Răng Bị Vỡ: Nguyên Nhân, Tác Hại Và Cách Khắc Phục

Đã được tư vấn chuyên môn bởi | Chuyên Khoa: Nha khoa Phục hình | Nơi công tác: ViDental Implant - Đống Đa, Hà Nội

Răng Bị Vỡ: Nguyên Nhân, Tác Hại Và Cách Khắc Phục

Răng bị vỡ, mẻ không chỉ gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn tác động tiêu cực tới sức khỏe của bạn. Khi vỡ răng, trong hàm sẽ mất đi sự cân đối, đều đặn, khiến bạn e ngại trong việc giao tiếp hàng ngày. Ngoài ra, khi răng mẻ, thức ăn có thể dễ dàng mắc vào kẽ răng và điều này có thể sẽ khiến vi khuẩn tích tụ. Vậy khi gặp phải tình trạng này sẽ phải giải quyết như thế nào? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân làm răng bị vỡ?

Răng bị vỡ là tình trạng không quá hiếm gặp, có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào từ lớn tới bé. Nguyên nhân của răng bị vỡ, mẻ có thể do nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Do thói quen nghiến răng: Bạn sẽ gặp phải các vấn gây ảnh hưởng xấu tới răng miệng, điển hình có thể kể tới như tình trạng vỡ, mẻ răng. Việc nghiến răng sẽ tạo lực tác động xấu từ hàm và khiến men răng bị mòn.
  • Do mắc bệnh lý răng miệng: Nếu mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu,... sẽ khiến răng yếu đi và dễ bị mẻ, vỡ khi ăn uống.
  • Cố cắn vật cứng hay bị mài mòn: Việc thường xuyên dùng răng để mở nắp chai hay cắn đồ vật rất có thể sẽ khiến răng bị vỡ, mẻ. Ngoài ra, khi ăn các thực phẩm chứa lượng axit cao sẽ tăng cao sẽ tăng nguy cơ răng sứt mẻ trong quá trình ăn uống hằng ngày.
  • Do thiếu canxi: Ăn uống không đảm bảo, không đủ chất dễ dẫn tới tình trạng thiếu hụt canxi, ảnh hưởng tới độ cứng chắc của răng. Nguy cơ răng bị vỡ cũng sẽ tăng cao nếu cơ thể thiếu canxi.
  • Chấn thương: Nếu gặp các tình huống xấu như tai nạn, ngã, va đập mạnh rất có thể sẽ khiến răng bị vỡ, gặp các vấn đề nghiêm trọng. Khi bị chấn thương, lực tác động mạnh có thể làm vỡ, mẻ men răng, ngà răng, thậm chí là tủy răng.

Nếu dùng răng để mở nắp chai hay cắn đồ vật rất có thể sẽ khiến răng bị vỡ, mẻ
Nếu dùng răng để mở nắp chai hay cắn đồ vật rất có thể sẽ khiến răng bị vỡ, mẻ

Tác hại khi vỡ răng

Răng bị mẻ không chỉ gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn tác động tiêu cực tới sức khỏe của bạn. Khi vỡ răng, trong hàm sẽ mất đi sự cân đối, đều đặn, khiến bạn e ngại trong việc giao tiếp hàng ngày. Ngoài ra, khi răng mẻ, thức ăn có thể dễ dàng mắc vào kẽ răng và điều này có thể sẽ khiến vi khuẩn tích tụ. Lâu dần răng sẽ bị sâu, dẫn tới các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu. Ngoài ra, những tác hại nguy hiểm khác không thể không kể đến như:

  • Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Trường hợp răng bị vỡ, nhất là khi vị trí đó là răng cửa sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới thẩm mỹ. Lúc này, bạn có thể sẽ cảm thấy e ngại hơn khi giao tiếp, công việc cũng từ đó đi xuống rất nhiều.
  • Việc ăn nhai khó khăn: Răng bị vỡ thường rất nhạy cảm, yếu hơn so với các răng xung quanh. Cũng chính vì vậy mà khi ăn uống, bạn có thể sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khi vị trí vỡ răng là ở răng hàm, răng nanh.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa: Răng bị vỡ khiến chức năng ăn nhai bị ảnh hưởng, thức ăn có thể chưa được nghiền nát đã đi xuống dạ dày. Lúc này, ruột có thể sẽ phải hoạt động nhiều hơn trước và nếu kéo dài tình trạng này quá lâu, rất có thể sẽ dẫn tới các bệnh lý về tiêu hóa.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng: Khi ngà răng bị lộ, có thể sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây nên các bệnh lý nha khoa nguy hiểm. Trong đó có thể kể tới các vấn đề bao gồm sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy, áp xe răng,… hậu quả là phá huỷ các răng xung quanh, gây mất răng hoàn toàn.
  • Phát âm không chính xác: Khi răng bị vỡ có thể sẽ tạo khoảng trống, việc phát âm với các từ cần bật hơi như “s”, “th”, “ph”,… sẽ khó khăn hơn trước, thậm chí là không chính xác. Khi vỡ răng có thể sẽ làm lộ phần ngà khiến răng trở nên nhạy cảm, đau nhức dù chỉ bị tác động nhẹ từ bên ngoài.

Cách chăm sóc răng hàm bị vỡ tại nhà

Nếu răng bị vỡ nhưng bạn chưa có thời gian để tới gặp nha sĩ, hãy lưu ý những điều sau để tránh răng bị tổn thương:

  • Giữ lại mảnh vỡ của răng: Ngay khi cảm nhận thấy răng bị vỡ, bạn hãy nhặt lấy mảnh vỡ này và bảo quản trong hộp kín. Bác sĩ có thể cần tới mảnh vỡ này để thực hiện gắn lại trên răng.
  • Súc miệng bằng nước muối: Khi phát hiện răng bị vỡ, bạn nên súc miệng ngay với nước muối. Điều này sẽ giúp vi khuẩn gây hại không thể phát triển và ảnh hưởng tới răng.
  • Sử dụng thuốc giảm đau: Nếu tình trạng vỡ răng khiến bạn đau nhức, khó chịu, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau để cảm thấy dễ chịu hơn trước khi kịp tới nha sĩ.
  • Dùng sáp nha khoa: Miếng răng vỡ thường có cạnh khá sắc nhọn nên rất có thể sẽ gây ảnh hưởng tới các mô mềm trong khoang miệng, gây tổn thương đến nướu, lưỡi và các mô mềm khác. Bạn có thể khắc khắc phục bằng cách sử dụng sáp nha khoa để che phủ, loại sáp này có thể dễ dàng mua tại các hiệu thuốc bên ngoài.
  • Nhai bằng bên hàm không bị vỡ răng: Để tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, bạn nên nhai sang hàm không có răng bị vỡ. Bạn hãy ăn nhai bằng bên hàm không có chiếc răng bị vỡ. Bởi nếu ăn nhai bằng các răng bị vỡ sẽ làm cho chúng bị tổn thương nặng hơn và khó có thể hồi phục như ban đầu.
  •  Ăn những thức ăn mềm: Khi răng có tình trạng bị gãy, bạn nên lựa chọn ăn các loại thực phẩm mềm như cháo sữa, súp,… cho đến khi quá trình phục hình răng hoàn tất. Vì việc ăn nhai những thực phẩm cứng sẽ làm tăng áp lực lên răng, khiến răng bị vỡ nặng thêm.
  • Không ăn thực phẩm quá nóng, quá lạnh: Răng hàm bị vỡ thường rất nhạy cảm. Nếu bạn ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh có thể gây nên tình trạng ê buốt, đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng đến việc ăn uống cũng như quá trình sinh hoạt và làm việc hàng ngày.

Khi phát hiện răng bị vỡ, bạn nên súc miệng ngay với nước muối
Khi phát hiện răng bị vỡ, bạn nên súc miệng ngay với nước muối

Vỡ răng hàm phải làm sao?

Tình trạng răng bị vỡ nếu không được khắc phục kịp thời có thể dẫn tới những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Chính vì vậy, việc khắc phục sớm là điều vô cùng quan trọng. Hiện nay, các phương pháp phục hình răng hàm bị vỡ thường được chỉ định bao gồm:

Trám răng thẩm mỹ

Phương pháp trám răng thẩm mỹ hiện nay đang được người dùng ưa chuộng. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ sử dụng các vật liệu trám răng chuyên dụng như composite, để trám khít phần răng bị khuyết, tạo hình lại dáng răng và giúp bảo vệ răng thật khỏi sự tấn công của vi khuẩn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp đối với tình trạng vỡ rằng ở mức độ nhẹ phần răng bị mất không quá lớn. Nếu tình trạng ở mức độ nặng sẽ không thể khắc phục hoàn hảo được.

Bọc răng sứ

Trong những trường hợp răng bị vỡ nhiều hoặc tổn thương đến tủy, việc trám răng không phải là phương pháp hiệu quả. Thay vào đó, việc sử dụng răng sứ sẽ là lựa chọn tốt nhất. Quy trình này bao gồm việc điều chỉnh răng bằng cách mài để tạo ra một mặt tiếp xúc giữa răng thật và mão răng sứ.

Bọc răng sứ là phương pháp khắc phục hiệu quả
Bọc răng sứ là phương pháp khắc phục hiệu quả

Sau đó, bác sĩ sẽ lấy dấu răng và tạo ra răng sứ phù hợp. Răng sứ được chế tác phải có kích thước, hình dáng, màu sắc giống với răng thật để đảm bảo độ thẩm mỹ, Cuối cùng, bác sĩ sẽ lắp mão răng sứ vào vị trí răng vỡ để đảm bảo chức năng ăn nhai được khôi phục.

Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa răng bị vỡ tại nhà

Để phòng ngừa việc răng bị vỡ và duy trì sức khỏe răng miệng, có một số biện pháp chăm sóc và phòng ngừa tại nhà mà bạn có thể thực hiện:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, sử dụng bàn chải có lông mềm và kem đánh răng chứa fluor. Việc này giúp răng luôn cứng chắc và ngăn ngừa sự hình thành của sâu răng.
  • Kết hợp việc sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch răng hiệu quả hơn, đặc biệt sau mỗi bữa ăn.
  • Hạn chế ăn các loại thức ăn quá dai, cứng và tránh dùng răng để nhai các vật dụng như nắp chai, mở nắp chai, v.v.
  • Tránh tiêu thụ quá nhiều đường và thực phẩm chứa axit vì chúng có thể gây tổn thương cho men răng và dẫn đến các vấn đề về sức khỏe răng miệng.
  • Uống đủ nước lọc hàng ngày để giữ cho miệng luôn sạch sẽ và ngăn chặn tình trạng hôi miệng, khô miệng.
  • Bổ sung vào chế độ ăn uống các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như sữa, cà rốt, cà chua để duy trì sức khỏe của răng và nướu.
  • Nếu bạn có thói quen nghiến răng khi ngủ, hãy đeo máng chống nghiến vào ban đêm để bảo vệ răng.
  • Định kỳ thăm khám răng miệng từ 1 đến 2 lần mỗi năm để phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề răng miệng bất thường và duy trì sức khỏe cho răng và nướu.

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và giúp bạn lựa chọn được phương pháp khắc phục phù hợp. Nếu đang gặp phải tình trạng này, hãy mau chóng đến các nha khoa uy tín để được thăm khám và có phương hướng điều trị phù hợp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Implant - Hà Nội: Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0963.526.780

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 989.518.448

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental Implant - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Implant - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309