Sâu răng cửa: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả [Hết sâu hết đau]
Sâu răng cửa không chỉ gây đau nhức mà còn khiến bạn bị mất tự tin, ngại cười, ngại giao tiếp. Vậy vì sao răng cửa bị sâu và làm thế nào để khắc phục tình trạng này hiệu quả, ngăn tái phát. Thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn giải đáp được câu trả lời này một cách chính xác nhất.
Sâu răng cửa biểu hiện như thế nào?
Sâu răng cửa là bệnh lý răng miệng mà bất kể ai cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên đôi khi ngời bệnh thường bỏ qua những dấu hiệu ban đầu, đến khi phát hiện ra thì sâu răng đã làm ảnh hưởng nhiều tới thẩm mỹ cũng như sức khỏe răng miệng của bạn. Những dấu hiệu sau đây chính là cảnh báo bạn đã bị sâu răng răng cửa:
- Răng ngả màu: Dấu hiệu đầu tiên chính là cả hàm răng hoặc chỉ răng cửa chuyển sang màu ngà do răng bị thiếu dinh dưỡng, men răng mỏng, dễ bong tróc.
- Răng cửa ê buốt: Cảm giác ê buốt chân răng, đặc biệt khi ăn đồ lạnh, đồ nóng, ăn chua,…
- Một số triệu chứng khác: Hôi miệng, răng xuất hiện đốm trắng, đau răng dữ dội,…
Nguyên nhân răng cửa bị sâu
Răng cửa bị sâu do chủng vi khuẩn Streptococcus mutans phát triển trong môi trường khoang miệng. Nếu răng miệng không được làm sạch sau khi ăn, Streptococcus mutans sẽ lên men đường và tinh bột thành axit, phá hủy men răng vào tạo ra các lỗ hổng, gọi là sâu răng. Ngoài ra, nguyên nhân sâu răng cửa còn do:
- Không vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách: Răng cần phải thường xuyên được làm sạch, đặc biệt sau khi ăn uống. Nếu bỏ qua bước đánh răng, mảng bám từ vụn thức ăn thừa sẽ tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Hoặc nếu đánh răng không đúng cách vừa không loại bỏ được vi khuẩn, vừa làm tổn thương đến lợi, gây viêm nướu.
- Không lấy vôi răng định kỳ: Khi những mảng bám thức ăn còn sót lại trên răng sẽ tích tụ và bị vôi hóa, lâu ngày trở nên cứng chắc và bám vào bề mặt răng, nướu được gọi là cao răng. Nếu cao răng không được loại bỏ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Miệng bị khô: Nước bọt đóng vai trò quan trọng trong việc rửa sạch thức ăn thừa và các mảng bám trên răng. Đặc biệt còn giúp trung hòa các axit gây hại. Do đó, nếu thường xuyên để miệng bị khô, lượng nước bọt bị giảm sẽ là nguyên nhân gây sâu răng cửa.
- Kết cấu răng cửa: Khi răng cửa mọc thẳng hàng đồng nghĩa với mức khoáng hóa răng cao, men răng tốt và không bị sứt mẻ. Ngược lại, nếu răng cửa mọc lệch, men răng yếu sẽ làm tăng nguy cơ bị sâu răng.
Răng cửa bị sâu gây hậu quả gì?
Bị sâu răng cửa gây ra nhiều hậu quả nặng nề ảnh hưởng tới sức khỏe, thẩm mỹ, tâm lý của người bệnh. Cụ thể:
Thẩm mỹ bị ảnh hưởng
Răng cửa là nhóm răng nằm ngay chính diện của cung hàm, rất dễ nhìn thấy mỗi khi nói chuyện và cười. Do đó, khi bị sâu răng cửa, những lỗ sâu màu nâu hoặc đen lốm đốm trên bề mặt răng sẽ làm giảm thẩm mỹ của khuôn miệng cũng như toàn bộ gương mặt.
Gây hôi miệng
Khi bị sâu răng, vi khuẩn khu trú trong răng sẽ khiến hơi thở có mùi hôi. Điều này khiến bệnh nhân mất tự tin, ngại giao tiếp, dần cô lập bản thân với đám đông.
Ảnh hưởng sức khỏe răng miệng và toàn thân
Sâu răng cửa nếu không phát hiện và can thiệp sớm, chúng sẽ diễn tiến nặng nề, lâu ngày phá hủy toàn bộ ngà răng, tấn công vào tủy răng gây viêm chóp răng.
Biểu hiện của tình trạng này là vùng nướu xung quanh chân răng sẽ bị tấy đỏ, sưng to, thậm chí nặng hơn là có mủ, cây đau nhức, hôi miệng vô cùng khó chịu. Những trường hợp bị sâu răng nặng còn khiến răng yếu, lung lay và dễ gãy rụng.
Mặt khác, một số trường hợp bị sâu răng cửa nặng bị nhiễm trùng huyết, tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, sinh non ở phụ nữ đang mang bầu,…
Sâu răng cửa phải làm sao, điều trị như thế nào?
Hiện nay có rất nhiều phương pháp khắc phục răng cửa bị sâu. Tùy theo mức độ sâu răng, độ tuổi, khả năng chi trả của mỗi người mà các chuyên gia sẽ tư vấn lựa chọn phương án phù hợp nhất. Dưới đây là một số cách xử lý răng cửa bị sâu được áp dụng rộng rãi nhất.
Hàn trám răng cửa bị sâu
Khi răng cửa chỉ mới bị sâu, bệnh nhân có thể lựa chọn phương pháp trám răng để khắc phục. Đầu tiên bác sĩ sẽ sử dụng một mũi khoan chuyên dụng để loại bỏ khu vực răng bị sâu. Miếng trám sẽ được thiết kế có màu giống răng thật và được thêm vào vị trí răng bị hỏng, phục hồi hình dạng răng.
- Ưu điểm khi trám răng: Thời gian thực hiện nhanh, tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí, độ bền khá với răng mới bị sâu.
- Nhược điểm: Không mang lại hiệu quả cao với những chiếc răng cửa bị sâu nặng.
Bọc răng sứ
Trường hợp răng cửa bị sâu nặng, trên răng hình thành nhiều lỗ sâu lớn thì bạn nên xem xét lựa chọn phương án bọc răng sứ. Sứ là chất liệu có màu sắc giống 99.9% so với màu của răng cửa vì vậy có thể phục hồi thẩm mỹ răng một cách tốt nhất. Tương tự phương pháp hàn trám răng, bọc răng sứ cũng giúp răng cửa phục hồi chức năng cắn, xé tốt.
- Ưu điểm: Tính thẩm mỹ cao, màu răng tự nhiên giống răng thật, độ bền cao nên bạn có thể thoải mái ăn nhai, không cần mất thời gian kiêng cữ. Đặc biệt bọc răng sứ phù hợp với cả trường hợp răng cửa bị sâu nặng, răng mất khả năng nhai.
- Nhược điểm: Trước khi bọc răng sứ phải mài một lớp răng thật nên ảnh hưởng tới tuổi thọ của răng thật.
Nhổ răng cửa bị sâu
Đây là phương án cuối cùng nha sĩ sẽ đưa ra với nhức chiếc răng cửa đã bị tổn thương nặng, không có khả năng phục hồi. Việc nhổ răng sẽ ngăn chặn sâu răng lan sang những chiếc răng bên cạnh.
Tuy nhiên vì răng cửa ảnh hưởng tới thẩm mỹ khuôn mặt rất cao nên sau khi nhổ răng, người bệnh nên xem xét trồng răng sứ thay thế để đảm bảo tính thẩm mỹ cho khuôn miệng và tổng thể khuôn mặt. Và nhổ răng chỉ là lựa chọn cuối cùng khi 2 phương pháp trên không thể áp dụng.
Xem thêm: Sâu răng có mủ cảnh báo điều gì? Giải pháp trị vĩnh viễn sâu răng có mủ
Lưu ý trong chăm sóc, phòng ngừa răng cửa bị sâu
Mặc dù hiện nay có nhiều phương pháp hiện đại xử lý tốt răng bị sâu, tuy nhiên phòng ngừa sâu răng cửa vẫn luôn được đặt lên hàng đầu. Dưới đây là một số lưu ý chăm sóc răng bị sâu bạn cần quan tâm:
- Mỗi ngày, bạn cần chải răng đều đặn ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.
- Sử dụng bàn chải lông mềm, thực hiện chải răng đúng cách theo chiều dọc hoặc xoay tròn, không chải răng theo chiều ngang.
- Nên ưu tiên sử dụng các loại kem đánh răng có chứa nồng độ fluor phù hợp kết hợp dùng nước súc miệng, chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa trong khoang miệng.
- Mỗi ngày nên uống đủ 1,5 – 2 lít nước để miệng không bị khô
- Tăng cường bổ sung vitamin, chất xơ, sắt, canxi trong bữa ăn hằng ngày, hạn chế ăn vặt và những thực phẩm nhiều tinh bột, nhiều đường.
- Nên đi lấy cao răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần
- Khi bị sâu răng cửa nên tìm tới các địa chỉ, cơ sở nha khoa uy tín để xử lý triệt để.
Gợi ý địa chỉ chữa sâu răng tốt nhất hiện nay
Để giúp việc điều trị sâu răng cửa tốt nhất, bạn có thể tham khảo một số địa chỉ nha khoa uy tín dưới đây:
Bệnh viện đa khoa Phương Đông
Khoa Răng Hàm Mặt tại bệnh viện đa khoa Phương Đông quy tụ đội ngũ nha sĩ chuyên nghiệp được đào tạo bài bản và có nhiều năm kinh nghiệm trong xử lý các vấn đề về răng miệng, đặc biệt là sâu răng.
Hệ thống bệnh viện đang trang bị đầy đủ thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu nước ngoài, phục vụ tốt cho việc khám và xử lý răng bị sâu. Tại đây, tùy độ tuổi và mức độ sâu răng, các nha sĩ sẽ thăm khám và tư vấn phương án điều trị tốt nhất cho người bệnh.
Địa chỉ thăm khám và điều trị sâu răng tại bệnh viện Đa khoa Phương Đông: tại số 9, Phố Viên, phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Bệnh viện Bạch Mai
Khoa Răng hàm mặt tại bệnh viện Bạch Mai tiếp tục là gợi ý cho những người bị sâu răng. Tại đây bạn sẽ được tiếp nhận thăm khám và điều trị sâu răng bởi các bác sĩ có trình độ chuyên môn tốt, kinh nghiệm dày dặn trong điều trị các bệnh lý về răng, đặc biệt là phục hình nha khoa thẩm mỹ.
Hiện tại bệnh viện Bạch Mai có trang bị đầy đủ thiết bị y tế phục vụ khám và chữa sâu răng, được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn. Tuy nhiên trực thuộc bệnh viện công lập nên bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải, bệnh nhân đông đúc phải chờ đợi lâu.
Bệnh viện Chợ Rẫy – TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ điều trị sâu răng cửa tiếp theo là bệnh viện Chợ Rẫy tại TP. Hồ Chí Minh. Bệnh viện có khoa Răng hàm mặt chuyên xử lý các vấn đề về răng miệng. Nơi đây quy tụ đội ngũ các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành có chuyên môn giỏi, kinh nghiệm nhiều năm. Cùng với đó, dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Chợ Rẫy luôn mang lại sự hài lòng cho người bệnh.
Đến bệnh viện Chợ Rẫy để khám và điều trị sâu răng tại số 201B Nguyễn Chí Thanh, P.12, Q.5, thành phố Hồ Chí Minh.
Trung tâm Nha khoa Điều trị ViDental
Địa chỉ khám sâu răng tốt nhất mà bạn có thể tham khảo chính là ViDental Care – Trung Tâm ViDental Implant tên đầy đủ là Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha khoa Việt Nam. Đây là đơn vị trực thuộc Trung tâm Nha khoa Điều trị. Tại đây, các y bác sĩ, nha sĩ đều là những người được đào tạo chuyên môn bài bản và hàng chục năm kinh nghiệm trong điều trị các bệnh về răng miệng, điển hình là sâu răng và phục hình răng thẩm mỹ.
Trên đây là những kiến thức quan trọng về bệnh sâu răng cửa. Hy vọng những thông tin trong bài viết là hữu ích cho bạn để bạn luôn sở hữu một hàm răng chắc khỏe, tự tin khoe nụ cười tươi.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!