Viêm Quanh Implant: Triệu Chứng, Nguyên Nhân & Cách Điều Trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi | Chuyên Khoa: Nha khoa Phục hình | Nơi công tác: ViDental Implant - Đống Đa, Hà Nội

Một số khách hàng sau khi trồng răng được một thời gian có thể gặp phải tình trạng đau nhức, sưng, khó chịu, được bác sĩ nhận định là viêm quanh Implant. 

  • Bạn có thể quan sát thấy nướu bị viêm, có mủ, đau nhức, hôi miệng hay thậm chí là phần trụ bị di chuyển [1].
  • Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, xung quanh trụ bị thiếu mô mềm hay gặp lỗi ngay từ khi bác sĩ thực hiện [2].
  • Lúc này, nha sĩ sẽ cho bạn uống thuốc, thực hiện lấy cao răng, nếu nặng hơn sẽ sử dụng phương pháp phẫu thuật [3].

Viêm quanh Implant là gì?

Viêm quanh răng là tình trạng mô mềm, mô cứng ở quanh Implant bị nhiễm trùng. Vi khuẩn sẽ tích tụ thành mảng bám quanh răng, xâm nhập vào khe hở của Implant và các mô liên kết xung quanh, lâu dần sẽ tạo thành các túi Implant.

Vi khuẩn dần sẽ gây viêm theo thời gian, các túi sẽ sâu dần, chạm đến lớp xương nâng đỡ và dẫn đến tiêu xương quanh Implant. Sự ổn định của trụ sẽ bị ảnh hưởng, dẫn tới ca trồng răng bị thất bại.

  • Viêm niêm mạc quanh Implant, đây là tình trạng khi mô mềm bị viêm, bạn có thể thấy phần lợi chuyển thành màu sưng đỏ, không làm mất sự bám dính và thậm chí sẽ gây tiêu xương.
  • Tình trạng này nếu không sớm được điều trị, bạn có thể sẽ phải đối mặt với vấn đề tiêu xương. Lúc này, buộc sẽ phải can thiệp phẫu thuật để điều trị.

Theo các thống kê y khoa cho biết, tình trạng viêm quanh Implant xảy ra khoảng 19% đến 23%. 

Các mô mềm, mô cứng ở quanh Implant bị nhiễm trùng
Các mô mềm, mô cứng ở quanh Implant bị nhiễm trùng

Dấu hiệu nhận biết

Các dấu hiệu nhận biết tình trạng viêm quanh trụ Implant bao gồm:

  • Viêm nướu: Tình trạng sưng đỏ và dễ chảy máu khi chạm vào.
  • Xuất hiện mủ: Có mủ rỉ ra từ rãnh ngăn cách giữa nướu và Implant, biểu hiện rõ ràng của nhiễm trùng.
  • Đau nhức, khó chịu: Cảm giác đau khi nhai hoặc khi có áp lực lên khu vực cấy ghép.
  • Áp xe răng: Xuất hiện ổ áp xe liên quan đến viêm má và nướu, gây sưng tấy và đau đớn.
  • Implant di chuyển: Implant trở nên lỏng lẻo hoặc di chuyển, mất đi sự ổn định.
  • Tụt nướu: Nướu xung quanh Implant có thể bị tụt xuống, làm lộ ra phần chân Implant.
  • Hôi miệng: Mùi hôi phát ra từ khu vực cấy ghép do nhiễm trùng.
  • Mất xương quanh Implant: Trên hình ảnh X-quang có thể thấy hiện tượng mất xương quanh Implant.

Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm quanh trụ Implant 

Nguyên nhân chính dẫn đến viêm quanh Implant bao gồm:

  • Vệ sinh răng miệng kém sau khi cấy ghép: Không đảm bảo vệ sinh đúng cách sau khi trồng răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vùng cấy ghép.
  • Bác sĩ cấy ghép không đúng cách: Implant đặt sai vị trí hoặc kỹ thuật cấy ghép không chuẩn xác.
  • Răng sứ và hàm phục hình không chuẩn xác: Răng sứ hoặc hàm phục hình trên Implant không được thiết kế và lắp đặt đúng cách do tay nghề bác sĩ yếu kém, thực hiện không đúng kỹ thuật.
  • Nha khoa không đảm bảo điều kiện an toàn: Cơ sở nha khoa không tuân thủ quy trình và điều kiện vô trùng cần thiết khi trồng răng Implant.
  • Thiếu mô mềm quanh trụ Implant: Thiếu mô mềm tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây viêm nhiễm.
  • Trụ Implant không phù hợp: Trụ Implant không phù hợp với kích thước xương hàm và phương pháp phục hồi.
  • Vật liệu cấy ghép kém chất lượng: Vật liệu Implant không đạt chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng sẽ gây viêm nhiễm sau một thời gian sử dụng.
  • Chưa điều trị bệnh lý răng miệng: Tình trạng viêm nha chu, viêm lợi, viêm nướu nếu không được điều trị triệt để trước khi cấy ghép có thể gây viêm nhiễm về lâu dài.
  • Hệ miễn dịch suy giảm: Người mắc các bệnh suy giảm hệ miễn dịch dễ bị viêm quanh Implant do khả năng chống lại vi khuẩn kém.

Phương pháp điều trị viêm nhiễm ở răng Implant

Để khắc phục được tình trạng viêm nhiễm, bác sĩ thường sẽ áp dụng các phương pháp điều trị như sau.

Nguyên tắc điều trị

Dưới đây là các nguyên tắc điều trị đối với tình trạng trên:

  • Điều trị sẽ giúp mức độ nhiễm trùng được kiểm soát cùng với đó là các ổ viêm phát triển xung quanh răng Implant.
  • Độ sâu của túi Implant sẽ được giảm nhanh chóng.
  • Xương ổ răng sẽ được tái tạo, trong trường hợp xương bị tiêu ở mức độ nặng, bác sĩ sẽ yêu cầu ghép xương.
Kiểm soát các ổ viêm phát triển nhanh chóng
Kiểm soát các ổ viêm phát triển nhanh chóng

Phương pháp điều trị

Để đạt được kết quả tốt nhất, bác sĩ thường sẽ kết hợp điều trị không phẫu thuật, cụ thể như sau. 

Điều trị không phẫu thuật

Đầu tiên, bác sĩ sẽ thực hiện loại bỏ mảng bám quanh răng và vi khuẩn để hỗ trợ các mô xung quanh có thể tự phục hồi. Các bước cụ thể như sau:

  • Lấy cao răng và làm sạch mảng bám: Loại bỏ mảng bám và cao răng tích tụ xung quanh Implant.
  • Thuốc kháng sinh: Bác sĩ thường sử dụng kết hợp Metronidazole và Spiramycin để ngăn chặn sự nhiễm trùng.
  • Thuốc sát trùng tại chỗ: Đắp gạc bông ngâm trong hỗn hợp Chlorhexidine và nước muối để sát trùng tại vị trí răng Implant bị viêm, đặc biệt khi túi Implant có độ sâu >5mm.
  • Điều trị Laser: Sử dụng laser để kích thích và chữa lành vết thương nhanh chóng, đồng thời giảm sưng tấy và khó chịu.

Phẫu thuật viêm quanh trụ Implant

Phương pháp phẫu thuật mở túi và lật vạt để làm sạch bề mặt Implant bằng chổi Titan, mũi khoan và laser, kết hợp với ghép mô liên kết, là một kỹ thuật hiệu quả trong điều trị viêm nặng quanh răng Implant. Quá trình này nên được kết hợp với sử dụng thuốc kháng sinh để đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Nếu Implant bị tiêu hơn một nửa chiều dài hoặc lung lay ở mức độ 3 (lung lay ngang > 0,5 mm) và mức độ 4 (lung lay cả ngang và dọc mà có thể nhìn thấy bằng mắt thường), thì việc tháo bỏ Implant là cần thiết. Sau khi tháo Implant, cần làm sạch khoang miệng cẩn thận và đợi vết thương lành hẳn trước khi xem xét đặt trụ Implant mới.

Phẫu thuật phù hợp với trường hợp viêm nặng
Phẫu thuật phù hợp với trường hợp viêm nặng

Cách phòng ngừa viêm nhiễm sau cấy Implant

Để phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm và các biến chứng sau cấy Implant, bạn đọc cần lưu ý những yếu tố sau:

  • Lựa chọn nha khoa uy tín: Bạn nên lựa chọn địa chỉ cấy ghép Implant tại những địa chỉ nha khoa uy tín, có đội ngũ y bác sĩ giỏi, chuyên môn cao.
  • Chăm sóc răng miệng hàng ngày: Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, sau bữa ăn và khi thức dậy. Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, bàn chải kẽ hoặc máy tăm nước thay cho tăm xỉa răng, loại bỏ các mảng bám cứng đầu.
  • Sử dụng bàn chải lông mềm: Chải răng với một lực vừa phải để tránh tổn thương mô mềm, ngăn ngừa tình trạng viêm quanh Implant không đáng có.
  • Tránh các chất kích thích: Không sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác trong quá trình điều trị.
  • Tái khám định kỳ: Định kỳ khám răng mỗi 4 tháng/lần để bác sĩ có thể loại bỏ mảng bám và phát hiện sớm các bệnh viêm quanh răng Implant, từ đó đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.
  • Kiểm soát sức khỏe tổng quát: Kiểm soát tốt đường huyết và các bệnh lý sức khỏe khác để giảm nguy cơ viêm nhiễm.

Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc nắm được tình trạng viêm quanh Implant. Đây là vấn đề nghiêm trọng nên ngay khi quan sát thấy các dấu hiệu, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và hỗ trợ tốt nhất. Ngoài ra sau khi điều trị, bạn cũng nên chú ý hơn trong việc vệ sinh răng miệng hằng ngày, tránh xảy ra tình trạng tương tự.

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Implant - Hà Nội: Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0963.526.780

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 989.518.448

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental Implant - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Implant - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309