[Khám Phá] Trồng Răng Thỏ: Phương Pháp Và Chi Phí Như Thế Nào?
Xã hội ngày càng phát triển dẫn đến nhiều người muốn sở hữu hàm răng sáng và nụ cười đẹp, tự tin với điểm nhấn ở vị trí 2 răng cửa. Với công nghệ thẩm mỹ hiện nay, hoàn toàn có thể giúp bạn sở hữu răng thỏ chỉ với vài thao tác đơn giản. Bài viết dưới đây thể hiện chi tiết 3 cách trồng răng thỏ an toàn, đẹp tự nhiên mà ai cũng có thể làm được.
Giải đáp vấn đề có nên trồng răng thỏ không?
Nhiều người băn khoăn không biết có nên trồng răng thỏ không bởi e ngại mức độ an toàn, tính thẩm mỹ cũng như sẽ ảnh hưởng đến răng thật. Sau đây là chi tiết câu trả lời cho vấn đề có nên trồng răng giả cho răng thỏ hay không?
Răng thỏ là 2 răng cửa ở vị trí hàm trên, mọc nhô ra bên ngoài so với kích thước của hàm từ 0,5 – 2mm. Người xưa quan niệm với tình trạng răng như này là xấu, răng đẹp là các răng trên hàm phải đều nhau và hài hòa với nhau. Tuy nhiên xã hội ngày càng phát triển, tiêu chuẩn về cái đẹp cũng có nhiều thay đổi. Do đó, “mốt” răng thỏ được nhiều bạn trẻ ưa thích, trẻ hóa so với tuổi, thể hiện được nét dễ thương, lại vừa sexy và quyến rũ khi cười.
Theo nhân tướng học, người sở hữu răng thỏ là người thường hoạt bát, nhanh nhẹn và thông minh trong ứng xử và công việc. Chắc hẳn các bạn thường thấy những ngôi sao, idol đang sở hữu những chiếc răng thỏ duyên dáng. Vì vậy, nhiều bạn trẻ hiện nay, dù trai hay gái đều mong muốn có được chiếc răng thỏ xinh đẹp trên hàm răng của mình.
3 Phương pháp trồng răng thỏ mọi người hay áp dụng
Dưới đây là 3 phương pháp trồng răng thỏ được mọi người hay làm tại các nha khoa. Theo dõi để thấy được sự khác nhau về kỹ thuật và chi phí của từng phương pháp ngay sau đây:
1. Phương pháp trám răng thẩm mỹ
Đây là phương pháp trồng răng thỏ được nhiều người áp dụng bởi cách này khá đơn giản và tiết kiệm chi phí cho mọi người.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Bác sĩ dùng vật liệu trám răng thực hiện trám lên 2 răng cửa, sau đó tạo hình nắn chỉnh để răng dài ra hơn so với các răng còn lại trên hàm.
- Bước 2: Bác sĩ thực hiện chiếu đèn vào miếng trám, giúp cứng chắc và khỏe.
Ưu điểm:
Sau một thời gian sử dụng, bạn không thích tiếp tục sở hữu răng thỏ nữa, chỉ cần đến nha khoa để bác sĩ tiến hành bỏ lớp trám và làm sạch lại răng. Lúc này, răng của bạn sẽ trở lại như bình thường.
Nhược điểm:
- Giữa miếng trám và răng tiếp xúc với nhau rất ít, không giữ lớp trám bám trên răng được lâu.
- Ăn uống khó khăn với những đồ ăn cứng, dai,…
- Miếng trám dễ bị ố màu khi uống nhiều nước có màu, sử dụng các chất kích thích,…
- Tuổi thọ của răng thỏ thường ngắn.
2. Bọc răng sứ thẩm mỹ
Đây cũng là một trong những phương pháp phổ biến được mọi người áp dụng nhiều tại các nha khoa khi trồng răng thỏ. Bởi tính thẩm mỹ cũng như cách làm đơn giản, nhanh gọn.
Đối tượng áp dụng:
- Người có răng cửa thưa, vỡ hoặc mẻ.
- Chân răng bị đen.
- Bị sâu răng.
- Người muốn sở hữu hàm răng đẹp, có nụ cười duyên.
Cách thực hiện: Bác sĩ thực hiện mài cùi răng cửa, sau đó phục hình mão răng sứ lên bên trên. Răng sứ có hình dáng, màu sắc sáng và kích cỡ giống với răng thật hoặc bác sĩ có thể làm theo yêu cầu của khách hàng.
Đặc điểm:
- Răng có độ bền chắc, nhai, cắn xé thức ăn tốt.
- Răng không bị nhiễm màu do ăn các loại thực phẩm hoặc các chất kích thích.
- Tuổi thọ của răng sứ từ 10 – 20 năm hoặc kéo dài hơn nếu được chăm sóc cẩn thận, đúng cách.
- Răng đem đến tính thẩm mỹ cao, nụ cười sáng và đẹp.
3. Dán răng thỏ Veneer
Ngoài phương pháp trám răng thẩm mỹ và bọc răng sứ thẩm mỹ, dán răng thỏ Veneer cũng là một phương pháp được nhiều người áp dụng bởi tính an toàn, hiệu quả và chi phí phù hợp với mọi đối tượng.
Đối tượng:
- Người có răng cửa mẻ, vỡ.
- Ai bị răng thưa và có nhiều kẽ hở trên răng.
- Răng bị ố vàng, xỉn màu.
- Người muốn sở hữu hàm răng đẹp, sáng và nụ cười xinh.
Cách thực hiện: Bác sĩ chỉ làm mỏng một chút trên bề mặt răng thật, sau đó dán trực tiếp mặt sứ lên.
Đặc điểm:
- Áp dụng phương pháp này mang lại hiệu quả thẩm mỹ, 2 chiếc răng cửa có độ sáng đẹp, đều nhau.
- Khi nhai thức ăn mọi người nên cẩn thận để tránh không bung lớp mặt sứ bên ngoài.
- Nếu thực hiện dán răng Veneer cả hàm thì sẽ mang lại hàm răng đẹp hơn so với dán riêng 2 chiếc răng cửa.
Chi phí làm răng thỏ:
- Bọc sứ răng thỏ: Do động từ 1.2 – 6 triệu đồng/răng.
- Dán răng thỏ: Dao động từ 8 – 12 triệu đồng/răng.
- Trồng răng thỏ Implant: Dao động từ 10 – 16 triệu đồng/răng.
Một số lưu ý trong quá trình trồng răng thỏ
Để sở hữu được răng thỏ đẹp, trong quá trình thực hiện cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Lựa chọn địa chỉ nha khoa đảm bảo uy tín và chất lượng. Bởi tại đây có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, đã thực hiện thành công nhiều ca trồng răng thành công. Tất cả các bác sĩ đã có thời gian học tập, làm việc tại nước ngoài và các nha khoa nổi tiếng trong nước.
- Trong thời gian sử dụng răng thỏ, hãy xây dựng chế độ ăn uống điều độ để răng luôn chắc khỏe và tránh hiện tượng ố vàng, xỉn màu.
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày để răng miệng luôn được sạch sẽ, không tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Bên cạnh đó, nên sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa cơm.
Trên đây là 3 phương pháp trồng răng thỏ được mọi người ưa thích lựa chọn nhiều nhất tại các nha khoa. Hy vọng bài viết này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm phương pháp trồng răng thỏ an toàn, chi phí hợp lý và hiệu quả.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!