Bao Nhiêu Tuổi Mới Trồng Răng Được?
Việc mất răng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng ăn nhai, thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng. Trồng răng là giải pháp tối ưu để phục hồi lại hàm răng hoàn chỉnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể trồng răng. Vậy bao nhiêu tuổi mới trồng răng được? Độ tuổi nào là thích hợp để thực hiện trồng răng? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết những thắc mắc này.
Giải đáp: Bao nhiêu tuổi mới trồng răng được?
Một trong những điều kiện cần thiết để cấy ghép Implant chính là xương hàm cần đạt tiêu chuẩn. Nhiều người thường hiểu điều này có nghĩa bệnh nhân cần đủ 18 tuổi. Tuy nhiên, liệu thực tế bao nhiêu tuổi mới trồng răng được?
Kỹ thuật trồng răng sứ trên trụ Implant hoặc làm cầu răng đều thường được bác sĩ khuyến áp chỉ áp dụng cho bệnh nhân đã trường thành (trên 18 tuổi). Điều này dựa trên mức độ phát triển ổn định và độ bền chắc của xương hàm, chân răng.
Bệnh nhân mất răng dưới 18 tuổi thường có phần xương hàm vẫn đang trong giai đoạn phát triển, chưa hoàn thiện và mật độ xương chưa ổn định để thực hiện cấy ghép trụ Implant. Tác động khoan trực tiếp vào xương hàm, cấy ghép dị vật (trụ Implant) vào xương có thể gây nên ảnh hưởng tiêu cực đến cấu trúc xương hàm và khuôn mặt, đồng thời khó đảm bảo quá trình tích hợp, phục hồi.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia nha khoa, trong một số trường hợp bệnh nhân chưa đủ 18 tuổi vẫn có thể trồng răng theo phương pháp cấy ghép trụ Implant áp dụng cho răng cửa: “Hiện nay, trẻ đủ 16 tuổi thường có vùng xương hàm răng cửa phát triển gần như ổn định, hoàn thiện nên có thể thực hiện trồng răng cửa bị mất với phương pháp Implant sau khi đã kiểm tra, đánh giá kỹ lưỡng kết quả chụp film CT 3D”.
Trong khi đó, trẻ dưới 18 tuổi cũng có chân răng chưa vững, dễ sai lệch khi phục hình bằng phương pháp làm cầu răng sứ trên chân răng thật. Việc mài răng thật để làm trụ cho cầu răng sứ cũng gây nhiều tác động tiêu cực đến sự cân xứng của cung hàm.
Như vậy, về câu hỏi “bao nhiêu tuổi mới trồng răng được”, các bác sĩ sẽ cần đánh giá tình trạng xương hàm, chân răng để tư vấn phương pháp phù hợp và đôi lúc không phụ thuộc vào độ tuổi bệnh nhân.
4 điều kiện cơ bản cần thiết để trồng răng đã mất
Hiện nay có nhiều phương pháp phục hình nha khoa thẩm mỹ để người mất răng, hỏng răng lựa chọn như cấy trụ Implant, làm cầu răng sứ,… Trong đó, trồng răng Implant được đánh giá tối ưu nhất nhờ hiệu quả thẩm mỹ cao, hạn chế được tình trạng tiêu xương, đảm bảo khả năng ăn nhai như răng thật, tuổi thọ lâu bền.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, không phải ai cũng có thể trồng răng đã mất, đặc biệt đối với phương pháp cấy ghép trụ Implant. Đây là một kỹ thuật nha khoa phức tạp, cấy ghép trụ Implant vào xương hàm tại vị trí răng đã mất, sau đó chờ 3 – 6 tháng để tích hợp hoàn toàn trước khi trồng mão sứ trên trụ. Phương pháp áp dụng cho trường hợp mất một hoặc nhiều răng và không còn chân răng.
Trong khi đó, làm cầu răng sứ được áp dụng cho các trường hợp phục hình trên 3 răng liền kề ở bệnh nhân bị hỏng răng do sâu, viêm, tai nạn,… nhưng vẫn còn chân răng.
Để đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ, khả năng ăn nhai và tốc độ phục hồi như mong muốn, bệnh nhân muốn trồng răng cần đáp ứng được 4 điều kiện cơ bản sau:
Sức khỏe tổng thể và răng miệng tốt
Sức khỏe luôn là yếu tố quan trọng nhất cần được đảm bảo trước khi thực hiện phương pháp làm cầu răng sứ hoặc kỹ thuật cấy ghép Implant. Bác sĩ cần thực hiện thăm khám, chụp X – quang, đánh giá tình trạng sức khỏe răng miệng và toàn thân trước khi tư vấn khách hàng có phù hợp trồng răng hay không.
Về sức khỏe tổng thể, bệnh nhân muốn trồng răng sứ, làm cầu răng hay cấy ghép Implant an toàn, không có biến chứng cần đảm bảo có sức khỏe tốt. Về sức khỏe răng miệng, trước khi thực hiện làm răng giả, bệnh nhân cần được điều trị dứt điểm các bệnh lý nha khoa nếu mắc phải như viêm nha chu, viêm lợi, sâu răng,…
Riêng đối với phương pháp cắm trụ Implant, bệnh nhân cần đảm bảo không mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch,… Những đối tượng cao tuổi suy nhược nặng hoặc phụ nữ đang mang thai, trẻ nhỏ đều không được khuyến nghị sử dụng phương pháp này để phục hình răng.
Tuy nhiên, thực tế tỷ lệ thành công của ca phục hình nha khoa, phẫu thuật cấy ghép Implant cũng như tốc độ phục hồi của bệnh nhân sẽ ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Do đó, bác sĩ cần có kinh nghiệm dày dặn để đánh giá, chẩn đoán trước khi tư vấn, đưa ra giải pháp tối ưu nhất.
Chân răng và xương hàm đạt tiêu chuẩn
Đối với phương pháp làm cầu răng sứ, bệnh nhân cần đảm bảo vẫn còn chân răng và chân răng chắc khỏe, có thể đảm bảo cho tác động mài làm trụ cho mão sứ mà không bị sai lệch, biến chứng. Tuy nhiên, một nhược điểm của phương pháp làm cầu răng sứ chính là không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm, dẫn đến hiệu quả phục hình của cầu răng sứ có thời hạn ngắn dưới 10 năm.
Đối với phương pháp trồng răng sứ trên Implant, thông thường, bệnh nhân cần đạt 18 tuổi để có thể cấy ghép trụ. Đó là bởi xương hàm cần đảm bảo đạt tiêu chuẩn đã phát triển hoàn thiện, có mật độ xương và độ cứng, bề dày đạt chuẩn. Tuy nhiên, đôi lúc độ tuổi không tỷ lệ thuận với độ bền, cứng của xương hàm.
Trụ Implant sẽ cấy ghép trực tiếp vào xương hàm để thay thế phần chân răng bị mất, do đó nếu xương hàm không đủ khỏe sẽ bị tổn thương sau phẫu thuật, dẫn đến hiện tượng trụ cấy ghép bị lệch, đào thải hoặc nhiều biến chứng nguy hiểm khác như: Viêm ổ răng, lệch răng, kéo dài thời gian phục hồi, biến dạng hàm, khả năng ăn nhai không đảm bảo,…
Để đánh giá liệu chân răng có đảm bảo làm cầu răng sứ hoặc xương hàm có đạt tiêu chuẩn cấy trụ Implant không, bác sĩ cần thực hiện nhiều kỹ thuật chụp, chẩn đoán và đánh giá tiền trồng răng.
Kiêng khem và chế độ dinh dưỡng khoa học
Trước khi bắt tay vào trồng răng, bệnh nhân cần có giai đoạn chuẩn bị và chăm sóc nhằm loại bỏ các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả phục hình nha khoa. Bác sĩ sẽ hướng dẫn và yêu cầu bệnh nhân kiêng các loại chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê… trước và trong quá trình cấy ghép trụ Implant, mài răng làm cầu sứ và phục hình mão sứ.
Bệnh nhân cũng cần nắm vững các kiến thức về cách chăm sóc sức khỏe răng miệng, xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp trong và sau quá trình làm răng giả. Để hạn chế biến chứng, nhiều yêu cầu về việc kiêng khem cần được bệnh nhân tuân thủ cho đến ít nhất 3 tháng sau khi hoàn thành kỹ thuật phục hình.
Lựa chọn được một địa chỉ trồng răng đáng tin cậy
Hiển nhiên, dù chọn bất kỳ phương pháp phục hình răng nào, bạn cũng không thể thực hiện tại nhà. Trồng răng toàn sứ, làm cầu răng, cấy ghép Implant đều là những kỹ thuật nha khoa phức tạp , đòi hỏi cao về tay nghề bác sĩ, máy móc và trang thiết bị y tế, chất lượng trụ và răng sứ,… Do đó, việc lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín, đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng, độ an toàn sẽ quyết định mức độ thành công của ca phục hình.
Bài viết trên đã giải đáp chi tiết câu hỏi “bao nhiêu tuổi mới trồng răng được” và cung cấp thông tin về điều kiện cần thiết, địa chỉ uy tín để phục hình nha khoa. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho các bạn đọc bị mất, hỏng răng có nhu cầu trồng lại.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!