Mất 2 Răng Liền Kề: Nguy Cơ Tiềm Ẩn Và Giải Pháp Khắc Phục
Mất 2 răng liền kề là một trong những vấn đề nghiêm trọng về răng miệng cần được cải thiện sớm nhất có thể. Thông tin chi tiết về những nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp khắc phục tốt nhất sẽ được các chuyên gia của Vidental chia sẻ trong chủ đề dưới đây, hãy cùng theo dõi.
Bị mất hai răng liền kề có sao không?
Nhiều người cho rằng khi bị mất hai răng hàm liền kề sẽ không ảnh hưởng nhiều tới thẩm mỹ như mất răng cửa. Vì vậy, họ không quá chú trọng và trì hoãn trong việc trồng răng.
Các chuyên gia cho biết, khi bị mất 2 răng liền kề đặc biệt là 2 răng hàm sẽ khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong ăn uống thường ngày. Không những vậy việc mất răng dù là răng cửa hay răng hàm cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất lợi khác cho người bệnh, cụ thể:
- Răng mất ảnh hưởng tới khả năng cắn xé và nhai nuốt thức ăn, về lâu dài, đồ ăn không được nhai kỹ khi xuống dạ dày sẽ gây áp lực cho dạ dày, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh về tiêu hóa cao hơn.
- Lực nhai giảm sút làm tăng nguy cơ tiêu biến xương hàm tại các vị trí răng bị mất. Bên cạnh đó người bệnh dễ bị tụt lợi, cơ mặt lão hóa sớm nếu không trồng răng mới kịp thời.
- Khoảng trống do răng gãy tạo ra khiến khung hàm mất cân đối, lâu ngày các răng xung quanh bị xô lệch gây sai khớp cắn và mỏi hàm.
- Mất hai răng liền kề làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng khác như sâu răng, viêm chân răng bên cạnh, viêm nướu…
- Răng đối diện phía răng bị mất có xu hướng mọc dài lên, khi nhai thức ăn dễ bị cắn vào lưỡi. Riêng với trường hợp mất răng hàm dưới sẽ làm tăng nguy cơ rụng răng hàm trên đối diện.
Các giải pháp khắc phục tình trạng mất 2 răng liền kề hiệu quả
Không ít người bệnh bị mất răng lâu năm và chủ quan cho đến khi gặp phải các vấn đề phát sinh mới tá hỏa đi tìm cách khắc phục và tự đặt ra câu hỏi mất 2 răng liền kề có trồng lại được không.
Với câu hỏi này, mọi người hoàn toàn có thể yên tâm, công nghệ trong ngành Y Nha khoa ngày càng phát triển đã mang lại nhiều giải pháp hữu hiệu cho những đối tượng bị mất 2 răng liền kề, mất răng lâu năm. Tuy nhiên, việc khắc phục sớm sẽ mang lại nhiều lợi thế và đỡ tốn kém hơn so, mọi người nên thu xếp điều trị sớm nhất có thể.
Hiện nay, để khắc phục tình trạng mất 2 răng liền kề, mọi người có thể tham khảo một số giải pháp dưới đây:
Cấy ghép Implant
Đây là kỹ thuật hiện đại nhất hiện nay giúp phục hồi đến 90% khả năng nhai, cắn xé thức ăn, đồng thời ngăn ngừa tình trạng tiêu biến xương hàm và các bệnh lý răng miệng khác. Riêng đối với trường hợp bị mất 2 răng liền kề, mọi người nên cắm 2 trụ Implant.
Trước khi tiến hành cắm trụ, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang để xác định tình trạng tiêu biến của xương hàm. Nếu xương hàm chưa tiêu biến, mật độ xương còn đủ để ôm thân trụ thì có thể tiến hành cắm luôn. Trường hợp mật độ xương thưa hoặc bị tiêu biến nhiều cần thực hiện phẫu thuật ghép xương trước khi lắp trụ.
Kết thúc liệu trình trồng răng Implant, người bệnh có răng giả chắc chắn tương đương như răng thật với đầy đủ các bộ phận như chân răng Implant, Abutment, mão sứ.
Kỹ thuật làm cầu răng sứ
Làm cầu răng sứ cũng là một kỹ thuật có thể sử dụng cho những bệnh nhân bị mất 2 răng liền kề. Tuy nhiên, kỹ thuật này có xâm lấn đến 2 răng bên cạnh, cần mài lớp men bên ngoài để làm trụ đỡ cho cầu răng sứ mới. Lâu dần, 2 răng bên cạnh bị yếu đi bởi không có lớp men bảo vệ và xương hàm ở các răng bị mất vẫn sẽ bị tiêu biến.
Sử dụng răng giả tháo lắp
Với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ tiến hành đo kích thước khung răng đã mất để chế tạo hàm giả tháo lắp phục hình. Hàm giả có thể dễ dàng tháo lắp và vệ sinh hàng ngày, giữ cho các răng bên cạnh không bị xô lệch. Tuy nhiên, dùng hàm giả tháo lắp khả năng nhai chỉ đạt được 40 – 60% và không ngăn chặn được tình trạng tiêu biến xương hàm.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ từ các chuyên gia, bác sĩ về tình trạng mất 2 răng liền kề. Việc mất răng để lâu ngày sẽ kéo theo nhiều rủi ro mà chúng ta không thể lường trước được, vì vậy mọi người nên chủ động đi thăm khám sớm để được bác sĩ tư vấn phương án cụ thể phù hợp nhé.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!