Phân Biệt Nâng Xoang Kín Và Nâng Xoang Hở Trong Implant
Nâng xoang là một kỹ thuật quan trọng trong trồng răng Implant, được sử dụng trong trường hợp phần xương hàm của bệnh nhân không đảm bảo tiêu chuẩn để cấy ghép. Có hai phương pháp chính được áp dụng trong nha khoa hiện nay đó là nâng xoang kín và nâng xoang hở. Vậy hai kỹ thuật này có gì khác nhau?
Phân biệt giữa kỹ thuật nâng xoang kín và nâng xoang hở
Hiện nay, cả 2 kỹ thuật nâng xoang kín và nâng xoang hở được sử dụng song song trong nha khoa. Tuỳ thuộc vào tình trạng cụ thể của khách hàng mà bác sĩ điều trị sẽ tư vấn và chỉ định phương pháp nâng xoang kín hay nâng xoang hở.
Kỹ thuật nâng xoang kín khi trồng răng Implant là gì?
Nâng xoang kín là kỹ thuật nha khoa mà bác sĩ sẽ sử dụng một loại dụng cụ đặc biệt để tạo ra một phần lỗ nhỏ có tác dụng đẩy vùng xoang của khách hàng lên đến độ cao phù hợp. Tiếp đó, bác sĩ sẽ rạch thêm một đường ở chân răng dùng để bơm thêm xương vào bên trong.
Kỹ thuật nâng xoang kín thường được chỉ định cho các khách hàng có lượng xương cần thêm không quá nhiều. Hoặc khi xoang hàm của khách hàng không bị trễ quá sâu cũng có thể áp dụng kỹ thuật này. Ngoài ra, nâng xoang kín cũng có thể thực hiện cùng lúc với việc cấy ghép Implant.
Kỹ thuật nâng xoang hở khi cấy ghép Implant là gì?
Nâng xoang hở là kỹ thuật nha khoa mà bác sĩ sẽ dùng thiết bị chuyên dụng tạo một vết rạch cạnh phần nướu của răng. Vết rạch này thường có kích thước khá lớn dạng hình vuông hoặc hình tròn. Đây là khác biệt lớn nhất giữa nâng xoang kín và nâng xoang hở.
Vết rạch khi nâng xoang hở nhằm bóc tách rõ các lớp mô để phần xương hàm có thể lộ ra. Khi đó bác sĩ sẽ tiến hành đưa xương vào bên trong. Kỹ thuật này thường được sử dụng cho những khách hàng có tình trạng tiêu xương nặng do mất răng lâu năm và xoang hàm trễ sâu.
Nâng xoang hở và nâng xoang kín có biến chứng gì không? Khi nào cần gặp bác sĩ?
Cần khẳng định rằng nâng xoang là một kỹ thuật rất phức tạp và đòi hỏi tay nghề cũng như chuyên môn bác sĩ phải cao. Nếu khi phẫu thuật bác sĩ không đủ kinh nghiệm hoặc mắc sai lầm thì dù nâng xoang kín hay nâng xoang hở đều có thể gặp phải biến chứng như:
- Thủng hoặc rách màng xoang: Biến chứng này có thể gặp phải khi bác sĩ chưa đủ kinh nghiệm phẫu thuật, dẫn đến sai thao tác và làm rách màng xoang. Khi đó bệnh nhân buộc phải thực hiện khâu màng xoang và đợi đến khi lành. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến quá trình trồng răng Implant do bệnh nhân cần thêm vài tháng phục hồi.
- Nhiễm trùng màng xoang: Nhiễm trùng cũng có thể xảy ra khi nâng xoang do một số nguyên nhân như: Chất lượng xương nhân tạo không đảm bảo, không tương thích với cơ thể. Dụng cụ nâng xoang hoặc phòng phẫu thuật không đảm bảo tiêu chuẩn vô khuẩn…
ĐỌC THÊM: Tháo Trụ Implant: Quy Trình, Trường Hợp Cần Thực Hiện, Lưu Ý
Nếu sau quá trình nâng xong bạn gặp phải những vấn đề dưới đây thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và điều trị:
- Đau nhức và sưng và vùng nâng xoang. Mức độ đau không giảm mà tăng dần, gây khó chịu.
- Chảy máu liên tục không cầm sau khi nâng xoang, kéo dài 1 – 2 ngày hoặc dài hơn.
- Cảm giác phần xương cấy thêm vào bị rơi ra hoặc lung lay.
- Sốt cao sau khi nâng xoang không hạ.
Để tránh những biến chứng có thể xảy ra khi nâng xoang kín và nâng xoang hở tốt nhất bạn nên tìm kiếm và chọn lựa đơn vị nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ đã có nhiều kinh nghiệm trong nâng xoang ghép xương.
Hi vọng với bài viết này bạn đã hiểu cặn kẽ về nâng xoang kín và nâng xoang hở. Mặc dù là kỹ thuật khó và phức tạp nhưng nâng xoang rất cần thiết trong nhiều trường hợp cấy ghép Implant. Vì vậy điều quan trọng là bạn hãy tìm đúng cơ sở nha khoa có thể thực hiện hoàn hảo kỹ thuật này.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!