9 Biến Chứng Sau Khi Nhổ Răng Khôn Cần Đặc Biệt Chú Ý

Nếu nhổ răng ở địa chỉ không uy tín, bác sĩ thiếu trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, người bệnh có thể gặp 9 biến chứng sau khi nhổ răng khôn: Chảy máu kéo dài, sưng mặt, nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh, ảnh hưởng đến răng số 7, thủng xoang hàm trên, gãy xương hàm dưới, sốc phản vệ, ngộ độc thuốc tê [1].

Để ngăn ngừa biến chứng cần lựa chọn nha khoa chất lượng, tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về cách chăm sóc, vệ sinh, ăn uống tại nhà [2]. 

9 biến chứng sau khi nhổ răng khôn

Nhổ răng khôn là cuộc tiểu phẫu có độ phức tạp nhất định trong nha khoa. Nếu không được thực hiện bởi bác sĩ đủ chuyên môn, kinh nghiệm, không có máy móc thiết bị hiện đại sẽ dễ gây ra một số biến chứng như sau:

Chảy máu kéo dài

Biến chứng sau khi nhổ răng khôn hay gặp nhất là chảy máu kéo dài. Thông thường nhổ răng số 8 chỉ gây chảy máu khoảng 1 – 2 giờ đầu do tác động đến mô mềm, mạch máu trong miệng. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm, có khả năng người bệnh đã bị nhiễm trùng máu và gặp biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân của việc chảy máu nhiều là do quá trình nhổ răng bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật, tác động lực mạnh làm đứt mạch máu lớn khiến máu chảy từ mạch máu nhỏ trong niêm mạc hoặc màng xương chân răng. Ngoài ra còn do bác sĩ để sót lại tổ chức hạt của chóp chân răng, làm tổn thương nhiều đến tổ chức mô xung quanh răng.

Nhổ răng khôn có thể gây chảy máu kéo dài
Nhổ răng khôn có thể gây chảy máu kéo dài

Sưng mặt

Quá trình nhổ răng khôn thường ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây tổn thương nướu và dẫn đến sưng mặt. Bên cạnh đó, việc xử lý vết mổ không sạch gây nhiễm trùng, bác sĩ thực hiện không đúng kỹ thuật, để sót lại chân răng đều là những nguyên nhân khiến người bệnh bị sưng mặt. 

Tình trạng này thường tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời còn tăng nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm.

Nhiễm trùng

Nhổ răng khôn bị nhiễm trùng thường là do răng nằm ở vị trí quá sâu nên bác sĩ phải rạch nhiều nướu, tạo lỗ hổng cho vi khuẩn tấn công. Ngoài ra nếu bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật, không sát trùng dụng cụ nhổ răng hoặc người bệnh vệ sinh răng miệng không đúng cách, hút thuốc lá sau khi nhổ răng khôn cũng tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. 

Biểu hiện nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn là đau nhức kéo dài, sưng nướu, đau vùng xương hàm hoặc cổ, xuất hiện ổ mủ có màu, bị sốt cao, màu sắc răng thay đổi. 

Ảnh hưởng đến răng số 7

Răng số 7 nằm kế cạnh răng số 8 nên dễ bị tác động trong quá trình nhổ răng khôn, đặc biệt là khi răng khôn mọc ngầm, mọc nghiêng, mọc lệch. Nếu bác sĩ không đủ kinh nghiệm, chuyên môn, thực hiện thao tác nhổ răng sai cách dễ khiến răng số 7 bị sứt mẻ gây đau nhức, thậm chí là lung lay và gãy rụng. 

Tuy nhiên nếu quá trình nhổ răng số 8 đúng kỹ thuật không những không ảnh hưởng đến răng số 7 mà còn bảo vệ chiếc răng này tránh khỏi những biến chứng do răng khôn gây ra. 

Biến chứng sau khi nhổ răng khôn là tổn thương răng số 7
Biến chứng sau khi nhổ răng khôn là tổn thương răng số 7

Tổn thương dây thần kinh

Một trong những biến chứng sau khi nhổ răng khôn thường gặp đó là tổn thương dây thần kinh. Lý do là bởi răng khôn rất gần với hệ thống dây thần kinh hàm mặt, nếu bác sĩ thực hiện đúng kỹ thuật chỉ ảnh hưởng đến hệ thần kinh ở mức độ nhẹ gây tê đầu lưỡi, cằm, má, môi và tình trạng này sẽ hết sau một vài ngày.

Ngược lại một số trường hợp bác sĩ thiếu chuyên môn, kinh nghiệm, tác động nhiều đến hệ thần kinh dưới răng gây đau nhức kéo dài, nghiêm trọng hơn còn gây nhiễm trùng, phá hủy mô nướu và xương hàm. 

Thủng xoang hàm trên

Nhổ răng khôn không đúng cách hoặc tác động lực quá mạnh có thể gây thủng xoang hàm trên. Các chuyên gia cho biết xoang hàm trên có cấu trúc rỗng, bên cạnh đó lại nằm gần chân răng số 6, số 7 và số 8 nên dễ bị ảnh hưởng.

Trong trường hợp bị thủng xoang hàm trên, người bệnh sẽ bị mệt mỏi, sốt cao, nhức đầu, xuất hiện những cơn đau kéo dài, lan rộng đến vùng hàm trên, trán, mắt. Nếu lỗ thủng nhỏ, dưới 5mm thì khả năng lành thương cao, ngược lại lỗ thủng lớn hơn 5mm cần hết sức thận trọng vì có thể gặp biến chứng nguy hiểm. 

Gãy xương hàm dưới

Gãy xương hàm dưới là biến chứng sau khi nhổ răng khôn hàm dưới thường gặp. Tình trạng này xảy ra khi bác sĩ dùng lực quá mạnh để nhổ bỏ răng khôn khiến xương hàm bị vỡ. Bệnh nhân lúc này có thể bị đau, sưng tấy kèm theo đó là tình trạng chảy máu kéo dài. 

Bệnh nhân có thể bị gãy xương hàm trên vô cùng nguy hiểm
Bệnh nhân có thể bị gãy xương hàm trên vô cùng nguy hiểm

Sốc phản vệ

Việc bác sĩ nhổ răng thiếu chuyên môn, kinh nghiệm, tay nghề kém, không tuân thủ quy trình dịch vụ đúng chuẩn Y khoa, người bệnh có khả năng cao bị sốc phản vệ. Hiện tượng này có thể xuất hiện ở nhiều trường hợp nhổ răng khôn, gây tử vong nếu không được xử lý kịp thời.

Ngộ độc thuốc tê

Biến chứng sau khi nhổ răng khôn mà người bệnh có thể gặp là ngộ độc thuốc tê. Thuốc tê được ứng dụng phổ biến trong nha khoa, nếu sử dụng đúng loại, đúng đối tượng và đúng liều lượng đều đảm bảo an toàn. Tuy nhiên việc bác sĩ để nồng độ thuốc tê trong máu vượt mức cho phép sẽ gây ra hiện tượng ngộ độc. Lúc này người bệnh sẽ có biểu hiện khó thở, co giật toàn thân, da nổi vân tím,…

Lưu ý ngăn ngừa biến chứng khi nhổ răng khôn

Để phòng ngừa các biến chứng khi nhổ răng khôn, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:

Có thể chườm đá lạnh để giảm đau nhức
Có thể chườm đá lạnh để giảm đau nhức
  • Trước hết cần lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, đảm bảo bác sĩ nhổ răng có đủ chuyên môn, kỹ năng, tay nghề, tuân thủ quy trình chuẩn Y khoa, có sự hỗ trợ của máy móc thiết bị hiện đại, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân.
  • Khai báo thông tin về tình hình sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe tổng thể một cách đầy đủ, trung thực.
  • Sau khi nhổ răng khôn bạn có thể cắn chặt miếng băng gạc để cầm máu, đồng thời áp dụng các biện pháp giảm sưng, giảm đau như uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, chườm đá hoặc chườm nóng để tan máu bầm.
  • Vệ sinh răng miệng cẩn thận hàng ngày, chải răng với thao tác nhẹ nhàng, tránh để chạm vào vết thương nhổ răng. Đặc biệt trong vòng 1 tuần không nên súc miệng bằng nước muối vì muối có tính sát khuẩn cao, cản trở quá trình lành thương. 
  • Ưu tiên ăn những thực phẩm mềm, dễ nuốt, không cần nhai nhiều như bán, cháo, bánh canh, súp, sữa, nước ép rau củ quả, sinh tố, bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể để tăng sức đề kháng, giúp phục hình nhanh. 
  • Tránh thực phẩm cay nóng, nhiều đường, nhiều axit, đồ dai cứng nếu không muốn kích thích vết thương. 
  • Tránh xa rượu bia, thuốc lá trong 5 – 7 ngày để đảm bảo vết thương không bị viêm nhiễm hay chảy máu. 

Nếu không tuân thủ đúng các kỹ thuật Y khoa thì biến chứng sau khi nhổ răng khôn hoàn toàn có thể xảy ra. Vì thế tay nghề bác sĩ, hệ thống máy móc thiết bị và cách chăm sóc tại nhà của bệnh nhân vô cùng quan trọng. Để ngăn ngừa những rủi ro không đáng có, bạn nên làm theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt phải lựa chọn nha khoa uy tín, đảm bảo chất lượng dịch vụ.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Implant - Hà Nội: Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0963.526.780

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 989.518.448

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental Implant - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Implant - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309