Răng Nhiễm Fluor: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Cách Xử Lý Tốt Nhất

Răng nhiễm Fluor là tình trạng rối loạn men răng do tiếp xúc thường xuyên với nồng độ Fluor cao, gây mất thẩm mỹ, tăng nguy cơ ê buốt và mắc bệnh răng miệng [1].

  • Nguyên nhân nhiễm màu Fluor là dùng thuốc, kem đánh răng, nước súc miệng hoặc các thực phẩm có chứa hàm lượng lớn Fluor [2].
  • Một số biện pháp khắc phục như: Tẩy trắng răng, bọc răng sứ, dán sứ Veneer [3].
  • Nên lựa chọn sản phẩm chăm sóc răng miệng phù hợp, hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều Fluor để tránh răng bị nhiễm màu [4]. 

Răng bị nhiễm Fluor là gì?

Fluor là khoáng chất tự nhiên có thể tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm các loại đồ ăn, thức uống và sản phẩm chăm sóc răng miệng như kem đánh răng. Răng bị nhiễm Fluor là hiện tượng rối loạn men răng, xảy ra khi tiếp xúc thường xuyên với nồng độ Fluor cao. Men răng lúc này có hàm lượng khoáng chất thấp, độ xốp cao. 

Trên thực tế mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm Fluor sẽ phụ thuộc nhiều vào thời gian tiếp xúc, phản ứng của cơ thể, các yếu tố dinh dưỡng và sự phát triển của xương, răng.

Dấu hiệu răng nhiễm Fluor ở từng giai đoạn có sự khác nhau:

  • Giai đoạn mới chớm: Trên bề mặt men răng có các đốm trắng nhỏ màu trắng đục, có thể trở thành mảng sau một thời gian nhưng không chiếm nhiều hơn 25% bề mặt răng.
  • Giai đoạn nhẹ: Mảng đục trên răng lan rộng nhưng không quá 50% bề mặt răng.
  • Giai đoạn nặng: Toàn bộ bề mặt men răng có màu trắng đục, một số vị trí dần chuyển sang màu nâu.
  • Giai đoạn rất nặng: Màu sắc trên răng trắng đục, vàng không đều, đồng thời thân răng có các rãnh hố khiến răng nhạy cảm, dễ bị nứt mẻ.
Răng nhiễm Fluor khiến men răng bị vàng, xỉn màu
Răng nhiễm Fluor khiến men răng bị vàng, xỉn màu

Vì sao răng bị nhiễm Fluor

Các chuyên gia cho biết có nhiều nguyên nhân khiến răng bị nhiễm Fluor, có thể kể đến như:

  • Dùng thuốc chứa Fluor: Chúng ta khó có thể kiểm soát khi dùng các loại thuốc có chứa thành phần Fluor. Bên cạnh đó nhiều phụ huynh cho con uống thuốc Fluor để tăng cường sức khỏe cho răng, ngăn ngừa tình trạng men răng yếu. Việc sử dụng không kiểm soát, lạm dụng các loại thuốc này đều khiến răng bị nhiễm màu. 
  • Sản phẩm chăm sóc răng chứa Fluor: Hiện nay có nhiều loại nước súc miệng, kem đánh răng được bổ sung Fluor để giúp khách hàng chăm sóc răng miệng tốt hơn. Tuy nhiên nếu thành phần này có nồng độ quá cao, vượt mức cho phép đều tăng nguy cơ nhiễm màu Fluor. Đặc biệt trẻ nhỏ sử dụng các sản phẩm này có nguy cơ răng ố vàng, xỉn màu cao hơn người lớn. 
  • Chế độ ăn uống hàng ngày: Tôm, cua, trái cây khô, khoai tây, nước soda, trà đen,… đều là những thực phẩm có chứa nhiều Fluor. Với những ai thường xuyên dung nạp các loại đồ ăn, thức uống này dễ gây ảnh hưởng xấu đến màu sắc men răng. 
  • Nguồn nước: Nguồn nước cũng là nguyên nhân khiến răng nhiễm màu Fluor dù tỷ lệ không cao. Liên tục sử dụng nguồn nước bẩn, chứa quá nhiều hợp chất sẽ tác động xấu đến men răng và sức khỏe răng miệng. 
Sử dụng kem đánh răng chứa nhiều Fluor gây nhiễm màu
Sử dụng kem đánh răng chứa nhiều Fluor gây nhiễm màu

Cách chữa răng nhiễm Fluor

Tùy vào mức độ, tình trạng nhiễm màu Fluor, bạn có thể xử lý bằng nhiều cách như:

Tẩy trắng răng

Rất nhiều người thắc mắc răng nhiễm Fluor có tẩy trắng được không. Các chuyên gia cho biết, trường hợp nhiễm Fluor mức độ nhẹ, chỉ mới bị đổi màu và có đốm trắng rất nhẹ trên bề mặt răng, đồng thời màu Fluor chưa ăn sâu vào thân răng vẫn áp dụng biện pháp tẩy trắng được. 

Hiện nay tại các nha khoa ứng dụng rất nhiều kỹ thuật tẩy trắng răng thông minh như Bleachbright, Zoom Whitening với cơ chế sử dụng ánh sáng từ đèn Laser kết hợp thuốc tẩy trắng để phá vỡ các liên kết màu trên răng. Qua đó hàm răng nhanh chóng trở nên trắng sáng, nâng bật tone.

Ưu điểm:

  • Răng có thể nâng từ 2 – 4 tone so với màu sắc ban đầu.
  • Quá trình tẩy trắng diễn ra nhanh chóng, chỉ sau hơn 60 phút.
  • Đảm bảo an toàn, không đau nhức, hạn chế tối đa cảm giác ê buốt. 
  • Màu sắc trắng sáng có thể duy trì được từ 3 – 5 năm nếu chăm sóc tốt. 

Nhược điểm:

  • Một số trường hợp răng nhiễm màu Fluor không cho hiệu quả cao như mong đợi.
  • Sau tẩy trắng răng có thể nhạy cảm hơn, đặc biệt khi ăn uống thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh. 

Bọc răng sứ

Một trong những biện pháp cải thiện tình trạng răng nhiễm Fluor hiệu quả cao đó là bọc răng sứ. Phương pháp này có thể áp dụng được với tất cả trường hợp răng nhiễm màu từ mức độ nhẹ đến nặng hoặc tình trạng răng thưa, hở kẽ, răng khấp khểnh không đều.

Khách hàng sẽ được bác sĩ mài răng theo một tỷ lệ nhất định, sau đó gắn mão sứ tương tự răng thật lên trên.

Ưu điểm:

  • Giúp bạn sở hữu hàm răng đẹp, đều màu, khắc phục hoàn toàn tình trạng răng xỉn màu, ố vàng.
  • Khách hàng có thể chọn loại sứ phù hợp nhu cầu của bản thân.
  • Răng sứ có thể chịu được độ bền cao, ăn nhai tốt và ít bị nhiễm màu so với răng thật.
  • Thời gian sử dụng lâu dài, có thể lên đến hơn 20 năm.

Nhược điểm:

  • Chi phí cao.
  • Mất 3 – 5 ngày để hoàn thành, khách hàng phải đến nha khoa ít nhất 2 lần.
  • Buộc phải mài cùi răng, có thể xâm lấn mô răng thật.
  • Một số người có răng nhạy cảm sau khi bọc răng sứ bị ê buốt khi ăn thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh.

Dán sứ Veneer

Dán sứ Veneer cũng được thực hiện với trường hợp răng nhiễm màu Fluor nhưng không thể tẩy trắng. Quy trình dán sứ cũng tương tự bọc răng sứ, đó là bác sĩ mài tỷ lệ ít răng thật và sử dụng miếng dán được thiết kế phù hợp với kích thước, hình dáng răng và dán bên ngoài răng thật.

Tuy nhiên phương pháp này không thể che phủ được mảng màu quá sậm hoặc răng bị sai lệch quá nhiều, khớp cắn 2 hàm mất cân đối.

Ưu điểm:

  • Mặt dán sứ hạn chế mài răng tối đa nên bảo tồn răng thật rất tốt.
  • Quá trình thực hiện nhẹ nhàng, không đau đớn hay khó chịu, không gây đau nhức.
  • Mang đến hàm răng trắng sáng, đều màu cho khách hàng.

Nhược điểm:

  • Chi phí cao.
  • Không khắc phục hoàn toàn tình trạng nhiễm màu do mặt trong răng vẫn có thể tiếp xúc với Fluor.
Dán sứ Veneer giúp che phủ vết ố vàng tốt, đảm bảo thẩm mỹ
Dán sứ Veneer giúp che phủ vết ố vàng tốt, đảm bảo thẩm mỹ

Lưu ý phòng ngừa răng nhiễm màu Fluor

Răng nhiễm màu Fluor không chỉ làm mất tính thẩm mỹ, gây ê buốt mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh nha khoa. Vì thế để phòng ngừa tình trạng này bạn cần chú ý một số vấn đề dưới đây:

  • Sử dụng nước súc miệng, kem đánh răng hoặc các sản phẩm chăm sóc răng miệng có nồng độ Fluor phù hợp. Đặc biệt phụ huynh nên mua sản phẩm dành riêng cho trẻ nhỏ.
  • Khi chải răng nên dùng lượng kem đánh răng phù hợp để tránh Fluor ngấm vào răng, đồng thời súc miệng thật kỹ với nước sạch và nước muối sinh lý. 
  • Nên kiểm tra nồng độ Fluor trong nước uống, nước sinh hoạt, nếu vượt ngưỡng 0,7 – 1mg/l cần lọc nước, chưng cất hoặc đổi nguồn nước khác nếu có điều kiện để đảm bảo an toàn, tránh khiến răng xỉn màu.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, không nên dùng các thực phẩm có chứa hàm lượng Fluor cao trong thời gian dài. 

Răng nhiễm Fluor là tình trạng thường gặp ở nhiều đối tượng, bao gồm cả trẻ em và người lớn. Nếu không có biện pháp xử lý, sức khỏe răng miệng bị ảnh hưởng và làm giảm thẩm mỹ của hàm răng. Do đó khi phát hiện dấu hiệu răng nhiễm màu, bạn nên đến nha khoa uy tín để được kiểm tra, khắc phục. 

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Implant - Hà Nội: Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0963.526.780

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 989.518.448

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental Implant - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Implant - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309