[Giải Đáp Chi Tiết] Trồng Răng Implant Có Nguy Hiểm Không?
Trồng răng Implant là một trong những kỹ thuật phục hình răng tiên tiến hàng đầu hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người vẫn phân vân và lo lắng vì không biết trồng răng Implant có nguy hiểm không và làm thế nào để hạn chế biến chứng xảy ra. Bài viết này sẽ giúp giải đáp toàn bộ thắc mắc trên, cùng tìm hiểu ngay!
Trồng răng implant có nguy hiểm không?
Tương tự như các phương pháp can thiệp và trồng răng giả khác, Implant vẫn có thể gây nguy hiểm cho người thực hiện nếu các yếu tố an toàn không được đảm bảo.
Về phía người bệnh
Bên cạnh đơn vị thực hiện, yếu tố bản thân người bệnh cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình làm răng.
- Mức độ xương hàm
Chất lượng xương hàm là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến mức độ thành công của một ca trồng răng Implant. Xương hàm phải đảm bảo đủ điều kiện về chất lượng và số lượng mới có thể nâng đỡ và giữ vững trụ Implant bằng kim loại trong thời gian dài.
Hiện nay, đa phần các dòng trụ Implant đều có chiều dài tối thiểu là 6.0mm và đường kính nhỏ nhất là 3.0mm. Xương hàm tại vị trí cấy ghép đạt tiêu chuẩn phải đảm bảo đủ các thông số trên, có độ chắc chắn và phần xương ổ răng phải đầy đủ.
Trường hợp mất răng lâu năm hoặc bị tiêu xương hàm nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ chỉ định khách hàng cấy ghép xương để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đặt trụ Implant. Còn nếu tiêu xương quá nhiều, người bệnh cần phải ghép xương tự thân (thực hiện ở bệnh viện và có ê kíp chuyên nghiệp) để đảm bảo an toàn.
Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin Mất Răng Bao Lâu Thì Trồng Implant Được để có thêm kiến thức hữu ích trong quá trình làm răng của mình.
- Độ tuổi người thực hiện
Trồng răng Implant có nguy hiểm không còn phụ thuộc rất nhiều vào độ tuổi. Thông thường, kỹ thuật này sẽ không giới hạn độ tuổi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, độ tuổi tốt nhất để thực hiện cấy ghép răng giả bằng Implant là 18 tuổi trở lên.
Lý do là bởi lúc này hệ thống xương hàm đã phát triển ổn định, đảm bảo hoàn thiện và đáp ứng đủ các điều kiện để cấy ghép Implant. Nếu người trồng răng Implant, trồng răng sứ còn nhỏ tuổi, các tác động vào xương hàm để đặt trụ kim loại có thể ảnh hưởng đến quá trình hình thành cấu trúc xương hàm.
Ngoài ra, tâm lý các bạn nhỏ tuổi thường rất dễ rơi vào trạng thái căng thẳng và lo lắng. Vì vậy, bạn cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nếu quyết định trồng răng Implant.
- Sức khỏe tổng quát và thói quen sinh hoạt
Trước khi trồng răng, bạn sẽ được khám tổng quát để đánh giá tình trạng sức khỏe, chất lượng cũng như số lượng xương hàm. Theo đó, nếu không may b mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch,… việc trồng răng giả Implant sẽ khá nguy hiểm.
Vì vậy, bác sĩ sẽ kiểm tra thật kỹ để nhận định mức độ nặng nhẹ của bệnh và quyết định có nên tiến hành đặt trụ Implant hay không. Bởi chỉ một sai lầm nhỏ cũng có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng.
Ngoài ra, việc sử dụng các chất kích thích có thể khiến trụ Implant bị đào thải, từ đó xuất hiện các biến chứng trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, những thói quen tiêu cực này còn ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hồi phục sau khi đặt trụ.
Về phía đơn vị thực hiện
Độ an toàn của kỹ thuật trồng răng implant còn phụ thuộc rất nhiều vào phía đơn vị thực hiện. Ví dụ:
- Bác sĩ tiến hành: Thực tế, các biến chứng của phương pháp này vẫn có thể xảy ra dù các yếu tố an toàn đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. Với những bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, biến chứng sẽ được khắc phục nhanh chóng, nhờ vậy mà quá trình trồng răng vẫn diễn ra suôn sẻ, tốt đẹp.
- Các trang thiết bị hỗ trợ: Theo thống kê, tỉ lệ xuất hiện biến chứng khi trồng răng Implant vô cùng thấp và hầu như không gây nguy hiểm gì. Tất cả là nhờ sự hỗ trợ đắc lực từ các trang thiết bị hiện đại. Do đó, các đơn vị nha khoa cần trang bị đầy đủ các thiết bị hỗ trợ để đảm bảo kết quả thành công nhất.
- Vô trùng phẫu thuật: Yếu tố vô trùng cũng cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề trồng răng Implant có nguy hiểm không. Theo đó, nếu tổng quan phòng, trang thiết bị cũng như dụng cụ không được vệ sinh và bảo quản kỹ lưỡng, người bệnh rất dễ bị nhiễm trùng trong và sau khi cắm Implant.
Có thể bạn quan tâm: Quy Trình Trồng Răng Implant Chuẩn Đảm Bảo An Toàn, Thẩm Mỹ Nhất
Những biến chứng có thể xuất hiện khi thực hiện cấy Implant
Trồng răng Implant là phương pháp mới nên yêu cầu trình độ kỹ thuật cao. Vì vậy nếu muốn tăng tỉ lệ thành công, bạn sẽ cần những đội ngũ bác sĩ chuyên khoa chuyên môn cao để thực hiện, đảm bảo trang thiết bị hiện đại tiên tiến.
Nếu không đáp ứng được những yêu cầu trên, quy trình trồng răng giả Implant có thể tiềm ẩn một số biến chứng như:
- Chảy máu sau khi cấy ghép: Việc chảy máu sau khi phẫu thuật cấy ghép Implant là hiện tượng khá phổ biến. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ chỉ xảy ra trong vòng 1 – 2 ngày đầu do vùng da cấy ghép mỏng hoặc khu vực cấy ghép bị nhiễm trùng. Với việc chảy máu này bạn có thể dễ dàng tự cầm máu tại nhà bằng băng gạc. Thế nhưng nếu lượng máu chảy ra quá nhiều và liên tục, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra lại.
- Nhiễm trùng và sưng tấy: Đây cũng là tình trạng mà nhiều người hay gặp phải nhất khi cấy trụ Implant. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sau khi cấy ghép xong không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, vết thương chưa lành sẽ làm cho vi khuẩn xâm nhập. Nếu gặp phải tình trạng nguy hiểm kể trên, bạn cần đến ngay cơ sở nha khoa để được xử lý.
Chi tiết:
- Hậu Quả Của Việc Cắm Trụ Implant Thất Bại Như Thế Nào?
- TOP 7 Nhược Điểm Của Trồng Răng Implant Và Cách Khắc Phục
Giải pháp giảm thiểu biến chứng sau trồng implant
Để giảm thiểu tối đa biến chứng có thể xảy ra khi trồng răng Implant, bạn cần lưu ý một số giải pháp quan trọng như sau:
Lựa chọn đơn vị nha khoa trồng răng uy tín:
- Tìm hiểu qua Internet hoặc qua bạn bè, người thân để tham khảo các đánh giá về các đơn vị nha khoa.
- Địa chỉ uy tín phải đảm bảo tư vấn kỹ càng và chi tiết từng tình trạng răng của người bệnh.
- Nha sĩ và chuyên viên hỗ trợ phải có trình độ cao, kinh nghiệm lâu năm và lên kế hoạch điều trị chi tiết.
- Cơ sở vật chất hiện đại, đầy đủ trang thiết bị chuyên nghiệp và tiên tiến để hạn chế những biến chứng sau cấy ghép Implant.
Vệ sinh răng miệng đúng cách:
- Vệ sinh răng miệng, bỏ mảng bám vi khuẩn bằng việc chải răng đều đặn 2 lần/ngày hoặc sau các bữa ăn.
- Chú ý lựa chọn bàn chải và thuốc chải răng phù hợp, hạn chế sử dụng những sản phẩm có độ mài mòn cao (chứa acid fluor/ Na fluor/ fluor trung tính) vì chúng có thể gây mòn bề mặt implant bằng titan.
- Không nên dùng nước súc miệng có chứa kháng sinh như chlorhexidine mà thay vào đó nên dùng tăm nước (máy rửa răng) với các loại thuốc chống mảng bám hoặc kháng khuẩn.
Theo dõi kết quả:
- Chỉ vệ sinh răng miệng tại nhà thôi là chưa đủ mà cần phải có sự phối hợp giữa bác sĩ và bệnh nhân ngay từ lúc vừa trồng răng implant.
- Ngay khi thực hiện xong, nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường (chảy máu, sưng tấy, mưng mủ,…), bạn nên đến ngay đơn vị nha khoa để được kiểm tra.
- Tái khám định kỳ đều đặn 6 tháng/lần để vệ sinh răng, kiểm tra trụ và điều chỉnh khớp cắn, điều chỉnh lực nhai trên Implant nếu cần thiết.
Vậy là bài viết trên đã giải đáp thắc mắc: Trồng răng Implant có nguy hiểm không? Hy vọng qua những thông tin hữu ích trên, bạn đã hiểu rõ hơn về kỹ thuật này cũng như đưa ra được phương án xử lý tốt nhất. Chúc bạn sớm sở hữu nụ cười rạng rỡ và tự tin hơn trong cuộc sống, công việc!
Đừng bỏ qua:
- Review Trồng Răng Implant Chi Tiết: Có Đau Không? Độ Bền Ra Sao?
- Bảng Giá Trồng Răng Implant Trọn Gói
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!