TOP 7 Dụng Cụ Cấy Ghép Implant Chuẩn Nha khoa

Đã được tư vấn chuyên môn bởi | Chuyên Khoa: Nha khoa Phục hình | Nơi công tác: ViDental Implant - Đống Đa, Hà Nội

Trồng răng implant là phương pháp nha khoa phổ biến, được nhiều người lựa chọn để phục hình lại chiếc răng đã mất. Để thực hiện phương pháp này, ngoài tay nghề bác sĩ thì cần đảm bảo môi trường sạch sẽ và sự hỗ trợ của các dụng cụ cấy ghép implant. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về những thiết bị nha khoa này trong bài viết dưới đây.

Tổng hợp danh sách 7 dụng cụ cấy ghép implant cần thiết

Cấy ghép implant là phương pháp sử dụng trụ Implant cấy vào xương hàm thay thế cho răng thật đã mất. Trụ răng sau khi đặt vào một thời gian, xương sẽ tự bám quanh thân trụ, dính chặt vào. Tiếp đó, mão răng sứ sẽ kết nối với trụ implant thông qua khớp nối abutment giúp răng giả trông giống như thật và gắn chắc chắn hơn.

Trong quá trình thực hiện phương pháp này cần sự hỗ trợ của các trang thiết bị, dụng cụ chuyên dụng, đảm bảo răng đẹp và thẩm mỹ nhất. Dưới đây chúng tôi đã tổng hợp bộ dụng cụ cấy ghép implant chuyên dụng, mời các bạn tham khảo.

#1. Máy khoan đặt implant

Đây là dụng cụ bắt buộc phải có khi thực hiện cấy ghép Implant vào xương hàm, đảm bảo chính xác, nhanh chóng và an toàn. Các bác sĩ sẽ sử dụng mũi khoan gắn trực tiếp vào máy khoan để tạo một khoảng trống trên xương hàm, vừa vặn với vị trí đặt trụ implant.

Máy khoan đặt implant
Máy khoan đặt implant

Trong đó, mũi khoan cần được lựa chọn kỹ càng theo một tỉ lệ chính xác, đảm bảo tương thích với vị trí răng và cấu trúc xương. Đồng thời đáp ứng tiêu chí phù hợp với chiều dài và độ rộng của trụ implant, từ đó giúp tăng tỷ lệ đặt đúng trụ implant vào trong xương hàm.

#2. Bộ mũi khoan Implant

Bộ mũi khoan sử dụng trong trồng răng Implant gồm có nhiều đầu khoan khác nhau, phù hợp với kích thước của từng loại trụ răng sử dụng cho mỗi khách hàng. Thông thường, bác sĩ nha khoa sẽ cân nhắc và lựa chọn 5 loại mũi khoan cơ bản dưới đây:

  • Mũi khoan dò xoắn.
  • Mũi khoan Implant.
  • Mũi khoan thuôn xoắn.
  • Mũi khoan dẫn.
  • Mũi khoan mồi.

Các mũi khoan được sử dụng theo nguyên tắc riêng, đảm bảo phù hợp với kỹ thuật khoan và loại trụ implant trong từng trường hợp cụ thể. Trong đó, mũi khoan thuôn xoắn tương đối đặc biệt, phụ thuộc vào chất lượng xương hàm và các kỹ thuật điều trị khác nhau, bác sĩ mới cân nhắc sử dụng.

#3. Thước đo chiều sâu và đường kính hốc gắn implant

Sau khi đã khoan một lỗ trên khung xương hàm, dụng cụ cấy ghép implant tiếp theo được sử dụng là thước đo chiều sâu và đường kính hốc implant. Bác sĩ nha khoa sẽ dùng dụng cụ này để đo đường kính và chiều sâu của lỗ khoan trên xương hàm. Trong trường hợp kích thước chưa khớp thì cần tiến hành khoan thêm một lần nữa đến khi hốc gắn trụ implant đạt kích thước chuẩn thì dừng lại. 

Thước đo chiều sâu và đường kính hốc gắn implant
Thước đo chiều sâu và đường kính hốc gắn implant

#4. Dụng cụ cấy ghép implant – Nắp Healing

Nắp Healing là trang thiết bị cấy ghép implant bắt buộc cần có trong quy trình thực hiện. Dụng cụ này có cấu tạo tương tự như một chiếc nắp đậy. Khi hoàn tất việc cấy trụ implant vào xương hàm, bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng nắp Healing để định hình lại vị trí nướu sau khi phục hồi. Nhờ đó mão răng đặt lên trụ implant sẽ trông tự nhiên, có hình dáng thích hợp, tương tự với răng thật.

Người bệnh cần lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín và bác sĩ có tay nghề cao, nắm chắc kỹ thuật để thực hiện trồng răng. Bởi nếu thực hiện ở những phòng khám nhỏ, chất lượng kém, nha sĩ bỏ qua bước này, răng implant được cấy ghép sẽ khó giống với răng tự nhiên và không đạt được tính thẩm mỹ cao.

#5. Tay vặn Implant 

Với sự hỗ trợ của thiết bị này trong cấy ghép implant, quá trình trồng răng sẽ diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn. Công dụng của tay vặn implant là giúp gắn trụ răng cố định vào bên trong xương hàm. Thiết bị được sử dụng sau khi hoàn tất bước đặt nắp Healing, nhằm định hình và làm lành thương nhanh chóng hơn.

Công dụng của tay vặn implant là giúp gắn trụ răng cố định vào bên trong xương hàm
Công dụng của tay vặn implant là giúp gắn trụ răng cố định vào bên trong xương hàm

#6. Máy hút phẫu thuật

Máy hút phẫu thuật là thiết bị nha khoa chuyên dụng được dùng với mục đích bơm rửa, hút sạch máu, dịch nhầy và những mảnh vụn trong quá trình cấy ghép implant. Nhờ có thiết bị này, bác sĩ có thể vệ sinh sạch và nhanh chóng khu vực phẫu thuật hơn. Bởi vậy, nó rất cần thiết và quan trọng trong mỗi ca trồng răng.

#7. Máy chụp X-quang 3D CT Conebeam

Mặc dù không trực tiếp tham gia vào quá trình cấy ghép implant, nhưng máy chụp X-quang 3D CT Conebeam là thiết bị quan trọng, vô cùng cần thiết để chẩn đoán chính xác tình trạng xương hàm và các tổ chức xung quanh trước cuộc phẫu thuật. Nhờ đó, bác sĩ nha khoa có thể chẩn đoán chính xác mật độ, thể tích xương hàm và vị trí giải phẫu lý tưởng nhất để đưa ra phác đồ điều trị tối ưu, đảm bảo quá trình trồng răng diễn ra suôn sẻ.

ĐỌC THÊM: Tháo Trụ Implant: Quy Trình, Trường Hợp Cần Thực Hiện, Lưu Ý

Máy chụp X-quang 3D CT Conebeam
Máy chụp X-quang 3D CT Conebeam

Lưu ý cần ghi nhớ trước và sau cấy ghép implant

Cấy ghép implant là kỹ thuật tương đối phức tạp, vì vậy để đảm bảo an toàn, hiệu quả tối ưu, các bạn cần lưu ý một số vấn đề trước và sau khi thực hiện dịch vụ:

Trước khi cấy ghép Implant

Bạn cần ghi nhớ một số vấn đề sau đây trước khi trồng răng implant:

  • Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín: Đây là phương pháp tiên tiến, đòi hỏi trang thiết bị hiện đại và bác sĩ tay nghề cao. Do đó, khi lựa chọn địa chỉ nha khoa thực hiện trồng răng implant bạn cần đảm bảo đáp ứng được các tiêu chí trên.
  • Sử dụng loại trụ implant chính hãng và phù hợp: Hiện nay các loại trụ implant được sử dụng tại các nha khoa trên thị trường Việt Nam đều nhập khẩu từ nước ngoài. Để đảm bảo dùng đúng sản phẩm chính hãng, bạn cần kiểm tra mã vạch và thẻ bảo hành, tránh trường hợp chọn phải loại trụ kém chất lượng. 
  • Tìm hiểu thông tin về phương pháp trồng răng: Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay không khó để khách hàng tìm hiểu các kiến thức về phương pháp cấy ghép implant. Qua các trang thông tin như sách, báo, fanpage, facebook,… bạn có thể dễ dàng có được những thông tin mình cần. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý lựa chọn thông tin kỹ càng, ưu tiên những trang chính thống để đảm bảo tính chính xác.
  • Chuẩn bị tâm lý thoải mái và sắp xếp thời gian nghỉ ngơi: Khách hàng có tâm lý thoải mái cũng tăng tỉ lệ thành công và giúp quá trình cấy ghép răng diễn ra thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, nếu đang mắc các bệnh lý mãn tính, bạn cũng cần thông báo và chuẩn bị hồ sơ gửi đến để bác sĩ kiểm tra, theo dõi.

Sau khi trồng răng

Để giảm thiểu đau đớn, đẩy nhanh quá trình phục hồi răng và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra, người bệnh cần đặc biệt chú ý đến việc vệ sinh răng miệng. Cụ thể như sau:

Đánh răng nhẹ nhàng vào những ngày đầu mới cấy ghép implant
Đánh răng nhẹ nhàng vào những ngày đầu mới cấy ghép implant
  • Các bạn chú ý sử dụng thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh Aspirin để giảm đau. Bởi loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ là chảy máu sau phẫu thuật – nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng đào thải trụ implant.
  • Nếu thấy vùng trồng răng bị sưng nhẹ, bạn có thể áp dụng cách chườm lạnh lên vùng má, môi sát vị trí đặt trụ để giảm sưng đau. Sau đó, các bạn có thể dùng khăn ấm chườm lên để làm tan máu tụ, giảm sưng.
  • Người bệnh không nên ăn hoặc uống chất lỏng ngay sau ca phẫu thuật. Điều này có thể làm răng bạn đau nhức hơn và giảm hiệu quả của phương pháp.
  • Kiêng vận động ít nhất 24 – 48 giờ sau phẫu thuật cấy ghép implant. Những hoạt động thể lực này có thể dẫn đến chấn thương vùng cấy răng, nghiêm trọng hơn là trụ implant bị lung lay khỏi khu vực cấy ghép.
  • Thời gian đầu, trong quá trình ăn uống, các bạn cần thận trọng, nhẹ nhàng, tuyệt đối không để thức ăn rơi vào vị trí vừa cấy ghép. Trong trường hợp đồ ăn bị rơi vào, bạn cần nhẹ nhàng lấy ra, tránh làm tổn thương đến răng lợi.
  • Bên cạnh đó, người bệnh nên uống nhiều nước để răng miệng luôn sạch sẽ, làm dịu cảm giác đau nhức sau phẫu thuật để nhanh chóng phục hồi hơn.
  • Khi vệ sinh răng miệng cần thực hiện nhẹ nhàng, không dùng lực quá mạnh và chỉ chải nhẹ vị trí trụ, không làm xê dịch đến trụ implant. Còn sau khi trụ răng đã ổn định bạn có thể vệ sinh răng miệng như bình thường.
  • Ngoài ra, các bạn chú ý tái khám đúng lịch hẹn để bác sĩ cắt chỉ, đồng thời kiểm tra và đánh giá tình trạng trụ sau cấy ghép xương hàm. Sau đó khoảng 6 tháng/lần, bạn nên quay lại nha khoa để bác sĩ kiểm tra và vệ sinh răng miệng định kỳ.

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về một số dụng cụ cấy ghép implant cần thiết trong quá trình thực hiện, cùng những lưu ý khi trồng răng và địa chỉ nha khoa uy tín. Nhìn chung đây là dịch vụ nha khoa phức tạp và có độ khó cao, do đó khách hàng tuyệt đối không được chủ quan, cần cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn.

Đọc thêm:

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Implant - Hà Nội: Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0963.526.780

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 989.518.448

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental Implant - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Implant - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309