Các mức độ sâu răng và phương pháp đặc trị tương ứng

Sâu răng là tình trạng sức khỏe răng miệng phổ biến và chia thành nhiều mức độ. Việc phân loại các mức độ sâu răng có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị dứt điểm bệnh. Để trang bị cho bạn đọc kiến thức hữu ích về các cấp độ sâu răng và phương pháp điều trị tương ứng, bài viết sau đây của chúng tôi sẽ tổng hợp những thông tin chi tiết nhất.

Các mức độ sâu răng bạn cần biết

Phân loại các mức độ sâu răng là cơ sở để các bác sĩ lựa chọn phác đồ điều trị bệnh sâu răng sao cho phù hợp nhất. Hiện nay, chưa có công thức cụ thể nào xác định các cấp độ sâu răng. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào mức độ tổn thương của răng để tiến hành phân loại.

Các bác sĩ sẽ dựa vào mức độ tổn thương để phân biệt các cấp độ sâu răng
Các bác sĩ sẽ dựa vào mức độ tổn thương để phân biệt các cấp độ sâu răng

Vậy căn cứ vào những tiêu chí nào để xác định các cấp độ sâu răng?

Mức độ 1: Sâu men răng (sâu răng nhẹ)

Sâu men răng là mức độ đầu tiên trong các cấp độ sâu răng, hay còn gọi là thời kỳ chớm sâu răng (sâu răng nhẹ). Mức độ sâu răng này rất phổ biến, có thể bắt gặp ở bất cứ đối tượng và độ tuổi nào. Nguyên nhân có thể do thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc các bệnh lý nền làm sản sinh lượng lớn axit bào mòn lớp men bảo vệ gây tổn thương răng.

Ở giai đoạn này, bạn vẫn chưa thể cảm nhận rõ ràng các cơn đau do vi khuẩn chưa xâm nhập sâu vào bên trong. Thậm chí khi ăn các thực phẩm cay, nóng hay quá lạnh cũng không khiến bạn cảm thấy ê buốt răng. Nếu có cũng chỉ là những cơn đau nhẹ và chấm dứt nhanh.

  • Biểu hiện

Lúc này bạn quan sát sẽ thấy sự xuất hiện sự đổi màu của men răng. Răng bạn sẽ chuyển từ màu trắng sang trắng đục hoặc hơi ngả nâu. Sự thay đổi có thể chỉ là một vệt trắng đục hoặc những đốm đen nhỏ li ti. Những vết ngả màu chỉ mới xuất hiện trên bề mặt ngoài hoặc mặt nhai của răng. Lúc này vi khuẩn vẫn chưa xâm nhập vào trong tạo thành các lỗ sâu.

  • Phương pháp chẩn đoán

Các nha sĩ sẽ không tiến hành thăm khám quá sâu để tránh làm tổn thương răng. Các phương pháp chẩn đoán sâu men răng phổ biến nhất:

Thăm khám bằng mắt thường: Tiến hành thổi khô bề mặt răng nghi bị tổn thương để xác định các vệt trắng và độ nhẵn bóng. Phương pháp này được nhận định có độ chính xác lên tới 90%. Các vệt trắng nhìn thấy được sau khi thổi khô là phần sâu men răng, có thể điều trị được trong thời gian ngắn. Nếu vết trắng có thể nhìn thấy ở trạng thái ướt, không cần thổi khô thì quá trình điều trị phức tạp hơn.

Mức độ 2: Sâu răng ngà nông

Sâu ngà nông là mức thứ 2 trong các cấp độ sâu răng. Ở giai đoạn này, vết sâu đã lan rộng hơn tạo thành những lỗ hổng có thể nhìn được bằng mắt thường. Nguyên nhân do giai đoạn sâu men răng không được điều trị kịp thời, các vi khuẩn đã xâm nhập vào bên trong. Người bệnh đã có thể cảm nhận được các cơn đau nhức và ê buốt răng. Tuy nhiên các cơn đau không thường xuyên, chỉ gia tăng khi gặp kích thích, ngừng kích thích thì hết ê buốt. Khi bắt gặp những triệu chứng này, bạn tuyệt đối đừng chủ quan.

  • Biểu hiện

Ở mức độ sâu răng này, các lỗ sâu đã bắt đầu xuất hiện với kích thước nhỏ, khoảng 2mm, màu vàng hoặc đen.

  • Phương pháp chẩn đoán

Nhìn bằng mắt thường: Ở giai đoạn này sẽ nhìn rõ được các lỗ sâu đổi màu từ trắng đục ngả nâu. Sở dĩ có sự thay đổi màu sắc này là do những tổn thương ở răng đã tiến triển nặng hơn.

Khám bằng thám trâm (1 loại khí cụ nha chu): Phương pháp sẽ cho cho kết quả nhìn rõ được đáy lỗ sâu gồ ghề, có nhiều ngà mềm. Tuy nhiên chỉ dùng phương pháp này khi thật sự có lỗ sâu và chưa xâm nhập đến tủy.

Lưu ý: Ở giai đoạn răng sữa của trẻ, rất dễ nhầm lẫn giữa sâu răng ngà nông và sún răng. Tổn thương do sún răng thường bắt đầu ở mặt ngoài của răng cửa sau đó lan sang 2 bên. Dạng tổn thương này cũng có nhiều sắc tố đen nhưng trẻ lại không hề cảm thấy ê buốt. Do đó cần quan sát kỹ các triệu chứng liên quan để tránh nhầm lẫn khi xác định hướng điều trị.

Mức độ 3: Sâu răng ngà sâu (Sâu răng vào tủy)

Giai đoạn sâu răng ngà nông nếu không được điều trị kịp thời sẽ tiến triển rất nhanh, ăn sâu vào tủy. Đây chính là giai đoạn sâu răng ngà sâu (sâu răng vào tủy). Lúc này các lỗ sâu tương đối lớn và lan rộng do vi khuẩn đã xâm nhập vào tủy răng.

Sâu răng vào tủy được các bác sĩ chuyên khoa cảnh báo là nguy hiểm nhất trong các mức độ sâu răng. Vi khuẩn tấn công qua lớp ngà nông và lấn sâu vào tủy. Tình trạng này có thể gây sâu răng lộ tủy, thậm chí là viêm tủy và tình trạng sâu răng hôi miệng.

Ở giai đoạn này các lỗ sâu răng đã lớn. gây sâu răng lộ tủy
Ở giai đoạn này các lỗ sâu răng đã lớn. gây sâu răng lộ tủy

Ở  mức độ sâu răng này, các vi khuẩn trong khoang miệng tấn công trực tiếp tủy răng nên gây cơn đau đớn dữ dội. Nếu không kịp thời chữa trị, bệnh nhân có nguy cơ bị viêm tủy cấp tính. Ngoài ra, răng bạn cũng sẽ nhạy cảm hơn, ê buốt kéo dài khi gặp các kích thích. Các cơn đau sẽ càng thường xuyên hơn, kèm theo sốt nhẹ. Đồng thời quá trình nhai, nuốt thức ăn vô cùng khó khăn.

  • Biểu hiện

Theo các nghiên cứu nha khoa chuyên sâu, sự khác biệt giữa sâu răng ngà nông và sâu là kích thước của lỗ sâu. Nếu lỗ sâu dưới 2mm là sâu ngà nông và ngược lại.

  • Phương pháp chẩn đoán

Kiểm tra lỗ sâu: Ở giai đoạn sâu răng vào tủy, lỗ sâu có thể lớn từ 3 – 4 mm. Tuy nhiên cũng có trường hợp lỗ sâu rất nhau nhưng bên trong đã tổn thương rất rộng.

Thử nghiệm xì nước hoặc hơi vào lỗ sâu: Phương pháp này xác định mức độ sâu răng bằng cách đánh giá cơn đau của người bệnh.

Chụp phim răng: Đây là phương pháp cho kết quả chính xác nhất.

Xem thêm: Sâu răng có mủ cảnh báo điều gì? Giải pháp trị vĩnh viễn sâu răng có mủ

Cách điều trị sâu răng theo từng mức độ

Ở mỗi mức độ sâu răng cần áp dụng phương pháp điều trị chuyên biệt để chữa được căn nguyên, ngăn ngừa tổn thương lan rộng.

Điều trị sâu men răng

Sâu men răng được đánh giá là giai đoạn nhẹ nhất trong các mức độ sâu răng. Do đó quá trình điều trị khá đơn giản. Tuy nhiên bạn cần lưu ý điều trị kịp thời để đạt hiệu quả cao nhất. Một số phương pháp các nha sĩ khuyến cáo:

  • Tái khoáng

Ở giai đoạn sâu răng mới khởi phát, phương pháp tái khoáng sẽ làm phục hồi lớp men răng một cách nhanh chóng. Bạn có thể thực hiện ngay tại nhà bằng cách sử dụng kem đánh răng và nguồn nước giàu flour để bổ sung khoáng chất đã mất.

Dùng kem đánh răng chứa flour để tái khoáng răng
Dùng kem đánh răng chứa flour để tái khoáng răng

Cách khác, bạn có thể dùng hỗn hợp dung dịch fluor, calcium và phosphate, fluoro để trám vào nơi răng bị sâu. Các khoáng chất được bù đắp sẽ giúp thu hẹp phần răng sâu, ngăn tổn thương lan rộng.

Nếu tới các phòng khám nha khoa, nha sĩ sẽ tái khoáng cho bạn bằng cách bôi trực tiếp flour dạng gel, bọt,.. vào phần răng bị sâu. Kết hợp cùng chế độ vệ sinh răng miệng khoa học, phần sâu men răng sẽ nhanh chóng được phục hồi.

  • Dùng mẹo dân gian

Sử dụng chanh: Vắt nước cốt chanh, thấm vào tăm bông để chấm trực tiếp vào vết sâu. Áp dụng 1 – 2 lần mỗi ngày sau khi đánh răng. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng vì tính axit của chanh sẽ càng làm mòn men răng nhanh hơn.

Sử dụng tỏi: Giã nát tỏi, chiết nước cốt rồi chấm vào vết sâu răng. Nếu kiên trì, phần sâu men răng sẽ nhanh phục hồi.

Điều trị sâu ngà nông

Ở cấp độ sâu ngà nông, lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa là trám bít răng phần bị sâu. Phương pháp này nhằm mục đích ngăn chặn phần sâu răng lan rộng vào tủy. Trước khi trám, các nha sĩ sẽ loại bỏ phần mủn đã nhiễm khuẩn trên răng. Sau đó tiền hành trám bít răng bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng.

Các chất liệu trám răng phổ biến nhất: chất liệu sứ, amalgam, GIC, kim loại thường, kim loại quý, composite,… Tùy vào tình trạng răng cũng như khả năng tài chính mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn.

Phương pháp trám răng luôn đi kèm với biện pháp dự phòng để ngăn chặn vi khuẩn gây sâu răng tiếp tục tấn công. Nếu các vết trám chưa ngăn được nguy cơ sâu răng lan rộng, các bác sĩ sẽ tiến hành làm mão hoặc hàn răng vĩnh viễn.

Bên cạnh phương pháp điều trị, sau đây là những gợi ý hữu ích để giảm đau ngay tại nhà trong giai đoạn sâu răng ngà nông:

  • Dùng thuốc giảm đau

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc trị sâu răng, người bệnh cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ và tránh lựa chọn thuốc kháng viêm không chứa steroid. Lưu ý không quá lạm dụng thuốc giảm đau. Việc không cảm nhận được cơn đau khiến bạn không nắm bắt kịp thời các triệu chứng. Điều này càng gây khó khăn hơn cho quá trình điều trị.

Thuốc kháng sinh có thể dùng thuốc để làm giảm triệu chứng đau đớn
Thuốc kháng sinh có thể dùng thuốc để làm giảm triệu chứng đau đớn
  • Dùng mẹo dân gian

Người bệnh có thể áp dụng các mẹo dân gian như súc miệng với nước muối nhạt, nước trà xanh, lá ổi, rễ lá lốt,… Nếu duy trì sẽ khắc phục hiệu quả các triệu chứng đau buốt do sâu răng.

Điều trị sâu răng ngà sâu (sâu răng vào tủy)

Đây là giai đoạn nghiêm trọng nhất trong các cấp độ sâu răng. Khi vi khuẩn gây sâu răng đã tấn công vào tủy, chắc chắn việc trám răng không còn tác dụng nữa. Thay vào đó, các nha sẽ sẽ điều trị bằng cách lấy tủy và bọc răng sứ vĩnh viễn. Các bước điều trị:

  • Khoan tạo lỗ hàn
  • Nạo nhẹ nhàng phần tủy bị tổn thương, làm sạch thức ăn trong khoang lỗ sâu
  • Hàn Eugenate đối với sâu ngà sâu ở mức độ nhẹ để tiếp tục theo dõi.
  • Với trường hợp tủy bị tổn thương nặng, cần thực hiện hàn vĩnh viễn răng và bọc mão vĩnh viễn.
Các bước điều trị sâu răng vào tủy
Các bước điều trị sâu răng vào tủy

Nếu giai đoạn sâu răng vào tủy không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới phần quanh chân răng. Điều này dễ dẫn đến viêm nha chu, trường hợp xấu nhất có thể mất răng vĩnh viễn. Do đó bạn nên cảnh giác với các dấu hiệu để có hướng điều trị kịp thời.

Lưu ý cần nhớ khi điều trị bệnh sâu răng

Ở các mức độ sâu răng đều tiềm ẩn những nguy cơ rất nghiêm trọng. Dù ở mức độ nào bạn cũng tuyệt đối không nên chủ quan. Để đảm bảo hiệu quả của quá trình điều trị bệnh sâu răng, người bệnh cần ghi nhớ những lưu ý sau:

Điều trị kịp thời

Tính kịp thời là điều quan trọng nhất để điều trị dứt điểm bệnh sâu răng:

  • Ở mức độ sâu men răng

Đây là mức độ nhẹ nhất nên bệnh nhân thường chủ quan trong việc tái khoáng răng. Nếu men răng không được bổ sung khoáng chất kịp thời sẽ khiến vi khuẩn gây sâu răng xâm nhập vào sâu bên trong. Đó là lý do tình trạng sâu răng sẽ chuyển biến nặng rất nhanh chóng.

  • Ở mức độ sâu ngà nông

So với giai đoạn đầu, người bệnh cần đặc biệt đề cao tính kịp thời trong điều trị. Vết sâu nếu  không trám bít sớm sẽ tạo điều kiện để các vi khuẩn lấn sâu vào tủy. Đây là cơ sở sâu răng tiến triển đến giai đoạn nặng nhất.

  • Ở mức độ sâu răng vào tủy

Giai đoạn này nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Tủy và phần quanh chân răng tổn thương gây viêm nha chu sẽ dẫn đến nguy cơ mất răng vĩnh viễn. Lúc này bệnh nhân bắt buộc phải tiếp nhận điều trị để ngăn những biến chứng xấu nhất.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Đây là lưu ý bắt buộc cần nhớ dù bạn đang điều trị sâu răng ở giai đoạn nào. Các nha sĩ khuyến cáo về nguyên tắc vệ sinh răng chuẩn khoa học:

  • Đánh răng 2 lần mỗi ngày, thao tác chuẩn theo nha sĩ hướng dẫn.
  • Dùng kem đánh răng, nước súc miệng và nguồn nước chứa flour để tái khoáng cho răng.
  • Chú ý vệ sinh kẽ răng bằng chỉ nha khoa hoặc tăm nước chuyên dụng
  • Tuyệt đối không sử dụng tăm để tránh làm lỗ chân răng rộng ra, tạo điều kiện vi khuẩn gây sâu răng tấn công.
Cần lưu ý vệ sinh răng miệng khoa học để ngăn ngừa sâu răng
Cần lưu ý vệ sinh răng miệng khoa học để ngăn ngừa sâu răng

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Một chế độ dinh dưỡng khoa học cũng góp phần không nhỏ vào hiệu quả của quá trình trị bệnh sâu răng. Những lưu ý bạn nên nhớ:

  • Tuân thủ việc tiêu thụ lượng đường ở mức 500g/người/tháng
  • Khuyến khích thay thế đường bằng những chất ngọt đảm bảo an toàn như: Sorbitol, Mannitol, Si rô glucose thuỷ phân,…
  • Tăng cường nguồn thực phẩm giàu canxi, vitamin D để nâng cao đề kháng cho răng, hạn chế tối đa những tổn thương.
  • Bổ sung rau củ quả để dung nạp nguồn chất xơ dồi dào, giúp làm sạch mảng bám tích tụ trên răng ngay trong quá trình nhai thức ăn.

Qua những thông tin chúng tôi tổng hợp được, hy vọng bạn đọc đã trang bị đầy đủ cho mình kiến thức về các mức độ sâu răng và cách xử lý tương ứng. Để phòng bệnh tốt nhất, mọi người đừng quên thực hiện nghiêm túc những biện pháp kể trên và thăm khám nha khoa định kỳ để sớm phát hiện dấu hiệu bất thường. Chúc bạn luôn chăm sóc sức khỏe răng miệng của bản thân và gia đình thật tốt!

Không bỏ lỡ: Sâu răng ăn vào tủy: Những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Implant - Hà Nội: Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0963.526.780

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 989.518.448

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental Implant - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Implant - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309