Những Triệu Chứng Sau Cấy Ghép Trụ Implant Và Cách Xử Lý
Cấy ghép trụ Implant là một trong những giải pháp được nhiều người lựa chọn khi có mong muốn phục hình răng bị bỏng, gãy răng do bệnh lý, tai nạn hay tuổi già. Được biết, nỗi băn khoăn của đa số quý khách hàng không chỉ là với nỗi sợ đau, sự lo lắng về ca phẫu thuật thất bại mà còn có những biến chứng có thể xuất hiện sau khi thực hiện. Bài viết này sẽ cung cấp chi tiết về những triệu chứng sau cấy Implant quý khách hàng có thể gặp phải và giải pháp xử lý kịp thời.
Những triệu chứng sau cấy Implant nhẹ và cách xử lý tại nhà
Sau khi cấy ghép trụ Implant để trồng răng, bệnh nhân sẽ gặp những triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Cần quan sát kỹ triệu chứng sau cấy Implant để đánh giá độ lành thương cũng như vị trí cấy ghép trụ răng để có biện pháp chăm sóc kịp thời.
Khi ca cấy ghép được thực hiện thành công, bệnh nhân có thể gặp những tình trạng đau nhức, rỉ máu hoặc sưng nhẹ. Bệnh nhân hoàn toàn có thể chăm sóc tại nhà và tiếp tục nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ, cụ thể:
- Trong vài ngày đầu, vùng cấy ghép sẽ sưng nhẹ ở vùng má. Người bệnh nên chủ động bọc đá trong một miếng vải và chườm vào vị trí này. Có thể chườm ấm vào ngày hôm sau để làm tan máu tụ và giảm sưng.
- Tình trạng rỉ máu hay sưng nhẹ ở vị trí cấy ghép trụ sẽ dần biến mất sau 1-3 ngày kể từ khi phẫu thuật thành công nên bệnh nhân không cần quá lo lắng.
7 triệu chứng sau cấy Implant, biến chứng trở nặng cần can thiệp kịp thời
Nếu sau khoảng thời gian 1 – 3 ngày, nếu bệnh nhân không dứt những cơn đau và rỉ máu hoặc xuất hiện triệu chứng sau cấy Implant nghiêm trọng, bạn cần cẩn trọng các biến chứng hậu phẫu dưới đây đã có thể xảy ra:
Bệnh nhân bị đau và sưng dai dẳng
Cảm giác đau có thể xảy ra sau khi đặt Implant. Tuy nhiên, đây là trường hợp bình thường và có cảm giác đau nhẹ, có thể nhanh chóng khắc phục bằng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân gặp cơn đau kéo dài không giảm sau 5 – 7 ngày hoặc vài tháng và bị sốt, có thể vị trí cấy ghép đã bị viêm nhiễm, mô cấy đã bị hỏng trong quá trình đẩy ra ngoài từ xương hàm. Đây là lúc bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có kế hoạch rút trụ Implant ra khỏi hàm càng sớm càng tốt.
Bệnh nhân bị viêm hoặc nhiễm trùng tại vị trí cấy ghép
Đây là một trong những triệu chứng sau cấy Implant mức độ nặng thường gặp sau khi cấy ghép Implant. Trường hợp này rất có thể do người bệnh đánh răng không đúng cách, kỹ càng khiến các mảnh vụn thức ăn bám vào răng, tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng gây nhiễm trùng. Một nguyên nhân khác đến từ địa chỉ thực hiện phẫu thuật với khâu vệ sinh và vô trùng không được đảm bảo làm tăng nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật.
Nhiễm trùng cũng có thể xảy ra ở những bệnh nhân bị tai nạn hoặc tác động vào vùng cấy ghép, song đây là trường hợp khá hiếm gặp. Bệnh nhân dễ nhận biết mình khi bị nhiễm trùng thông qua triệu chứng mô xung quanh vùng cấy ghép bị đỏ và sưng dai dẳng. Tuy nhiên, nếu không phát hiện kịp thời, bệnh nhân sẽ bị nhiễm trùng nặng, tiêu xương và đào thải Implant.
Bệnh nhân chảy máu dai dẳng sau khi cấy ghép
Thông thường sau khi phẫu thuật cấy ghép trụ Implant, bệnh nhân có thể bị chảy máu trong 1 – 2 ngày tại vị trí răng này. Nhẹ nhàng đặt lên vết chảy máu một miếng gạc và ấn nhẹ trong 30 phút, cho phép bệnh nhân cầm máu. Tuy nhiên, nếu chảy máu không ngừng trong một thời gian dài, đó là một biến chứng cần chú ý và bệnh nhân nên đi khám bác sĩ ngay lập tức để điều trị, tránh những biến chứng có thể nặng hơn sau này.
Trụ Implant được cấy ghép sai vị trí, bị lung lay hoặc lỏng vít
Trong trường hợp này, việc chạm vào nướu trong quá trình nhai và vệ sinh răng miệng có thể gây đau nhức dai dẳng, thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng và ảnh hưởng đến khả năng phát âm, giao tiếp của bệnh nhân. Răng cấy ghép không thể thực hiện đúng chức năng của mình do lực nhai của cung hàm không được phân bổ đều, hoặc lực nhai đè nặng lên Implant được cấy sai vị trí trở nên quá tải, sau này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng.
Vị trí cấy ghép trụ làm tổn thương các mô răng lân cận
Trước khi tiến hành cấy ghép Implant, bệnh nhân đã không tiến hành chụp CT cẩn thận theo hướng dẫn hoặc gặp vấn đề với kỹ thuật cấy ghép của bác sĩ chuyên khoa Implant dẫn đến tổn thương dây thần kinh dưới xương ổ răng. Đây là bộ phận dây thần kinh dễ bị tổn thương, sẽ bị tổn hại nếu việc khoan lỗ để cắm trụ không đạt tiêu chuẩn, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau, tê, ngứa ở môi, lưỡi, nướu tại vị trí này ngày càng gia tăng. Triệu chứng sau cấy Implant này không thuyên giảm mà ngày càng nặng hơn thì trụ sẽ bị đào thải và trường hợp phẫu thuật thất bại.
Ngoài ra, còn có trường hợp xương hàm của bệnh nhân không đủ hoặc không đủ dày mà bác sĩ không thực hiện bước ghép xương dù xương hàm đã bị tổn thương. Trường hợp này có thể dẫn đến gãy xương hàm, ảnh hưởng đến sự thành công của ca mổ và cần phải mổ lại.
Bệnh nhân bị dị ứng với chất liệu được sử dụng trong phẫu thuật
Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể bị dị ứng với Titan (một vật liệu cấy ghép hoặc các bộ phận kim loại mà bác sĩ sử dụng trong quá trình phẫu thuật). Bệnh nhân có thể gặp các tình trạng dị ứng như mất vị giác, phát ban và sưng tấy. Mặc dù trường hợp này cực kỳ hiếm nhưng bệnh nhân cần liên hệ ngay với bác sĩ để tiến hành phương án tháo Abutment và đặt vào một loại trụ Implant khác.
Bệnh nhân không nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ phẫu thuật
Có nhiều vấn đề cần lưu ý sau phẫu thuật, những thói quen răng miệng không phù hợp và những tác động không mong muốn hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Trong trường hợp này, trụ răng Implant bị tổn thương nghiêm trọng và buộc phải nhổ bỏ. Các nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra rằng các biến chứng sau phẫu thuật có thể được giảm thiểu nếu bệnh nhân tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ dẫn của bác sĩ.
Một số biến chứng muộn cần chú ý
Trong một vài trường hợp, một số bệnh nhân có thể gặp những biến chứng muộn hơn, có thể xảy ra sau vài năm bởi thói quen sinh hoạt, vệ sinh răng miệng hay địa chỉ nha khoa thực hiện… Dưới đây là một số triệu chứng sau cấy Implant thể hiện dấu hiệu bất thường của trụ Implant và răng giả mà bạn cần chú ý dù sau 5 hay 10 năm hậu phẫu thuật:
- Trụ Implant được cấy vào hàm không đủ số lượng dẫn tới lực tác động lên răng bị quá tải làm tiêu xương và hỏng trụ.
- Bệnh nhân hút thuốc lá nhiều, dẫn tới tình trạng mất khả năng tích hợp xương.
- Bệnh nhân bị tổn thương các mô hay dây thần kinh qua thời gian do kinh nghiệm của bác sĩ còn ít, tay nghề không vững đặt trụ sát các dây thần kinh. Khi đó, bệnh nhân có các triệu chứng tê bì môi hay lưỡi, lợi hoặc cả mặt.
- Cơ thể có cơ chế tự động đào thải trụ. Có thể nhận biết khi mặt bệnh nhân bị sưng, sốt hay cơn đau tăng dần… Đây là trường hợp ít gặp những có khả năng xảy ra.
- Bệnh nhân gặp lực tác động dẫn đến chấn thương quanh vùng cấy trụ gây lỏng vít.
- Vùng cấy trụ ở hàm trên bị viêm nhiễm, có thể ảnh hưởng đáng kể đến xương hàm.
6 yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của một ca cấy ghép trụ Implant
Theo các bác sĩ, có nhiều yếu tố có thể kể đến không chỉ từ nha khoa thực hiện mà còn từ bệnh nhân ảnh hưởng đến sự thành công của một ca cấy ghép trụ, hạn chế các triệu chứng sau cấy Implant khó chịu, biến chứng nguy hiểm hậu phẫu, cụ thể:
- Mô lợi săn chắc: Đây có thể nói là điều kiện ưu tiên khi tiến hành phẫu thuật. Nếu mô lợi bị viêm nhiễm hay gặp vấn đề sẽ là một môi trường tốt để vi khuẩn phát triển, lan ra khu vực phẫu thuật và xương hàm làm cho trụ bị đào thải.
- Không đủ xương: Trước khi thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân cần đi qua bước chụp CT toàn hàm để bác sĩ đánh giá. Thành công của ca điều trị phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố xương xung quanh của hàm. Yếu tố xương đạt chuẩn sẽ cần đủ và dày. Nếu không, bác sĩ cần căn chỉnh và ghép thêm xương cho bệnh nhân. Trong trường hợp bệnh nhân bị loãng xương mà không có can thiệp đã ghép trụ, hiện tượng tiêu xương sẽ xảy ra và trở nên trầm trọng.
- Các bệnh lý toàn thân: Bệnh nhân có các chứng bệnh liên quan đến tiểu đường, hệ miễn dịch… có thể ảnh hưởng đến độ lành thương cũng như quá trình tích hợp xương hàm. Khi đó ca cấy ghép trụ có khả năng sẽ thất bại cao.
- Bệnh nhân hút thuốc lá: Theo các nghiên cứu gần đây, các ca cấy ghép trụ của bệnh nhân có thói quen hút thuốc lá đạt tới mức 20%. Nghiên cứu chỉ ra rằng Cacbon Monoxide đi vào máu chính là nguyên do làm cho lượng dưỡng khi nuôi mô lành xung quanh bị giảm đáng kể ảnh hưởng đến độ lành thương. Ngoài ra, khi hút thuốc lá rít quá mạnh còn ảnh hưởng đến mức ổn định của máu đông, gây ra tình trạng chảy máu, nhiễm trùng.
- Bệnh nhân vệ sinh, chăm sóc răng miệng không đúng cách: Máy tăm nước, chỉ nha khoa thường là những dụng cụ được khuyên dùng bên cạnh bàn chải đánh răng để hỗ trợ cho việc làm sạch. Tuy nhiên, bởi thói quen vệ sinh răng miệng hậu phẫu ở một số người cao tuổi không được đảm bảo, bệnh nhân có thể dần tự dẫn ca cấy ghép thất bại khi thức ăn thừa sót lại tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng.
- Tay nghề và kinh nghiệm bác sĩ, điều kiện của địa chỉ nha khoa: Cấy ghép trụ Implant là phẫu thuật đòi hỏi cao kỹ thuật của bác sĩ thực hiện cũng như yếu tố vệ sinh của phòng khám. Một số địa chỉ nha khoa không đảm bảo được khâu vô trùng cũng như vệ sinh của phòng khám có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng của bệnh nhân. Ngoài ra khi tay nghề của bác sĩ không được vững, sẽ gặp trường hợp cắm trụ sai vị trí và ảnh hưởng đến mô răng hay dây thần kinh của bệnh nhân, gây ra tổn hại khó lường về sau.
Những giải pháp hạn chế tối đa biến chứng sau khi ghép trụ
Cấy ghép răng là kỹ thuật khó thực hiện, nhưng những triệu chứng, biến chứng sau cấy ghép lại càng khó khắc phục và đòi hỏi nhiều kinh nghiệm thực tế của nha sĩ. Dưới đây là những biện pháp nhằm hạn chế các triệu chứng đau nhức, chảy máu cùng các biến chứng nặng trong và sau quá trình cấy trụ, trồng răng Implant:
Cách điều trị biến chứng nhiễm trùng Implant
Bệnh nhân bị nhiễm trùng cấy ghép là do vi khuẩn. Tùy thuộc vào việc khách hàng nhận thấy mức độ nặng hay nhẹ sớm hay muộn mà nha sĩ có thể áp dụng một số biện pháp như: Sử dụng thuốc kháng sinh, sử dụng chất bảo quản, sử dụng tia laser để làm sạch các bề mặt bị ô nhiễm, tháo mô cấy và bắt đầu cấy ghép trụ lại từ đầu,…
Trong hầu hết các trường hợp cấy ghép bị nhiễm trùng, răng cấy ghép phải được loại bỏ để khử trùng và cấy ghép lại. Do đó, quý khách hàng nên đặc biệt chú ý trong việc lựa chọn nha khoa và bác sĩ cấy ghép.
Cách xử lý các triệu chứng nặng liên quan đến xương và mô
Hầu hết các biến chứng sau cấy ghép này không thể được ngăn ngừa bằng thuốc thông thường hoặc phương pháp điều trị bằng kháng sinh. Phương án duy nhất là nhổ bỏ răng Implant, ghép xương, nâng xoang rồi cắm lại trụ Implant.
Các bác sĩ thường khuyến nghị thay Implant mới trong trường hợp Implant của khách hàng bị gãy, lệch, bong lỏng, bị đào thải,… Chi phí trồng răng mới phụ thuộc vào chế độ bảo hành và chăm sóc khách hàng của từng đơn vị nha khoa.
Trên đây là những thông tin chi tiết về triệu chứng sau cấy Implant cùng các biến chứng nghiêm trọng cần cẩn trọng để phát hiện, xử lý kịp thời nhằm đảm bảo sức khỏe bệnh nhân và sự thành công của ca trồng răng. Mỗi quý khách hàng cần cần trọng lựa chọn địa chỉ, bác sĩ uy tín trước khi thực hiện và đảm bảo việc nghe theo các chỉ dẫn để cấy ghép trụ thành công, hạn chế các trường hợp đào thải, tháo trụ không mong muốn.
Array
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!