Có Bầu Trồng Răng Được Không? Phương Pháp Nào Tốt Nhất?
Phụ nữ có thai thường gặp các vấn đề về sức khỏe răng miệng và có thể dẫn đến việc mất răng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống. Có nhiều biện pháp phục hình nha khoa, tuy nhiên liệu đang có bầu trồng răng được không? Hãy cùng các chuyên gia giải đáp câu hỏi này và cung cấp thông tin cần lưu ý cho các mẹ bầu khi muốn trồng răng.
Nguyên nhân và hậu quả mất răng khi đang mang thai
Hiện tượng thiếu hụt Canxi ở mẹ bầu thường do cơ thể tập trung các chất dinh dưỡng, trong đó có Canxi cho việc nuôi thai nhi. Điều này có thể dẫn đến các bệnh lý như loãng xương hoặc các răng bị yếu, rụng dần đi.
Bên cạnh đó, do sự thay đổi đột ngột các hoocmon trong cơ thể khi mang thai, chị em dễ mắc các bệnh lý nha khoa như viêm nướu lợi, viêm nha chu, hỏng tủy răng,… Nếu việc chăm sóc sức khỏe răng miệng trong thai kỳ không được thực hiện đúng có thể khiến vi khuẩn có cơ hội tấn công khoang miệng, từ đó dẫn đến các biến chứng làm mất răng.
Việc mất răng khi đang mang thai có thể dẫn đến nhiều hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, tinh thần và cuộc sống của các mẹ như:
- Ảnh hưởng thẩm mỹ: Việc mất răng, đặc biệt là răng cửa luôn gây suy giảm tính thẩm mỹ và cân xứng của khuôn mặt, từ đó khiến những người bị mất răng cảm thấy tự ti trong giao tiếp. Đặc biệt đối với chị em phụ nữ đang mang thai sẽ càng bị ảnh hưởng tâm lý về vấn đề này.
- Giảm khả năng ăn nhai: Đây là hậu quả phổ biến gây ảnh hưởng đến cứ khỏe và sinh hoạt hàng ngày của bất kỳ ai bị mất răng. Việc mất 1 hoặc nhiều răng, đặc biệt là răng hàm sẽ làm suy giảm đáng kể khả năng cắn, nhai, nghiền thức ăn, dẫn đến việc ăn uống không ngon miệng và có thể khiến dinh dưỡng của mẹ bầu không được đảm bảo.
- Ảnh hưởng khả năng phát âm: Đây là hậu quả thường thấy khi mất 1 hoặc nhiều răng cửa. Phụ nữ đang mang thai cũng như mọi đối tượng bị mất răng thường gặp avans đề về việc phát âm chuẩn, tròn vành rõ chữ. từ đó ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và nhiều vấn đề khác trong công việc, sinh hoạt hàng ngày.
- Tăng nguy cơ bệnh răng miệng: Răng mất cũng để lại khoảng trống trên cung hàm, tạo điều kiện thuận lợi cho các mảm bám thức ăn thừa và vui khuẩn tấn công nưỡu lợi, chân răng, gây nên nhiều bệnh lý nha khoa. Một số bệnh lý gây đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của mẹ bầu, thậm chí có thể gây nguy hại cho thai nhi.
- Tiêu xương hàm: Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm khi bị mất răng lâu ngày. Phụ nữ có thai nếu để mất răng lâu có thể khiến xương hàm tiêu biến, từ đó khiến các răng trên cung hàm xô lệch, làm lệch khớp cắn và biến dạng mặt.
Phụ nữ đang có bầu trồng răng được không? Phương pháp nào an toàn?
Theo các bác sĩ, cơ thể phụ nữ trong giai đoạn đang mang thai rất nhạy cảm và bất kỳ tác động nào cũng có thể dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực cho mẹ và bé. Do đó, nhiều chị em phụ nữ khi bị mất răng trong thai kỳ lo lắng: Đang có bầu trồng răng được không?
Theo chuyên gia nha khoa, hiện nay có 3 phương pháp trồng răng phổ biến nhà là lắp hàm tháo lắp, bắc cầu sứ và cấy ghép Implant. Hầu hết các tác động nha khoa, áp dụng nhiều thủ thuật ngoài, nội khoa sẽ chống chỉ định điều trị cho phụ nữ có thai. Do đó, chỉ có 1 trong 3 phương pháp trồng răng trên an toàn tuyệt đối cho mẹ bầu.
Phương pháp lắp hàm tháo lắp chỉ sử dụng khí cụ tháo lắp để lấp đầy khoảng trống của răng bị mất nên an toàn cho mọi đối tượng. Do đó, phụ nữ đang có bầu có thể chọn phương pháp phục hình răng đã mất này. Bác sĩ sẽ chỉ cần lấy dấu răng, chế tác hàm cho răng giả tháo lắp với chất liệu không gây kích ứng, chuẩn nha khoa để mẹ bầu đeo, phục hình thân răng, đảm bảo 30 – 40% khả năng ăn nhai và phần nào tính thẩm mỹ trong giai đoạn đang mang thai.
Trong khi đó, đối với phương pháp làm cầu răng sứ, việc áp dụng phương pháp này chỉ có thể thực hiện khi cơ thể mẹ bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ khi thai nhi đã ổn định và sức khỏe của mẹ đạt tiêu chuẩn. Lúc này, các tác động mài răng thật để làm trụ răng hầu hết không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, các mẹ cần lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín với bác sĩ nha khoa có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm để thực hiện bắc cầu răng sứ.
Riêng đối với phương pháp trồng răng Implant, thực hiện cấy ghép trụ Implant tuyệt đối chống chỉ định cho phụ nữ đang có thai. Phương pháp này cần xâm lấn xương hàm, sử dụng thuốc gây tê và nhiều thủ thuật khác nên dễ ảnh hưởng đến cơ thể mẹ và thai nhi. Bên cạnh đó, thực hiện cấy ghép Implant khi mang thai cũng khiến thời gian phục hồi kéo dài và ảnh hưởng đến kết quả trồng răng.
Thực tế, trong một số trường hợp, phụ nữ đang có bầu vẫn có thể thực hiện trồng răng theo phương pháp cấy trụ Implant. Tuy nhiên, các bác sĩ và chuyên gia tại các cơ sở uy tín vẫn khuyến cáo chống chỉ định phục hình bằng phương pháp này trong thai kỳ. Thay vào đó, chị em nên chờ cơ thể sau sinh ổn định sức khỏe và đảm bảo các điều kiện an toàn mới thực hiện trồng răng.
Lưu ý cho phụ nữ có bầu bị mất răng
Dưới đây là một số lưu ý chị em phụ nữ đang mang bầu bị mất răng cần chú ý và tuân thủ:
- Chăm sóc răng miệng đúng cách bằng nước súc miệng chuyên dụng, chỉ nha khoa, tăm nước, bàn chải lông mềm và kem đánh răng chứa Flour,…
- Thăm khám nha khoa định kỳ, điều trị các bệnh lý nha khoa khi mới có dấu hiệu nhẹ, hạn chế nguy cơ mất răng.
- Khi bị mất răng trong thai kỳ, chị em nên đến cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám, chẩn đoán và được tư vấn cách xử lý phù hợp, an toàn. Nếu bị ảnh hưởng nặng do việc mất răng, chị em có thể trồng răng giả tháo lắp hoặc khi sang tháng thứ 4 thì thực hiện làm cầu răng sứ. Nếu muốn phục hình tối ưu bằng phương pháp trồng răng Implant nên tham vấn bác sĩ và thực hiện sau khi sinh.
Bài viết trên đã giải đáp chi tiết câu hỏi “phụ nữ đang có bầu trồng răng được không” và cung cấp phương pháp, địa chỉ phục hình răng an toàn cho các chị em phụ nữ đang mang thai. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các mẹ bầu gặp các vấn đề về răng miệng, mất răng có thể được điều trị hiệu quả, an toàn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!