Tác Hại Của Việc Cấy Răng Implant Kém Chất Lượng
Việc cấy răng implant đã trở thành một phương pháp phổ biến để thay thế răng bị mất và cải thiện chức năng nướu miệng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng việc này cũng có thể mang theo những tác hại tiềm ẩn. Việc cấy răng implant có thể gây ra các vấn đề như viêm nhiễm, hao mòn xương hàm, hoặc gây viêm quanh trụ implant. Để bảo vệ sức khỏe của bạn, hãy tìm hiểu kỹ lưỡng và thảo luận cùng với bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định.
5 Tác hại nghiêm trọng khi Cấy Răng Implant Kém Chất Lượng
Việc cấy răng Implant có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm nếu quá trình diễn ra không thành công. Biến chứng sau khi cắm Implant là điều mà không ai mong muốn vì nó ảnh hưởng xấu đến kết quả trồng răng và sức khỏe của cả cơ thể. Dưới đây là các biến chứng mà bạn có thể gặp phải khi cấy răng implant kém chất lượng:
Sưng đau kéo dài liên tục
Sau khi kết thúc quá trình cấy ghép Implant, tình trạng đau nhức là khó có thể tránh khỏi. Đây là dấu hiệu cho thấy phần xương hàm của bạn đang có phản ứng tối đối với trụ Implant. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau nhức, ê buốt, sưng hoặc sốt cao diễn ra trong thời gian dài nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí còn nặng hơn thì bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để có phương hướng điều trị phù hợp. Lúc này, rất có thể ở vị trí cắm Implant đã hình thành ổ viêm và nguy hiểm là Implant đang trong quá trình bị đào thải ra khỏi xương hàm.
Nhiễm trùng vùng cấy Implant
Nếu sau khi cấy ghép Implant, bạn không chăm sóc răng miệng đúng cách, kỹ càng, lượng thức ăn thừa bám vào trụ quá nhiều có thể dẫn tới nhiễm trùng. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới tình trạng này. Khi đó, vi khuẩn sẽ tích tụ, phát triển lớn mạnh và gây viêm nhiễm cho vùng răng vừa cấy trụ.
Bạn có thể cảm nhận được các mô quanh răng ở khu vực cắm Implant có hiện tượng sưng phồng và có màu đỏ. Nếu không kịp thời khắc phục có thể gây viêm nhiễm nặng, xương bị mất và cùng với đó là tình trạng trụ Implant bị đào thải. Ngoài ra, nếu khâu vô trùng khi cấy Implant không được thực hiện tốt thì nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật sẽ rất cao.
Chảy máu kéo dài sau phẫu thuật
Trụ Implant sau khi cấy ghép có thể bị chảy máu trong khoảng 1 – 2 ngày đầu. Khi phát hiện chảy máu, bạn nên sử dụng 1 miếng bông gạc, đặt lên vùng cắm trụ và sau đó ấn nhẹ vào miếng gạc để giúp máu ngừng chảy.
Tuy nhiên, sau một thời gian tình trạng chảy máu kéo dài, trụ Implant bị lung lay thì đây chính là một trong biến chứng sau khi cấy Implant. Lúc này, bạn nên đến phòng khám nơi thực hiện cấy ghép để được bác sĩ kiểm tra lại và có hướng điều trị phù hợp.
Viêm quanh trụ Implant
Xương ở quanh vùng trụ Implant có thể bị tiêu đi hay thậm chí là nhiễm trùng khiến trụ không còn vững chắc. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do vệ sinh răng miệng sai cách và không kiêng cữ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tổn thương các mô lân cận
Tổn thương mô mềm và xương là một nguy cơ khác khi cấy ghép răng implant. Việc cấy ghép không đúng kỹ thuật có thể gây tổn thương cho các mô mềm và xương xung quanh, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của miệng.
- Nguyên nhân: Nguyên nhân chính của tổn thương mô mềm và xương là do kỹ thuật cấy ghép không đúng, hoặc do sử dụng công cụ không phù hợp.
- Triệu chứng: Các triệu chứng bao gồm đau đớn, sưng tấy, và chảy máu. Trong một số trường hợp, tổn thương có thể dẫn đến nhiễm trùng.
- Giải pháp: Để giảm nguy cơ này, cần chọn bác sĩ có kinh nghiệm và sử dụng các công cụ phù hợp. Bệnh nhân cũng cần tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật.
Cấy ghép răng Implant có nguy hiểm không?
Đây là một phương pháp an toàn, không gây nguy hiểm nếu thực hiện đúng quy trình. Tuy nhiên, nếu 4 yếu tố dưới đây không được đảm bảo, có thể dẫn đến những biến chứng mà chúng tôi vừa liệt kê phía trên, cụ thể như sau:
Bác sĩ thực hiện cấy ghép Implant
Bác sĩ thực hiện cấy ghép là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của 1 ca cấy ghép răng Implant. Nếu bác sĩ thực hiện có chuyên môn, trình độ kém rất có thể sẽ chẩn đoán sai tình trạng bệnh. Lúc này, phương án điều trị cũng như cách thực hiện cũng sẽ không diễn ra chính xác. Một vài sai sót trong quá trình cấy ghép như: trụ Implant cấy sai vị trí, trụ Implant chèn ép dây thần kinh gây tê môi và hàm trong, trụ Implant cấy lệch hướng có thể làm gãy trụ.
Ngoài ra, sau một thời gian, lực nhai sẽ không còn được như trước, dẫn tới nhiễm trùng, trụ Implant bị đào thải… sẽ rất cao. Gây ảnh đến hưởng sức khỏe và tốn kém chi phí của người được cấy ghép.
Chất lượng Trụ Implant
Trụ Implant lựa chọn sử dụng cần là hàng chất lượng cao, tránh gặp phải các biến chứng xấu như hôi miệng, tiêu xương hàm, răng bị lung lay, gây ra các hiện tượng răng Implant bị đau nhức, viêm lở loét, tổn thương các mô lân cận, chảy máu chân răng. Ảnh hưởng đến chức năng nhai và thậm chí răng Implant bị đào thải.
Trụ Implant bắt buộc phải được cấu tạo bằng Titanium nguyên chất để đảm bảo độ bền, khả năng chịu lực và chịu nhiệt tốt. Đồng thời, nó có tính tương hợp sinh học với xương rất cao, không gây hại cho cơ thể người. Một số loại trụ Implant cao cấp hiện nay, được Hiệp hội Implant Quốc tế (ICOI) khuyên dùng như: Implant Straumann Slactive (Thụy Sĩ), Implant Nobel Biocare (Thụy Điển), Implant Mis C1 Đức/Israel, Implant Dentium Superline (Mỹ, Hàn Quốc).
Tình trạng sức khỏe của bạn
Trước khi tiến hành phục hình răng, khách hàng sẽ được thăm khám tổng quát để đánh giá tình trạng sức khỏe. Đảm bảo phải có sức khỏe tốt và không mắc các bệnh như: Tim mạch, tiểu đường cấp độ nặng, phụ nữ đang không mang thai,… Ngoài ra, xương hàm cũng cần đủ điều kiện về chất lượng mới có thể nâng đỡ trụ Implant. Trong trường hợp không đủ tiêu chuẩn, bác sĩ sẽ tiến hành ghép thêm xương. Phương pháp này thường dành cho người trên 18 tuổi, khi xương hàm đã cứng chắc và đủ điều kiện để cấy răng.
Công nghệ cấy ghép Implant, hệ thống máy móc, thiết bị
Trồng răng Implant là kỹ thuật phức tạp, không những bác sĩ phải có chuyên môn cao mà còn cần tới sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị hiện đại. Một vài trang thiết bị thiết yếu có thể kể đến như: máy chụp CT 3D, phần mềm phân tích hình ảnh, máy phẫu thuật Implant…. Đồng thời, hệ thống phòng điều trị, trang thiết bị cần vô trùng tuyệt đối bằng đèn cực tím theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, để đảm bảo tránh lây nhiễm chéo cho bệnh nhân.
Những điều cần biết trước khi cấy ghép Implant
Dưới đây là những điều bạn cần lưu ý trước khi thực hiện cấy ghép Implant:
- Chụp phim CT xương hàm: Trước khi tiến hành trồng răng, bạn cần được chụp phim CT, Panorex để kiểm tra tình trạng răng, mật độ xương và chất lượng xương hàm. Sau khi có kết quả, bác sĩ mới có thể chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
- Mô tả tình trạng sức khỏe hiện tại: Bạn nên chia sẻ thật lòng cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình, đặc biệt là khi mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp,… Ngoài ra, các bệnh lý trong khoang miệng cũng nên được điều trị dứt điểm trước khi tiến hành phẫu thuật, tránh tình trạng nhiễm trùng.
- Không sử dụng chất kích thích: Bạn cần bỏ hút thuốc và rượu bia trong một thời gian trước, trong và sau khi thực hiện cấy trụ Implant. Các thành phần có trong đó sẽ làm chậm quá trình lành vết thương, việc phục hồi sẽ diễn ra lâu hơn.
- Lựa chọn trụ Implant: Trụ Implant hiện nay rất đa dạng với cấu tạo, thiết kế cũng như mức giá khác nhau. Bạn nên lựa chọn thật kỹ càng, ưu tiên các loại Implant đã được kiểm định chất lượng từ các tổ chức uy tín thế giới.
- Chuẩn bị tâm lý vững vàng: Phương pháp cấy ghép răng Implant hiện nay đã tiên tiến hơn rất nhiều, đảm bảo độ an toàn cao cho người sử dụng. Vậy nên, bạn không cần quá lo lắng trước khi thực hiện, đảm bảo tinh thần thoải mái, tạo điều kiện thuận lợi để quá trình cấy ghép Implant được thành công.
Trên đây là những tác hại của việc cấy răng Implant mà khách hàng cần lưu ý để tránh gặp phải tình trạng này. Qua đây ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc lựa chọn trung tâm điều trị cũng như chất liệu sử dụng khi thực hiện. Vậy nên, trước khi thực hiện, hãy tìm hiểu thật kỹ thông tin, tránh gặp phải những biến chứng không mong muốn về sau.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!