Quá Trình Niềng Răng Gồm Mấy Bước? Cần Lưu Ý Gì?

Hiện nay, việc niềng răng đã không còn xa lạ, đây là phương pháp chỉnh nha được rất nhiều khách hàng yêu thích và lựa chọn sử dụng. Thông thường, việc niềng răng sẽ mất khoảng từ 18 – 24 tháng. Các bước trong quá trình niềng răng sẽ diễn ra như thế nào là thắc mắc của rất nhiều khách hàng. Việc nắm được các thông tin này sẽ giúp bạn chuẩn bị trước tâm lý và an tâm hơn khi thực hiện. Cùng khám phá chi tiết các bước ngay trong bài viết bên dưới đây.

Các bước trong quá trình niềng răng đạt chuẩn

Quá trình niềng răng đạt chuẩn sẽ bao gồm 5 bước, thời gian điều trị ngắn hay dài đều phụ thuộc và tình trạng răng miệng của mỗi người. Dưới đây là chi tiết các bước mà bác sĩ sẽ thực hiện, cụ thể như sau:

Bước 1: Khám tổng quát răng miệng và chụp X-quang

Trước mỗi dịch vụ điều trị, bác sĩ sẽ đều tiến hành thăm khám tổng quát cho khách hàng và chụp phim X-quang để nắm bắt được tình trạng sức khỏe răng miệng của khách. Đây là bước vô cùng quan trọng để bác sĩ biết được răng của khách hàng đang bị thưa, hô, móm, khấp khểnh, lệch lạc hay lệch khớp cắn.

Ngoài việc thăm khám, bạn có thể sẽ phải thực hiện thêm các kỹ thuật chụp phim khác nhằm giúp việc thu thập dữ liệu tình trạng răng, xương hàm đạt kết quả chuẩn xác. Một trong số đó có thể kể đến như chụp ảnh trong miệng và ngoài mặt, chụp phim Cephalo và Pano xem toàn cảnh các răng, xương hàm, chụp thêm PA nếu có bất đối xứng theo chiều ngang,…

Bác sĩ sẽ đều tiến hành thăm khám tổng quát cho khách hàng
Bác sĩ sẽ đều tiến hành thăm khám tổng quát cho khách hàng

Bước 2: Tư vấn phác đồ điều trị và lấy dấu răng

Sau khi có kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn nên lựa chọn phương pháp niềng răng nào là phù hợp nhất. Khi khách hàng lựa chọn được dịch vụ sử dụng, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị chi tiết. Lấy dấu răng và thiết kế mắc cài, khay niềng phù hợp với khuôn răng của từng cá nhân. Đối với trường hợp răng hàm bị hẹp, bạn có thể sẽ cần đeo nong hàm hoặc khí cụ nới rộng cung hàm để chuẩn bị cho công đoạn tách kẽ, gắn khâu tiếp theo.

Bước 3: Tiến hành gắn khí cụ niềng răng

Một bước vô cùng quan trọng trong quá trình niềng răng là gắn khí cụ niềng. Bác sĩ sẽ cần đảm bảo độ chắc chắn không bị rơi mắc cài sau khi gắn. Trong thời gian điều trị, bác sĩ chỉnh nha sẽ theo dõi, đánh giá điều trị thường xuyên để nắm chắc tiến trình có đang đi ổn định và cần điều chỉnh gì không.

Bước 4: Tái khám định kỳ, theo dõi tình hình

Trong quá trình niềng răng, bạn cần thường xuyên thăm khám định kỳ theo phác đồ điều trị. Bác sĩ sẽ cần kiểm tra, theo dõi tốc độ dịch chuyển của răng, khớp cắn để có hướng điều chỉnh phù hợp. Nếu phương pháp mà bạn lựa chọn là niềng răng mắc cài, khách hàng sẽ cần thăm khám 1 lần/ tháng. Còn với niềng răng trong suốt Invisalign, khách hàng chỉ việc thay khay theo đúng hướng dẫn tại nhà và trung bình 1 – 2 tháng mới phải tái khám một lần.

Bước 5: Tháo niềng và đeo hàm duy trì

Sau thời gian niềng răng, khi răng đã dịch chuyển về vị trí mong muốn, hàm răng đều đặn, đúng khớp cắn, khuôn mặt cân đối. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành tháo niềng và tư vấn khách hàng đeo hàm duy trì để đảm bảo kết quả niềng.

Hàm duy trì sẽ giúp các răng ổn định, tránh tình trạng các dây chằng nha chu dịch chuyển. Ngoài ra, khách hàng có thể sử dụng thêm các dịch vụ như cắt nướu, cạo vôi răng, dán sứ, tẩy trắng,… giúp hàm răng trở nên hoàn hảo nhất.

Bác sĩ sẽ tiến hành tháo niềng và tư vấn khách hàng đeo hàm duy trì
Bác sĩ sẽ tiến hành tháo niềng và tư vấn khách hàng đeo hàm duy trì

Những lưu ý trước và sau khi niềng răng

Dưới đây là những lưu ý quan trọng mà bạn cần nắm được cả trước và sau khi niềng răng:

Lưu ý trước khi niềng răng

Một vài lưu ý trước khi niềng mà bạn cần chú ý như:

  • Độ tuổi niềng răng thích hợp: Bất kỳ độ tuổi nào từ 6 – 50 tuổi đều có thể niềng răng. Theo các chuyên gia cho biết, để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên niềng vào khoảng từ 6 – 12 tuổi.
  • Lựa chọn phương pháp niềng: Tình trạng răng miệng của mỗi người là khác nhau. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chỉnh nha sau khi thăm khám để đưa ra lựa chọn chính xác nhất.
  • Địa chỉ nha khoa: Hiệu quả niềng răng phụ thuộc rất lớn vào tay nghề bác sĩ. Chính vì vậy, bạn nên tìm hiểu thật kỹ các trung tâm, phòng khám uy tín để lựa chọn thực hiện

Những lưu ý sau khi niềng răng

Khi bước vào giai đoạn niềng răng, trong thời gian đầu bạn sẽ khó tránh khỏi cảm giác khó chịu, đau đầu, khó chịu. Đặc biệt là khi ăn uống, vệ sinh răng miệng sẽ khó khăn hơn. Dưới đây là những điều mà bạn cần lưu ý:

  • Chăm sóc răng miệng đúng cách: Bạn nên vệ sinh khoang miệng sạch sẽ bởi khi ăn uống, thức ăn sẽ rất dễ bám vào mắc cài. Nếu để lâu sẽ trở thành mảng bám, cao răng, khiến hơi thở có mùi. Bạn có thể sẽ gặp phải các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy,….
  • Cách ăn uống đúng cách sau khi niềng răng: Trong những ngày đầu khi niềng răng, bạn nên chọn những thực phẩm mềm, dạng lỏng như sữa, cháo, sữa, súp. Hay khi ăn thịt, cá, bạn nên cắt nhỏ chúng sẽ dễ dàng nhai hơn. Hạn chế ăn đồ cứng vì nó có thể làm rơi, bung mắc cài, gây ảnh hưởng tới dây cung.
Bạn nên vệ sinh khoang miệng sạch sẽ sau khi ăn uống
Bạn nên vệ sinh khoang miệng sạch sẽ sau khi ăn uống

Những lưu ý khi bạn lỡ làm rơi mắc cài

Nếu bạn vô tình làm rơi mắc cài khi đang niềng răng, hãy liên hệ ngay với nha sĩ để được kiểm tra và thực hiện gắn lại mắc cài. Trong trường hợp bạn không thể đến nha khoa ngay lập tức, hãy giữ mắc cài và liên hệ với bác sĩ hoặc trợ lý của họ để được hướng dẫn cách xử lý. 

Bạn không nên tự ý cố gắng gắn lại mắc cài mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả của việc chỉnh nha và tăng nguy cơ mắc các vấn đề về răng miệng. Để tránh tình trạng rơi mắc cài, bạn nên tuân thủ chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng đúng cách. Thường thì việc mắc cài rơi xảy ra do cắn hoặc nhai thức ăn quá mạnh, quá cứng hoặc quá dai. Do đó, để đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra suôn sẻ và hiệu quả, hãy tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ.

Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc nắm được các bước chi tiết trong quá trình niềng răng cùng nhưng lưu ý trước và cả sau khi niềng. Để đạt được hiệu quả niềng tốt nhất, bạn nên lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín, có đội ngũ y bác sĩ chuyên môn, trình độ cao, tránh gặp phải rủi ro sau khi kết thúc quá trình điều trị. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ phía trên đã có thể giúp ích được cho bạn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Implant - Hà Nội: Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0963.526.780

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 989.518.448

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental Implant - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Implant - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309