sử dụng loại thuốc này. Thuốc miconazol có thể gây ra một số tác dụng phụ như: buồn nôn, tiêu chảy, mẩn ngứa,…

Một số lưu ý trong chăm sóc, phòng ngừa nấm miệng cho trẻ

Bên cạnh tìm tới các loại thuốc điều trị bệnh nấm miệng ở trẻ, cha mẹ cũng cần chú ý tới việc chăm sóc, phòng ngừa bệnh cho con để rút ngắn thời gian phục hồi. Một số lưu ý dưới đây cha mẹ cần quan tâm:

  • Trước khi đưa tay vào vệ sinh miệng cho trẻ cha mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ để tránh vi khuẩn xâm nhập nhiều hơn.
  • Cha mẹ tuyệt đối không được cậy những nấm trắng ở lưỡi, xung quanh miệng trẻ bởi điều này có thể gây ra hiện tượng nhiễm trùng.
  • Hầu hết các trường hợp trẻ bị nấm miệng có thể khắc phục sau 1 tuần sử dụng thuốc tại nhà. Tuy nhiên nếu bệnh không thuyên giảm cha mẹ cần đưa con tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị.
  • Với những trẻ dưới 6 tháng tuổi cha mẹ cần sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh lưỡi, miệng, mũi cho bé mỗi ngày 2 lần.
  • Sử dụng gạc mềm, sạch thấm nước muối sinh lý để vệ sinh lưỡi cho trẻ
  • Những trẻ bú bình hoặc bú mẹ thì nên tráng miệng trẻ bằng thìa to sau khi trẻ bú xong
  • Nên hạn chế tối đa việc cho trẻ cầm nắm, mút, ăn vật lạ
  • Thường xuyên vệ sinh môi trường, đồ dùng xung quanh trẻ.

Trên đây là những thông tin về bệnh nấm miệng ở trẻ và phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn. Hy vọng qua bài viết, các bậc phụ huynh có thể chủ động hơn trong việc xử lý và phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Implant - Hà Nội: Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0963.526.780

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 989.518.448

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental Implant - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Implant - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309