Mất Nhiều Răng: Nguyên Nhân, Hậu Quả Và Cách Xử Lý

Đã được tư vấn chuyên môn bởi | Chuyên Khoa: Nha khoa Phục hình | Nơi công tác: ViDental Implant - Đống Đa, Hà Nội

Mất Nhiều Răng: Nguyên Nhân, Hậu Quả Và Cách Khắc Phục

Tình trạng mất nhiều răng không chỉ làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ, sức khỏe của bạn mà việc ăn uống cũng sẽ gặp không ít khó khăn. Vậy khi gặp phải tình trạng này nên giải quyết như thế nào? Có những phương pháp này để phục hồi lại những răng đã mất, hãy cùng tìm ra lời giải đáp trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây mất nhiều răng trên hàm

Với mỗi người trưởng thành, thông thường sẽ có 32 chiếc răng, bao gồm cả răng khôn. Đây đều là những chiếc răng vĩnh viễn và không có khả năng mọc lại sau khi đã nhổ đi. Đối với trường hợp mất răng sẽ thường xảy ra do những nguyên nhân sau:

  • Chế độ ăn uống không đảm bảo, thường xuyên ăn những thực phẩm chứa nhiều đường và axit sẽ rất dễ khiến răng bị sâu và axit trong khoang miệng ăn mòn men răng.
  • Việc vệ sinh răng miệng hằng ngày không đảm bảo khiến mảng bám và vi khuẩn dễ dàng tồn tại trên răng. Lâu dần sẽ dẫn tới các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, khiến răng bị lung lay và nặng hơn là mất nhiều răng.
  • Răng bị mất do gặp phải tai nạn giao thông hay chấn thương từ các hoạt động thể thao, đánh nhau, va chạm mạnh.
  • Nếu bạn có thói quen nghiến răng khi ngủ sẽ rất dễ khiến mặt nhai của răng bị mòn và khiến răng yếu đi trong thời gian ngắn. Đây cũng là nguyên nhân khiến dẫn tới tình trạng mất nhiều răng.
  • Bạn sẽ gặp phải tình trạng các mô quanh răng bị lỏng lẻo, chảy máu do việc sử dụng thuốc lá hằng ngày, nguy cơ mất răng cũng tăng cao hơn so với người bình thường.
  • Một vài vấn đề về sức khỏe trên cơ thể cũng có nguy cơ dẫn tới tình trạng mất răng như tiểu đường loại 2, thường xảy ra bệnh nướu răng, sâu răng và nhiều vấn đề khác.

Chăm sóc răng miệng không đúng cách gây mất răng
Chăm sóc răng miệng không đúng cách gây mất răng

Mất nhiều răng khi nào nên trồng lại?

Việc trồng răng phụ thuộc chủ yếu vào thời gian lành vết thương. Sau khi mất răng do nhổ hoặc tai nạn, cần chờ vết ổ răng lành hẳn trước khi tiến hành trồng lại. Thường sau khoảng 1 tuần, tổ chức mầm thịt bắt đầu hình thành trong ổ răng và sau 1-2 tháng, vết thương có thể bình phục.

Các bác sĩ nha khoa khuyên rằng sau khi vết thương lành, bạn nên đi trồng lại răng càng sớm càng tốt, thời điểm tốt nhất là sau khoảng 2 tháng. Thông thường, sau 1-2 tháng có thể trồng răng giả linh hoạt và sau 2-3 tháng có thể trồng răng giả cố định. Tuy nhiên, đối với người cao tuổi hoặc vết thương lớn, thời gian lành có thể kéo dài hơn.

Hơn hết, bạn nên chú ý chăm sóc đúng cách sau nhổ răng vì đây là yếu tố vô cùng quan trọng, tránh ảnh hưởng đến hàm răng và sức nhai. Trong trường hợp mất nhiều răng, bạn có thể tham khảo phương pháp cấy ghép Implant, giúp răng sớm được khôi phục và giảm tình trạng đau nhức. Phương pháp này cũng giúp quá trình lành vết thương diễn ra nhanh hơn và tránh phải ghép xương nếu xương hàm chưa tiêu biến.

Hậu quả tai hại khi mất nhiều răng

Dù mất 1 hay nhiều răng đều sẽ gây nên nhiều bất tiện trong việc ăn nhai cũng như sức khỏe răng miệng nói chung. Dưới đây là những hậu quả nghiêm trọng mà bạn sẽ phải đối mặt khi gặp tình trạng này.

Ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Khi mất nhiều răng, đặc biệt là khi vị trí răng bị mất là nằm ở răng cửa hoặc răng nanh sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới thẩm mỹ của khuôn mặt. Khiến nhiều người ngại ngùng và không tự tin trong giao tiếp hằng ngày. Ngoài ra, nếu răng bị mất lâu ngày sẽ khiến má bị hóp lại, khuôn mặt xuất hiện nhiều nếp nhăn. Đây chắc hẳn là nỗi ám ảnh đối với nhiều người, nhất là với phái nữ. Vậy nên, để tránh trường hợp tổng thể gương mặt mất sự cân đối và hài hòa, bạn cần có những biện pháp khắc phục kịp thời.

Chức năng ăn nhai suy giảm

Trong hàm, mỗi răng sẽ có 1 chức năng, nhiệm vụ riêng. Đối với các răng ở mặt trước sẽ giữ vai trò xé nhỏ thức ăn, còn lại các răng trong hàm sẽ nghiền nát và đưa thức ăn vào dạ dày. Chính vì vậy, khi bạn bị mất nhiều răng sẽ khiến việc ăn nhai gặp trở ngại, khiến thức ăn không được nghiền nhuyễn, gây ra các vấn đề ở hệ tiêu hóa. Hơn nữa, khi nhai khó khăn cũng dễ làm cho người bệnh chán ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Khó khăn trong việc ăn nhai
Khó khăn trong việc ăn nhai

Nguy cơ cao tiêu xương hàm

Mất răng sau một thời gian có thể gây tiêu xương hàm. Vì lúc này không còn lực tác động từ việc ăn nhai lên xương hàm, khiến mật độ xương giảm dần và bị tiêu biến. Tiêu xương hàm làm cho cấu trúc gương mặt thay đổi (hô, móm) và gây khó khăn cho việc phục hình răng sau này.

Răng xô lệch, sai khớp cắn

Răng bị mất sẽ tạo một khoảng trống lớn, lúc này các răng bên cạnh sẽ không còn trụ đỡ. Lâu dần, những chiếc răng này sẽ có xu hướng đổ về các răng bị mất. Khiến toàn hàm bị xô lệch, sai khớp cắn và dẫn đến rối loạn thái dương hàm, đau vùng thái dương,…

Mất nhiều răng phải làm sao để khắc phục?

Tình trạng mất nhiều răng trong hàm cần được khắc phục sớm nhất để tránh những tình huống xấu xảy ra. Dưới đây là các biện pháp khôi phục răng mà bạn có thể tham khảo và lựa chọn sử dụng.

Hàm giả tháo lắp

Phương pháp này là sự lựa chọn tối ưu nhất dành cho những người lớn tuổi. Đây là cách không cần can thiệp nhiều đến khoang miệng, tránh đau nhức và có thể sử dụng đối với những người mất răng toàn hàm. Răng giả tháo lắp sẽ gồm 1 nền hàm bằng nhựa dẻo hoặc titan có màu sắc giống với nướu thật. Răng giả sẽ được gắn trên hàm và được chế tác từ các vật liệu an toàn với cơ thể. Ưu nhược điểm của phương pháp này như sau:

Ưu điểm:

  • Phương pháp này có mức chi phí phục hình rẻ nhất, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng sử dụng.
  • Khỏa lấp chỗ trống ở các vị trí mất răng, màu sắc răng giả khá tự nhiên.
  • Giúp các cơ môi và má được nâng đỡ, hạn chế hình thành nếp nhăn quanh khóe miệng.
  • Hàm giả tháo lắp có cấu tạo độc lập, không cố định vào răng thật nên dễ dàng vệ sinh.

Nhược điểm:

  • Do không tác động tới xương hàm nên không có khả năng ngăn chặn quá trình tiêu xương.
  • Xương hàm sẽ bị tiêu mòn nên sẽ khiến người dùng phải thường xuyên đến nha sĩ để điều chỉnh, đảm bảo sự kết nối.
  • Có thể bị rơi rớt, thất lạc khi ăn uống, tháo ra vệ sinh hằng ngày.
  • Nếu sử dụng hàm giả tháo lắp có phần nền làm bằng nhựa thì còn có nguy cơ bị mòn đi, nhất là khi thường xuyên nghiến răng.

Sử dụng hàm giả tháo lắp
Sử dụng hàm giả tháo lắp

Bắc cầu răng sứ cho nhiều răng mất liền kề

Cầu răng sứ là phương pháp được khá nhiều khách hàng lựa chọn, có thể được sử dụng để phục hình 1 hay nhiều răng mất liền kề nhau. Tùy vào số lượng răng mất mà cầu răng sứ sẽ có số lượng mão sứ sẽ bằng SL răng mất + 2 răng trụ.

Ưu điểm:

  • Mão sứ sẽ được gắn cố định trên răng nên việc ăn uống sẽ không gặp nhiều trở ngại, cho cảm giác như răng thật.
  • Màu sắc, độ bóng, kích thước của răng cũng được thiết kế với độ tự nhiên cao.
  • Phương pháp này được thực hiện nhanh chóng, chỉ mất khoảng từ 1 – 2 lần là hoàn thành.
  • Tuổi thọ có thể lên tới 20 năm nếu được chăm sóc và bảo vệ đúng cách.

Nhược điểm:

  • Không ngăn được tình trạng tiêu xương.
  • Để bắc cầu răng sứ bắt buộc phải mài nhỏ các răng thật bên cạnh để làm trụ đứng, lâu dần sẽ khiến răng thật yếu đi.
  • Chân răng sẽ bị suy yếu dần, ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai.

Xem thêm: Hậu Quả Khi Mất Răng Cửa Và Những Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Trồng răng Implant

Trồng răng Implant hay cấy ghép Implant là giải pháp phục hình hiện đại nhất hiện nay. Khi sử dụng phương pháp này có thể khắc phục được với trường hợp mất 1 hay nhiều răng. Để trồng răng Implant bác sĩ sẽ đặt 1 trụ Implant vào vị trí mất răng làm phục hình chân răng giả. Số lượng trụ Implant có thể thay đổi tùy vào kế hoạch điều trị của bác sĩ.

Ưu điểm:

  • Mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao sau khi phục hình, mão răng sứ có màu sắc và hình dáng giống như răng thật.
  • Implant có khả năng chịu lực tương đối tốt, không bị hạn chế ăn nhai như các phương pháp phục hình răng mất khác.
  • Ngăn ngừa tiêu xương hàm do trụ Implant được cấy ghép trực tiếp vào trong xương hàm.
  • Tuổi thọ cao, có thể sử dụng lên đến 25 năm hoặc thậm chí là trọn đời nếu biết cách chăm sóc.

Nhược điểm:

  • Cấy ghép Implant là một kỹ thuật tương đối phức tạp, đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có trình độ chuyên môn cao.
  • Yêu cầu trang thiết bị hiện đại, tân tiến, tránh đau nhức, khó chịu.
  • Chi phí cao, không phù hợp với nhiều khách hàng.

Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề mất nhiều xăng cũng như cách khắc phục hiệu quả đối với tình trạng này. Hy vọng bài viết này đã có thể giúp được cho bạn.

[yarpp]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Implant - Hà Nội: Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0963.526.780

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 989.518.448

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental Implant - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Implant - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309