Đặt Lưỡi Đúng Cách Có Tác Dụng Gì, Thực Hiện Ra Sao?

Bình thường lưỡi của chúng ta sẽ nằm hoàn toàn bên trong khoang miệng, lúc này lưỡi sẽ không gây ra lực đẩy lên các răng. Tuy nhiên nếu lưỡi đặt sai tư thế, sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng về thẩm mỹ lẫn chức năng ăn nhai trên bộ răng. Vậy đặt lưỡi đúng cách là như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này một cách chi tiết nhất qua bài viết sau đây.

Tư thế lưỡi đúng mang lại lợi ích gì?

Tư thế lưỡi đúng có thể giúp trẻ đang độ tuổi tăng trưởng xương có một hàm răng đều đặn, có tính thẩm mỹ cao. Bên cạnh đó, điều này cũng giúp tương quan xương hàm đúng trong phức hợp sọ mặt. Điều này giúp các bé lớn lên sẽ có khuôn mặt đẹp với đường jawline sắc nét, hiện đại.

Với người trưởng thành, việc đặt lưỡi đúng cách sẽ giúp cân bằng hệ thống cơ xương sọ mặt, giúp thư giãn vùng đầu và vai hơn. Với các trường hợp răng thưa, điều này còn có thể khép khe thưa do tật đẩy lưỡi trước đó. Đặc biệt những người đang trong quá trình niềng răng, việc tập đặt lưỡi đúng còn giúp tránh tái phát tình trạng răng thưa, răng hô…

Thế nào là đặt lưỡi đúng cách?

Cách đặt lưỡi đúng là đặt lưỡi lên trong vòm họng một cách thụ động mà hoàn toàn không tạo ra lực đẩy lên các răng trước cũng như gác lên răng. Bạn có thể quan sát hình ảnh sau đây để hình dung một cách dễ dàng hơn.

Cách đặt lưỡi đúng và sai
Cách đặt lưỡi đúng và sai

Ở hình trên, bạn cần xác định đâu là vị trí của răng cửa trên và dưới, đâu là vùng lợi răng cửa hàm trên, đâu là các vân khẩu cái. Cụm từ vân khẩu cái có thể khiến bạn khó hình dung, lúc này hãy lấy ngón tay sờ lên trên vòm họng và cảm nhận thấy những nếp gấp. Lưỡi của chúng ta sẽ đặt vị trí đó và tốt nhất là cách chân răng cửa hàm trên khoảng 2 – 3mm.

Những tư thế lưỡi sai thường gặp sẽ bao gồm:

  • Tư thế lưỡi đẩy vào răng cửa trên: Mỗi khi thư giãn, xem tivi, xem điện thoại hoặc tập trung lái xe, bạn đánh giá xem lúc đó lưỡi đang đặt ở đâu. Nếu nó đẩy vào răng thì đây là tư thế sai.
  • Lưỡi chèn giữa 2 hàm: Đây cũng là tư thế đặt lưỡi sai, thậm chí nhiều bạn còn chèn lưỡi vào cả răng hàm phía sau. Điều này có thể gây hở khớp cắn răng sau và ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai.

Tác hại của việc đặt lưỡi sai

Theo các chuyên gia, tập lưỡi chính là bài tập quan trọng nhất nhằm điều chỉnh sự hài hòa của hệ thống sọ mặt. Tư thế lưỡi ngoài gây ra ảnh hưởng trong trạng thái tĩnh, thì còn ảnh hưởng trong trạng thái động. Cụ thể là lưỡi đặt sai cách cũng dẫn tới việc nuốt cũng sai.

Thông thường, người bình thường có động tác nuốt khoảng 1000 – 2000 lần mỗi ngày. Trong đó, mỗi lần nuốt tạo ra lực đẩy khoảng 1800g (4 pound). Loại lực bất lợi này nếu tác động lên răng trong thời gian lâu dài chắc chắn sẽ khiến răng lệch lạc mức độ từ trung bình đến nặng.

Việc đặt lưỡi sai cách có thể khiến răng bị lệch lạc
Việc đặt lưỡi sai cách có thể khiến răng bị lệch lạc

Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi đặt lưỡi sai cách là gây ra cắn hở, hô, thưa răng. Khớp cắn hở nghĩa là hàm trên hàm dưới không thể cắn khít với nhau trong những lúc bạn đóng hàm tối đa. Điều trị cắn hở được giới chuyên gia đánh giá có mức độ khó nhất trong chuyên ngành nắn chỉnh răng. Nếu như trong thời gian đeo niềng, bác sĩ có thể đóng cắn hở thì để duy trì được kết quả như mong muốn vẫn cần thêm những nỗ lực của người bệnh. Lúc này họ cần tập lưỡi để giảm dần thậm chí loại bỏ thói quen xấu trên.

Các hậu quả dễ thấy của của việc đặt lưỡi sau cách bao gồm:

  • Cắn hở răng trước.
  • Hô răng cửa.
  • Thưa răng.
  • Gây sai tư thế đầu.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh lý thái dương hàm, đau mỏi cơ vùng đầu mặt cổ.

Hướng dẫn đặt lưỡi đúng cách

Tư thế đặt lưỡi đúng cách hoàn toàn có thể tập được. Các chuyên gia khuyên rằng, việc tập lưỡi với người lớn nên bắt đầu ngay khi phát hiện ra tư thế sai. Còn đối với trẻ nhỏ thì có thể tập ngay khi chuyển từ giai đoạn bú sang ăn cháo. Phụ huynh chú ý quan sát động tác nuốt của các cháu, nếu thấy biểu hiện bất thường như khi nuốt lưỡi đẩy ra trước khì phải sửa.

Chúng ta không thể tập đặt lưỡi đúng cho trẻ khi tuổi của chúng còn quá bé. Lúc này nha sĩ sẽ chỉ định đeo cho bé các khí cụ chức năng chặn tư thế lưỡi sai. Thời điểm trẻ được 4 – 5 tuổi vẫn hợp lý và chưa muộn để can thiệp.

Tư thế đặt lưỡi đúng
Tư thế đặt lưỡi đúng

Hướng dẫn cách đặt lưỡi đúng vị trí:

  • Bước 1: Đầu tiên, bạn cần xác định vị trí đứng của đầu lưỡi là sau gót răng cửa. Tiếp theo, tại vị trí này dịch đầu lưỡi ra sau gót răng khoảng 2 – 3mm. Nếu khó khăn trong việc xác định chỗ đặt đầu lưỡi đúng, bạn có thể phát âm chữ N kéo dài âm N ra. Lúc này vị trí đầu lưỡi cuối cùng nhận được chính là vị trí đúng cần phải tìm.
  • Bước 2: Sau khi tìm được vị trí đặt đầu lưỡi đúng hãy đẩy phần thân lưỡi – gốc lưỡi lưỡi lên vòm họng.
  • Bước 3: Từ từ khép răng lại, 2 hàm răng chạm khẽ vào nhau, tuyệt đối không được nghiến hay siết chặt. Cuối cùng cố gắng thở đều bằng mũi.

Chú ý: Việc tập lưỡi nên làm liên tục 4 đến 6 tiếng và trong khoảng 1 tháng để bạn có thể hình thành được thói quen đặt lưỡi đúng vị trí một cách vô thức.

Có thể thấy đặt lưỡi đúng cách rất quan trọng vì nó mang tới nhiều lợi ích  về thẩm mỹ cho gương mặt. Ngoài ra điều này cũng hỗ trợ tích cực trong quá trình điều trị bệnh lý khớp thái dương hàm, đau mỏi cơ vùng đầu mặt mãn tính. Do đó, hãy cố gắng kiên trì thực hiện bài tập đặt lưỡi nếu bạn đang có tư thế lưỡi sai.

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Implant - Hà Nội: Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0963.526.780

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 989.518.448

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental Implant - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Implant - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309