Viêm lợi nổi hạch, triệu chứng tuyệt đối không được chủ quan
Viêm lợi là bệnh lý về răng miệng sẽ phát triển với nhiều giai đoạn khác nhau. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ dẫn tới hiện tượng sưng nướu kết hợp nổi hạch hoặc sốt vô cùng nguy hiểm. Người bệnh đang có triệu chứng viêm lợi nổi hạch ở cổ cần phải tới cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị ngay.
Viêm lợi có nổi hạch không?
Trước tiên cần phải khẳng định, viêm lợi có nổi hạch. Xét về yếu tố nha khoa thì toàn bộ những bộ phận bên trong miệng đều sẽ kết nối với họng, mũi, tai. Khi bệnh lý về răng miệng xảy ra hạch sẽ mọc ở một số nơi như quanh hàm, cổ, chân răng, lợi.
Khi viêm lợi và nổi hạch sẽ phát triển cùng một thời điểm. Đây là dấu hiệu rất bình thường bạn cũng đừng nên quá lo lắng. Lúc này những tế bào Lympho sẽ thực hiện tạo ra những kháng thể và tế bào bạch cầu nhằm ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn gây ra bệnh.
Nguyên nhân gây ra viêm lợi nổi hạch là gì?
Viêm lợi là hiện tượng các tổ chức mô mềm ở xung quanh răng đang bị viêm nhiễm. Thủ phạm chính dẫn tới viêm lợi là do trên răng xuất hiện các mảng bám, tích tụ lâu ngày do những vụn thức ăn không được loại bỏ sau khi ăn xong. Chúng sẽ tích tụ lâu dần gây ra cao răng với những mảng bám cứng và dày khó làm sạch.
Khi cao răng không được loại bỏ kịp thời nó sẽ khiến cho vi khuẩn sinh sôi mạnh mẽ. Từ đó làm sản sinh ra những loại độc tố dẫn tới viêm lợi, viêm nướu. Người bệnh sẽ thấy triệu chứng đau nhức, sưng lợi hoặc biến chứng răng miệng khác.
Viêm lợi nổi hạch có nguy hiểm không?
Các chuyên gia nhận định, nổi hạch chỉ là hiện tượng cơ thể phản ứng nhằm chống lại nhiễm khuẩn khi bị viêm lợi. Tuy nhiên, với trường hợp bệnh nhân không có phương án điều trị kịp thời nó có thể gây ra một số những tác hại nghiêm trọng sau đây:
- Xương hàm viêm nhiễm: Viêm nhiễm có thể lan ra những tổ chức ở dưới răng, khiến cho mô mềm bị phá hủy. Điều này làm cho xương hàm bị hoại tử nặng nề.
- Mất răng: Viêm lợi biến chứng nặng sẽ tách dần ra khỏi răng. Lúc này răng sẽ không có nơi để nâng đổ gây ra lung lay, thậm chí là gãy răng.
- Ảnh hưởng tới sức khỏe: Viêm lợi bị nổi hạch không được chữa trị có thể chuyển sang viêm nha chu. Vi khuẩn từ đây có thể di chuyển tấn công nhiều bộ phận khác trong cơ thể, thậm chí gây ra đột quỵ.
Khi bị sưng lợi nổi hạch cần điều trị như thế nào?
Đau lợi nổi hạch là triệu chứng của khá nhiều bệnh lý liên quan tới răng miệng khác nhau. Nhưng nếu không có phương án điều trị sớm, kịp thời nó có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe. Tùy vào từng nguyên nhân, triệu chứng, mức độ mà có thể áp dụng một số phương pháp điều trị sau đây:
Chữa viêm lợi nổi hạch tại nhà
Bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau đây:
Súc miệng với nước muối
Muối là nguyên liệu có công dụng sát khuẩn. Nó cũng giúp bảo vệ răng miệng, ngăn chặn vi khuẩn phát triển. Hơn nữa, sử dụng nước muối súc miệng sẽ làm mô nướu giảm tổn thương, giảm đau và sát trùng. Bạn sử dụng 1 muỗng muỗng pha với cốc nước ấm. Sử dụng nước này súc miệng 2-3 lần mỗi ngày để loại bỏ vi khuẩn.
Mật ong
Đây là vị thuốc có tác dụng trong việc giảm sưng, kháng viêm. Để chữa viêm lợi trùm nổi hạch, sau khi đánh răng xong bạn dùng một lượng nhỏ mật ong đem thoa lên khu vực nướu bị sưng. Giữ nguyên khoảng 5 đến 10 phút rồi súc miệng lại với nước ấm. Áp dụng cách này sẽ giúp làm lành khu vực lợi bị tổn thương, giảm sưng viêm tốt.
Trà gừng
Gừng là thảo dược có chứa Zingerone, Gingerol giúp chống viêm rất tốt. Ngoài ra, nó còn có tính kháng khuẩn, sát trùng, loại bỏ mùi hôi ở trong khoang miệng. Để làm dịu vùng lợi bạn hãy sử dụng gừng thái lát đem hãm với nước sôi để uống mỗi ngày.
Chữa viêm lợi sưng hạch ở nha khoa
Nếu trường hợp viêm lợi nổi hạch ở cổ nghiêm trọng, bạn cần tới nha khoa để điều trị bằng các cách sau đây:
Lấy cao răng
Trong trường hợp viêm lợi đang ở mức độ nhẹ, các nha sĩ sẽ sử dụng sóng siêu âm để loại bỏ cao răng tích tụ trên răng. Lúc này nướu lợi bị viêm nhiễm sẽ được loại bỏ vi khuẩn gây hại. Từ đó giúp quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Ghép vạt lợi, điều trị xương hàm
Với trường hợp viêm lợi đã biến chứng nặng sang viêm nha chu bệnh nhân sẽ được chỉ định các phương pháp như ghép vạt lợi để giảm tiêu sưng. Ngoài ra, với người bị viêm lợi vi khuẩn đã tấn công vào trong xương hàm sẽ được điều trị xương hàm để ngăn chặn tổn thương.
Sử dụng thuốc kháng sinh
Ngoài các phương pháp nha khoa, sử dụng thuốc kháng sinh cũng sẽ được chỉ định. Nó có tác dụng trong việc giúp loại bỏ viêm nhiễm, ngăn chặn vi khuẩn phát triển và làm lành tổn thương.
Cách phòng ngừa viêm lợi và bị nổi hạch như thế nào?
Để phòng ngừa viêm lợi bị nổi hạch, bạn cũng cần áp dụng một số cách sau:
- Mỗi ngày cần thực hiện đánh răng 2 lần đều đặn.
- Loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa bám dính trên kẽ răng với nước súc miệng và chỉ nha khoa.
- Chỉ lựa chọn bàn chải có lông mềm để không làm mô nướu tổn thương. Thao tác thực hiện cũng cần phải nhẹ nhàng, đúng cách không để viêm loét nặng thêm.
- Sau khoảng 3 – 4 tháng cần phải thay bàn chải đánh răng một lần.
- Lựa chọn loại nước súc miệng, kem đánh răng phù hợp để bảo vệ răng miệng toàn diện.
Có thể thấy viêm lợi nổi hạch là triệu chứng cảnh báo nhiều vấn đề liên quan tới răng miệng. Bạn đọc cần đặc biệt chú ý các triệu chứng và có hướng điều trị kịp thời để ngăn chặn biến chứng.
Được đề xuất: Bị viêm lợi nên ăn gì? Kiêng ăn gì? Thực đơn lành mạnh dành cho người viêm lợi
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!