Tháo Răng Bắc Cầu: Quy Trình Và Những Điều Cần Lưu Ý
Cầu răng sứ sau một thời gian sử dụng có thể nảy sinh các vấn đề như sứt, mẻ, đen chân răng… khi đó khách hàng thường có nhu cầu tháo răng bắc cầu để làm mới, nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ. Vậy khi nào cần tháo cầu răng sứ, quy trình ra sao và cần lưu ý điều gì?
Cầu răng sứ là gì? Có tháo răng bắc cầu được không?
Cầu răng sứ là một trong những phương pháp phục hình răng đã bị mất bằng cách mài nhỏ 2 răng thật bên cạnh. Tiếp đó sẽ sử dụng 1 cầu gồm 3 răng gắn cố định, chịu lực chính bởi 2 trụ răng thật được mài nhỏ. Phần mão sứ của răng bị mất được làm hoàn chỉnh như răng thật, có tác dụng thay thế cho răng đã mất. Hai chiếc răng sứ còn lại được thiết kế để gắn vào trụ răng thật đã mài nhỏ, trở thành trụ đỡ cho cả cầu răng.
Có hai loại cầu răng được sử dụng phổ biến là cầu răng sứ kim loại và cầu răng sứ không chứa kim loại. Tuy nhiên, cầu răng sứ kim loại có tính thẩm mỹ không cao, do đó ngày nay đa số các khách hàng đều lựa chọn cầu răng sứ hoàn toàn.
Nhìn chung cầu răng sứ có độ bền cao, thường từ 10 – 15 năm. Nếu thực hiện bọc răng sứ tại các cơ sở uy tín, với bác sĩ nha khoa có tay nghề cao và thiết bị công nghệ hiện đại, răng sứ được sản xuất đạt tiêu chuẩn thì sẽ đảm bảo được độ bền cao lên tới 20 năm, thậm chí là dài hơn nếu được chăm sóc tốt.
Tuy nhiên, nếu quá trình sử dụng mà cầu răng sứ gặp phải các vấn đề bất thường, hoặc gây bất tiện cho khách hàng như răng bị cộm, lỏng lẻo, gây đau nhức… thì hoàn toàn có thể cầu răng sứ được. Dù vậy, để việc tháo răng bắc cầu an toàn, không gây ảnh hưởng xấu đến phần trụ răng đã mài, cũng như tránh được tình trạng đau nhức thì cần có bác sĩ giàu kinh nghiệm.
Những trường hợp nào cần tháo răng bắc cầu để làm lại?
Nhìn chung cầu răng sứ có độ bền cao. Tuy nhiên, một số trường hợp do tay nghề của bác sĩ không cao, hoặc kinh nghiệm còn ít, thiết bị lạc hậu, phần răng sứ được sản xuất không đảm bảo tiêu chuẩn, có thể dẫn tới độ bền của răng sứ giảm xuống.
Ngoài ra, cũng có trường hợp do khách hàng không chăm sóc tốt, dẫn tới các bệnh lý khác về răng miệng, viêm nướu… gây ra các biến chứng ảnh hưởng tới cầu răng sứ. Hoặc răng sứ bị sứt, hỏng do va đập, chấn thương… Khi đó khách nên tháo răng bắc cầu để làm mới, đảm bảo chức năng hàm và tính thẩm mỹ.
Những trường hợp được khuyên cần tháo răng bắc cầu để làm mới bao gồm:
- Cầu răng sau khi lắp bị cộm hoặc kênh, khiến khách hàng cảm giác vướng víu, khó ăn, ảnh hưởng tới chức năng nhai của hàm.
- Cầu răng sứ bị sứt mẻ, lỏng lẻo, bong tróc hoặc dấu hiệu nứt vỡ.
- Cầu răng sứ không còn khít với viền của nướu mà có khoảng cách với chân răng khiến thức ăn dễ bị rơi mắc vào.
- Phần răng sứ bị ố vàng, đổi màu, chân răng bị đen gây mất thẩm mỹ.
- Sau khi bọc răng sứ bị chảy máu chân răng kéo dài, đau nhức, sâu phần cùi răng, viêm nướu, viêm nha chu…
Tháo cầu răng sứ có đau không?
Răng sứ khi lắp vào trụ răng thật sẽ được sử dụng loại keo dán nha khoa chất lượng tốt, nhằm duy trì độ bền cao, tránh trường hợp lung lay hoặc rơi mão sứ. Do đó để tháo được cầu răng sứ ra khỏi hàm bắt buộc phải cần lực tác động tương đối mạnh. Chính vì thế nhiều khách hàng lo ngại rằng việc tháo răng bắc cầu sẽ rất đau và gây hại cho răng.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia về nha khoa cho biết, thực tế việc tháo cầu răng sứ không hề gây đau nhức như nhiều người lo sợ. Nếu được thực hiện đúng thao tác kỹ thuật, cùng sự trợ giúp của hệ thống thiết bị hiện đại và thuốc gây tê, thì người bệnh sẽ không cảm thấy đau nhiều.
Lưu ý rằng, ngay sau khi tháo răng bắc cầu thành công, bạn phải lập tức lắp ngay cầu răng sứ mới. Tránh để trụ răng thật bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như thức ăn, vi khuẩn… dẫn tới bào mòn, làm trụ răng yếu đi và có thể phải nhổ bỏ hoàn toàn.
5 bước quy trình để tháo bỏ và lắp mới răng bắc cầu
Để việc tháo răng bắc cầu diễn ra thuận lợi, an toàn và giảm đau nhức cho khách hàng thì cần thực hiện tỉ mỉ theo đúng quy trình.
Bước 1 – Thăm khám và tư vấn với các bác sĩ nha khoa
Trước khi tháo răng bắc cầu bạn cần đến gặp bác sĩ nha khoa để thăm khám và kiểm tra kỹ lưỡng. Tại đây bác sĩ sẽ đánh giá lại về tình trạng của cầu răng sứ, các bệnh lý khác về nha khoa từ đó tư vấn và đưa ra phương án tháo lắp phù hợp, an toàn nhất.
Nếu bạn đang gặp các vấn đề khác về răng miệng như viêm nha chu, chảy máu chân răng… thì bác sĩ sẽ yêu cầu điều trị khỏi các triệu chứng này trước khi tiến hành tháo lắp. Ngoài ra, nếu muốn thay đổi phương pháp phục hình răng khác như trồng răng Implant thì bạn cũng có thể trao đổi và xin tư vấn từ bác sĩ.
Bước 2 – Vệ sinh và gây tê vùng hàm tháo răng bắc cầu
Trước khi tháo răng bắc cầu bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh sạch sẽ toàn bộ khoang miệng. Điều này nhằm ngăn chặn nguy cơ các vi khuẩn xâm nhập và tấn công vùng nướu hoặc trụ răng thật gây viêm nhiễm.
Tiếp đó, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê với thuốc chuyên dụng tại vùng hàm sẽ tháo cầu răng sứ. Sau khi được gây tê, khách hàng gần như không còn cảm giác tại vùng hàm đó. Nhờ vậy sẽ không bị đau nhức khi tiến hành tháo cầu răng sứ.
Bước3 – Tiến hành tháo cầu răng sứ
Tuỳ thuộc vào từng tình trạng cụ thể của răng sứ mà bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành tháo cầu răng bằng các phương pháp khác nhau. Tiến độ tháo răng suôn sẻ hay không phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và chuyên môn của bác sĩ.
Bác sĩ có thể chia nhỏ răng sứ thành nhiều phần rồi dùng dụng cụ chuyên dụng cắt bỏ từng mảnh răng sứ. Cách làm này đòi hỏi nhẹ nhưng, tỉ mỉ để tránh tối đa tổn thương cho phần trụ răng thật. Ngoài ra, cũng có thể mài nhỏ thân răng cho đến khi lộ ra lớp sườn của răng sứ thì tiến hành tháo gỡ.
Bước 4 – Lấy dấu răng
Ngay sau khi tháo răng bắc cầu cũ, khách hàng cần được lắp răng mới càng sớm càng tốt. Do đó, khi tháo thành công cầu răng bác sĩ đồng thời sẽ tiến hành lấy dấu răng. Việc này nhằm tạo phần khung chuẩn kích thước để sản xuất răng sứ mới phù hợp với trụ răng thật.
Trong thời gian chờ sản xuất răng sứ mới, bác sĩ có thể gắn răng giả tạm thời vào để bảo vệ trụ răng thật cho khách hàng. Đồng thời tránh để thức ăn rơi vào gây ra viêm nhiễm.
Bước 5 – Lắp lại răng sứ mới
Bước cuối cùng bác sĩ sẽ dùng cầu răng mới để lắp lại cho khách hàng. Sau khi lắp bác sĩ nha khoa sẽ tinh chỉnh khớp cắn cho phù hợp, đảm bảo chức năng nhai của hàm. Ngoài ra, khách hàng cũng sẽ được bác sĩ hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc để duy trì độ bền của răng.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về vấn đề tháo răng bắc cầu. Để biết chính xác việc có nên tháo cầu răng sứ hay không, bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!