Mất Răng Toàn Hàm: Nguyên Nhân, Hậu Quả Và Cách Khắc Phục
Mất Răng Toàn Hàm
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất răng toàn hàm và để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể của bạn. Hiện nay, y học đã dần phát triển cùng với đó là sự ra đời của các phương pháp điều trị tiên tiến. Tình trạng mất răng trong hàm của bạn hoàn toàn có thể khắc phục được. Để biết thêm thông tin, mời bạn đọc tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất răng toàn hàm
Dưới đây là những nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất răng toàn hàm mà bạn cần chú ý, cụ thể như sau:
Viêm nha chu kéo dài
Đây là tình trạng nguy hiểm, bị nhiễm trùng ở các tổ chức quanh răng như nướu, men răng, xương ổ răng,…. Điều này sẽ khiến nướu bị mất bám dính vào răng và dẫn tới tình trạng ổ răng bị tiêu đi. Lúc này, túi viêm nha chu sẽ được hình thành và khiến răng dần lung lay và thậm chí là mất răng.
Sâu răng, nhiễm trùng chân răng
Nếu vệ sinh răng miệng không đúng cách, không làm sạch thức ăn mắc trong khoang miệng lâu dần sẽ gây nguy hiểm. Bạn có thể sẽ bị sâu răng do vi khuẩn tích tụ, phát triển và ăn mòn men răng. Vi khuẩn cũng có thể lan dần tới tủy, phá vỡ cấu trúc răng và lúc này răng sẽ bị rụng dần, làm mất răng trong hàm.
Chấn thương vùng đầu, mặt, cổ
Việc mất răng toàn hàm cũng có thể xuất phát khi hoạt động thể thao, vô tình gặp tai nạn hay va chạm mạnh vào vật cứng. Với lực tác động mạnh từ bên ngoài có thể khiến vùng đầu, mặt và cổ của bạn bị tổn thương. Răng, nướu, xương ổ răng hoặc mô mềm của miệng cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng. Nếu va chạm nhẹ có thể bị sứt mẻ nhưng nếu nặng hơn có thể bị gãy dọc, chéo, ngang hay rụng toàn bộ răng.
Tuổi tác
Cơ thể sẽ dần lão hóa theo thời gian và các răng trong hàm cũng vậy. Răng có cấu tạo tương đồng với xương nên khi ở độ tuổi cao, xương sẽ bị loãng dần và dẫn tới tình trạng mất răng toàn hàm.
Hậu quả khi mất răng toàn hàm
Nếu không có các biện pháp khôi phục răng kịp thời có thể dẫn tới hậu quả không thể lường trước. Dưới đây là các hậu quả nghiêm trọng mà bạn có thể gặp phải, cụ thể như sau:
Suy giảm chức năng ăn nhai, ảnh hưởng hệ tiêu hóa
Răng đảm nhận chức năng ăn nhai, cắn xé thức ăn, chính vì vậy khi các răng trong hàm mất đi sẽ khiến bạn không còn ăn nhai được như bình thường. Khi nuốt thức ăn, dạ dày sẽ cần hoạt động hết công suất do phải tiếp nhận lượng lớn thức ăn chưa được nghiền nát, điều này có thể dẫn tới các bệnh về tiêu hóa hay đau dạ dày. Nếu tình trạng này xảy ra trong thời gian dài sẽ gây ra hiệu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe, bạn cần đưa ra các biện pháp khắc phục dành cho tình trạng này.
Tiêu xương hàm, teo nướu, lão hóa sớm
Nếu không khắc phục ngay sau khi răng bị mất có thể sẽ khiến bạn gặp phải tình trạng tiêu biến xương hàm. Má lúc này sẽ bị hóp sâu, dẫn tới tình trạng nhăn nheo, chảy xệ, móm. Khiến bạn trông già đi so với tuổi thật rất nhiều.
Ảnh hưởng tới vùng đầu
Khi răng bị mất, không còn lực nâng đỡ sẽ khiến việc nhai thức ăn dồn toàn bộ vào nướu và xương hàm cũng không tránh khỏi bị tác động. Điều này sẽ làm ảnh hưởng tới dây thần kinh kết nối hai xương hàm, gây ra chứng đau đầu kéo dài, rối loạn thái dương hàm, đau dây thần kinh, đau các cơ vùng cổ vai gáy, viêm xoang,…
Ngoài ra, bạn cũng có thể giảm tỉ lệ chất xám trong não và trí nhớ ngày càng suy giảm. Do các răng trong hàm mất sẽ sẽ tạo ra ít tín hiệu đến não hơn.
Ảnh hưởng tới công việc
Việc mất răng trong hàm sẽ khiến bạn tự ti, ngại giao tiếp, khiến khuôn mặt mất cân đối, biến dạng. Nhất là đôi với những người có đặc thù công việc là thường xuyên phải giao tiếp với khách hàng, công việc sẽ không tránh khỏi bị ảnh hưởng. Cơ thể của bạn lúc này cũng bị suy yếu về cả sức khỏe lẫn tinh thần, khiến bạn khó có thể tập trung vào công việc.
Ngoài ra, việc phát âm giờ đây cũng là một trở ngại. Phát ra âm thanh chuẩn được thực hiện nhờ sự điều chỉnh của hai dây âm thanh lưỡi và răng. Tuy răng chỉ chiếm một phần nhỏ nhưng nếu mất răng sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến giọng nói. Bạn cần khắc phục sớm để có thể tự tin khi giao tiếp và hoàn thành tốt công việc của mình.
Cản trở quá trình điều trị về sau
Như đã chia sẻ phía trên, việc các răng trong hàm bị mất đi nếu không khắc phục sớm sẽ dẫn tới tình trạng xương bị tiêu biến. Lúc này, tỉ lệ xương sẽ ngày càng giảm và việc phục hình răng cũng trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Thậm chí, bạn phải sử dụng tới phương pháp ghép xương mới có thể phục hình răng trở lại như ban đầu.
Cách khắc phục tình trạng mất răng toàn hàm
Trong trường hợp bạn mất răng toàn hàm sẽ có 3 phương pháp phục hình như: Hàm nhựa tháo lắp, hàm phủ trên Implant và phục hình toàn hàm All on 4/ All on 6.
Hàm nhựa tháo lắp
Hàm nhựa tháo lắp toàn hàm cấu tạo gồm 2 bộ phận: Răng giả và nền hàm được thiết kế tương tự như phần nướu thật. Phương pháp này hiện nay đang được sử dụng phổ biến với mức giá rẻ nhất trong các dịch vụ phục hình răng. Dưới đây là những ưu, nhược điểm của phương pháp này:
Ưu điểm:
- Linh hoạt trong việc tháo lắp khi ăn uống vệ sinh răng miệng sẽ dễ dàng hơn.
- Đối với những khách hàng có mật độ xương hàm yếu cũng có thể sử dụng được phương pháp này.
- Thời gian chế tạo hàm nhựa tháo lắp rất nhanh chóng, trong khoảng một tuần là có thể hoàn thành.
- Chi phí rẻ nhất trong tất cả các phương pháp, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng sử dụng.
Nhược điểm:
- Độ thẩm mỹ không cao.
- Do không có trụ nên sau một thời gian bạn có thể gặp phải tình trạng tiêu xương hàm, dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.
- Vì hàm không cố định nên có thể bị rơi ra khi ăn uống hay hoạt động quá mạnh.
- Thức ăn không được tiếp xúc với niêm mạc miệng nên có thể sẽ làm giảm khẩu vị, khiến bạn ăn không ngon miệng như trước.
- Chỉ thích hợp với hàm trên do khả năng chịu lực kém.
Hàm phủ trên Implant
Nhằm giải quyết các khuyết điểm còn tồn đọng trên hàm nhựa tháo lắp, phương pháp phục hình bằng hàm phủ trên Implant đã được ra đời. Đây vẫn là phương pháp sử dụng hàm giả nhưng điểm khác biệt là thay vì gắn trực tiếp trên nướu thì hàm sẽ được cố định bằng các trụ Implant, có liên kết với các khóa cài để cố định hàm giả. Phương pháp hàm phủ trên Implant có 2 loại phổ biến mà khách hàng có thể lựa chọn là khóa cài Implant bằng bi và khóa cài bằng thanh bar. Vào tình trạng của khách hàng cũng như gợi ý của bác sĩ sẽ ra đưa ra được biện pháp phù hợp.
Ưu điểm:
- Khi trụ Implant gắn trên răng, bạn có thể vệ sinh và ăn uống một cách thoải mái, tương tự như răng thật.
- Độ thẩm mỹ cao do sử dụng nhiều nướu giả hơn, phù hợp với những người có công việc thường xuyên phải giao tiếp.
- Độ chắc chắn cao hơn so với hàm giả tháo lắp nên cũng cải thiện được sức nhai đáng kể.
- Tránh gặp phải tình trạng tiêu xương hàm.
Nhược điểm:
- Thường xuyên phải thăm khám bác sĩ để được kiểm tra, điều chỉnh và thay các khoá cài thường xuyên (khoảng 6 tháng/lần).
- Nếu sử dụng nhiều chùm Implant sẽ tốn nhiều chi phí.
Cấy ghép Implant All on 4/ All on 6 khi mất răng toàn hàm
Phương pháp phục hình toàn hàm All on 4/All on 6 là một kỹ thuật tiên tiến trong nha khoa, sử dụng 4 hoặc 6 trụ Implant được cấy vào xương hàm để cố định và nâng đỡ hàm giả. Sau khi thăm khám và kiểm tra, bác sĩ sẽ xác định vị trí thích hợp để đặt các trụ Implant trong xương hàm, nhằm đảm bảo khả năng chống đỡ tốt nhất và phân bố lực nhai đồng đều trên toàn bộ hàm giả.
Ưu điểm:
- Độ thẩm mỹ cao, khó phát hiện là đang sử dụng răng giả.
- Cải thiện lực nhai nhờ chủ đỡ của 4 hay 6 trụ Implant.
- Độ bền cao, thậm chí có thể giữ được cả đời nếu biết cách giữ gìn và chăm sóc răng miệng.
- Ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm.
Nhược điểm:
- Chi phí cao hơn 2 phương pháp trên.
Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu hơn về nguyên nhân cũng như hậu quả của tình trạng mất răng toàn hàm. Cùng với đó là những biện pháp khắc phục hiệu quả nhất đối với tình trạng này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!